Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 trường TH Đan Phượng năm 2020-2021

14eaf387c443e2d5c4fb00cdd28bbd8d
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 24 tháng 4 2022 lúc 18:50:14 | Được cập nhật: hôm kia lúc 15:10:19 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 31 | Lượt Download: 0 | File size: 0.022834 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐAN PHƯỢNG

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4

Năm học: 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B)

Họ và tên............................................................................. Lớp: 4 .....…....

Điểm đọc: ......... Điểm viết:.......

Điểm chung:....................

Nhận xét:.......................................

.........................................................

Giáo viên coi

(Họ tên, chữ kí)

Giáo viên chấm

(Họ tên, chữ kí)

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I .Đọc thành tiếng ( 3 điểm):

1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm phiếu ( do giáo viên chuẩn bị ) để chọn bài đọc.

2. Nội dung kiểm tra : Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 100 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm):

Niềm tin của người luôn thất bại

Với Spa- ki, việc học là một điều khó khăn. Cậu thi hỏng nhiều môn và giao tiếp một cách vụng về. Các bạn không ghét Spa- ki, nhưng cũng không thích chơi với cậu. Spa- ki là người luôn thất bại. Cả cậu, bạn bè… đều biết như vậy. Tuy vậy, Spa- ki lại có một niềm đam mê là vẽ. Cậu tự hào về các tác phẩm của mình.

Trong những năm cuối cấp, cậu nộp một số bức tranh minh họa cho biên tập viên nhưng bị trả lại bản thảo. Mặc dù vậy, Spa- ki vẫn tin rằng mình có thể trở thành một họa sĩ lớn.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Spa- ki viết thư cho hãng phim Oan Đi- xnây. Khi được đưa đề tài vẽ thử, Spa- ki đã chuyên tâm vẽ hàng loạt tranh theo yêu cầu. Một lần nữa, bản vẽ bị từ chối.

Cuối cùng, Spa- ki quyết định viết hồi kí bằng hoạt hình, kể về thời thơ ấu của một đứa con trai luôn thất bại và bị xem là kém cỏi, bất tài và nhân vật hoạt hình ấy bỗng trở nên nổi tiếng toàn thế giới.

Spa- ki, người luôn kém may mắn trong trường học và thường bị từ chối trong công việc chính là họa sĩ Sác- lơ Xcun. Ông đã tạo ra phim hoạt hình vui nhộn

“ Pi- nớt” cùng nhân vật bé nhỏ Sác- li Bờ- rao.

Theo Hạt giống tâm hồn

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt tr­ước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1(0,5 đ): Những chi tiết nào chứng tỏ Spa-ki là một cậu bé thất bại trong trường học ?

a. Học hành khó khăn, thi hỏng nhiều môn và không có bạn bè chơi cùng.

b. Giao tiếp vụng về, học tập đạt thành tích tốt.

c. Cậu không thích đi học vì luôn bị điểm kém.

Câu 2(0,75 đ): Cậu theo đuổi đam mê nào?

  1. Đam mê học Toán b. Đam mê nhạc c. Đam mê vẽ

Câu 3(0,75 đ): Những chi tiết nào chứng tỏ Spa- ki là một người kém may mắn trong công việc ?

  1. Bị từ chối hồi kí bằng hoạt hình kể về thời thơ ấu của chính mình.

  2. Bị trả lại bản thảo tranh minh họa và hãng phim Oan Đi- xnây từ chối các bản vẽ.

  3. Được nhận bản thảo tranh minh họa và hãng phim Oan Đi- xnâyđặt vẽ tranh

Câu 4(0,75 đ): Spa- ki đạt được thành công gì ?

  1. Là họa sĩ của rất nhiều tờ tạp chí nổi tiếng trên thế giới.

  2. Xuất bản hàng loạt tranh theo yêu cầu minh họa cho các bộ phim nổi tiếng.

  3. Tạo ra phim hoạt hình vui nhộn nổi tiếng thế giới“ Pi- nớt” với nhân vật Sác- li Bờ- rao được yêu mến.

Câu 5(0,75 đ). Nội dung câu chuyện trên là:

  1. Nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo và các bạn mà Spa-ki đạt được thành công.

  2. Nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình mà Spa-ki đạt được thành công.

  3. Nhờ sự tự tin, không nản chí và dũng cảm dù gặp nhiều thất bại vẫn không bao giờ từ bỏ ước mơ nên Spa-ki đạt được thành công và nổi tiếng.

Câu 6(0,5 đ). Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào? trong câu:

Spa- ki, người luôn kém may mắn trong trường học.

Câu 7(0,5 đ). Gạch một gạch dưới từ ghép, hai gạch dưới từ láy trong câu sau:

Cậu thi hỏng nhiều môn và giao tiếp một cách vụng về.

Câu 8(0,75 đ): Trong câu: “ Một đứa con trai luôn thất bại và bị xem là kém cỏi, bất tài.” có:

  1. Một tính từ. Đó là các từ. Đó là các từ:……………………………………..

  2. Hai tính từ. Đó là các từ:……………………………………………………

  3. Ba tính từ. Đó là các từ:…………………………………………………….

Câu 9( 1 đ). Gạch một gạch dưới danh từ, hai gạch dưới động từ trong câu sau:

Spa-ki nộp một số bức tranh cho biên tập viên.

Câu 10 ( 0,75 đ): Đặt một câu hỏi với từ bao giờ.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM)

I. Chính tả( 4 điểm ) : Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài :“Văn hay chữ tốt”, đoạn từ : Sáng sáng.... đến người văn hay chữ tốt. (TV 4 tập I trang 129)

II. Tập làm văn( 6 điểm ): Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2020 -2021

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

- Đọc to rõ đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng cho – 2,5 điểm.

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu cho – 0,5 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm):

Câu 1( 0,5 đ): Khoanh vào a

Câu 2( 0,75 đ): Khoanh vào c

Câu 3 ( 0,75 đ): Khoanh vào b

Câu 4( 0,75 đ): Khoanh vào c

Câu 5( 0,75 đ): Khoanh vào c

Câu 6( 0,5 đ): Gạch dưới bộ phận: luôn kém may mắn trong trường học.

Câu 7( 0,5 đ):

  • Từ ghép: giao tiếp – 0,25 đ

  • Từ láy: vụng về - 0,25 đ

Câu 8( 0,75 đ): Khoanh vào c. Các tính từ: thất bại, kém cỏi, bất tài.

  • Viết đúng mỗi tính từ cho 0,25 đ

Câu 9( 1 đ): - Danh từ: Spa-ki; bức tranh; biên tập viên

  • Động từ: nộp

  • Gạch đúng mỗi từ cho 0,25 đ

Câu 10( 0,75 đ): Đặt câu đúng với từ bao giờ, viết đúng ngữ pháp, sạch: 0,75 đ

  • Không viết hoa đầu dòng, không dùng dấu chấm hỏi, trình bày bẩn: Trừ 0,25 đ

PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đúng mẫu chữ (4 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định…trừ 0,25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn (6 điểm)

* Mở bài (0,75 điểm): + Giới thiệu được đồ vật tả.

+ Đồ vật đó có trong hoàn cảnh nào?

* Thân bài (4,5điểm):

- Tả đặc điểm bao quát bên ngoài của đồ vật: Hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc...

- Tả chi tiết các bộ phận.

- Nêu công dụng

* Kết bài : (0,75điểm)

+ Nêu được cảm nghĩ của mình về đồ vật được tả.

* Bài văn đảm bảo đ­ược các yêu cầu sau đ­ược 6 điểm:

- Viết đ­ược bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 12 câu trở lên;

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp, thể hiện được cảm xúc của mình với đồ vật ( đồ chơi)

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 5,75; 5,5; 5,25; 5; 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3,25; 3; 2,75; 2,5; 2 .......