Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD lớp 9 ĐỀ SỐ 13

200a110b2e00a0fd173b402785a86a26
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 15:39:26 | Được cập nhật: 22 tháng 4 lúc 21:06:19 | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 50 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025263 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 13

ĐỀ THI HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

Thời gian: 45 phút

TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?

A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.

B. Ba phải ai nói thế nào cũng cho là đúng.

C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cá nhân.

D. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.

Câu 2. Đối tượng nào sau đây cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Các nhà lãnh đạo, quản lí.

C. Tất cả mọi người.

D. Người lao động.

Câu 3. Cho biết biểu hiện nào sau đây là tự chủ?

A. Bị người khác rủ rê, lôi kéo.

B. Không có lập trường rõ ràng trước các sự việc.

C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động.

D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp.

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Chăm chú nghe thầy, cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

B. Nói tự do khi thầy cô đang giảng bài.

C. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt.

D. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.

Câu 5. Trường hợp nào sau đây cần phê phán?

A. Góp ý để hoàn thiện nội quy, quy định của tập thể.

B. Tôn trọng nội quy của lớp, của trường.

C. Không phê phán sai lầm của người khác trước tập thể.

D. Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, bôi nhọ người khác.

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.

B. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

C. Sống khép mình mới tránh được xung đột.

D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng.

Câu 7. Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?

A. Tăng cường chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt.

B. Tăng cường sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia.

C. Xâm lấn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc khác.

D. Kích động để chia rẽ các giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Thiếu lịch sự tế nhị với người nước ngoài.

C. Kì thị tôn giáo phân biệt chủng tộc.

D. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

Câu 9. Nhà nước ta luôn khẳng định: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của:

A. Các nước trong khu vực.

B. Tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.

C. Một số nước bạn bè trên thế giới.

D. Các nuớc xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được:

A. xếp hạng là di tíc lịch sử

B. thế giới công nhận là di sản văn hóa

C. trưng bày trong các bảo tàng

D. truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Câu 11. Những hành vi nào thể hiện tính năng động, sáng tạo?

A. Trong các môn học Ngữ văn, N thường đem bài tập Toán ra làm.

B. Do khó khăn, anh An cho rằng làm bất cứ việc gì để tăng thu nhập.

C. Trong học tập, bao giờ An cũng chỉ làm theo những lời thầy cô nói.

D. Khi cô giáo giảng bài, có điều gì không hiểu Thắng thường hỏi ngay.

Câu 12. Việc làm nào sau đây thể hiện có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong thời gian nhất định.

B. Sản phẩm được làm ra trong thời gian ngắn.

C. Sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức.

D. Sản phẩm làm ra có giá trị trong thời gian không xác định.

Câu 13. Hành vi nào sau đây trái với chí công vô tư?

A. Giải quyết công việc dựa trên lợi ích cá nhân.

B. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

C. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược với lợi ích tập thể.

D. Luôn luôn hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.

Câu 14. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

A. Luôn hành động theo ý mình.

B. Sống đơn độc, khép kín.

C. Luôn bị người khác lôi kéo.

D. Biết tự quyết định công việc.

Câu 15. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, chúng ta cần làm tốt yêu cầu nào sau đây?

A. Vi phạm nội quy của trường, lớp.

B. Thực hiện tốt Điều lệ của Đội, Đoàn.

C. Không tham gia các hoạt động của tập thể.

D. Bao che cho bạn khi bạn mắc khuyết điểm.

Câu 16. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mình.

B. Dùng thương lựợng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân

C. Sống khép mình để không mâu thuẫn với người khác.

D. Khoan dung với mọi người xung quanh.

Câu 17. Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình?

A. Bồ câu.

B. Hải âu.

C. Bồ nông.

D. Đại bàng.

Câu 18. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là?

A. Quan hệ không bình đẳng giữa nước này với nước khác.

B. Quan hệ không thường xuyên giữa nước này với nước khác.

C. Quan hệ giữa các nước láng giềng chỉ vì lợi ích kinh tế.

D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 19. Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới:

A. phụ thuộc lẫn nhau.

B. tập hợp đồng minh.

C. cùng nhau hợp tác và phát triển.

D. tạo thành những phe phái đối đầu nhau.

Câu 20. Hợp tác cùng phát triển là?

A. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để đạt được mục đích của mình.

B. Cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.

C. Tụ họp thành nhóm để chống lại người khác không ủng hộ mình.

D. Lôi kéo, liên kết với nhau để làm những việc mờ ám.

Câu 21. Việc làm nào dưới đây không phải là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tham gia các lễ hội truyền thống.

B. Xem bói để biết trước các sự việc sẽ xảy ra.

C. Thờ cúng tổ tiên.

D. Đi thăm các đền chùa, các di tích.

Câu 22. Sự năng động, sáng tạo mang lại cho chúng ta lợi ích nào?

A. Giúp ta trở nên nổi tiếng.

B. Không làm việc mà vẫn có kết quả tốt.

C. Dám làm mội việc để đạt được mục đích của mình.

D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.

Câu 23. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ mang lại cho người lao động và xã hội lợi ích nào?

A. Không tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.

B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.

C. Có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

D. Tiêu diệt được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.

Câu 24. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần phải tránh những điều nào sau đây?

A. Buông lỏng kỉ luật lao động.

B. Lao động tự giác, sáng tạo.

C. Làm việc năng động, sáng tạo.

D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề.

Câu 25. Câu nói của Bác Hồ :“ Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ” là nói về nội dung nào sau đây?

A. Pháp luật và kỉ luật

B. Tôn trọng người khác.

C. Tôn trọng lẽ phải.

D. Chí công vô tư.

Câu 26. Chủ trương nào sau đây thể hiện tính dân chủ?

A. Miễn giảm học phí cho những học sinh khó khăn.

B. Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.

C. Giảm thiểu tai nạn giao thông.

D. Xóa nhà tạm cho người nghèo.

Câu 27. Trường của Nga tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao Thanh không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng tới học tập.

Em có tán thành với ý kiến đó của Thanh không?

A. Em không tán thành vì việc làm đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc với nhau.

B. Thanh nói như vậy là đúng, nhiệm vụ chính của học sinh bây giờ là học tập.

C. Làm gì là việc của Thanh không ai có quyền đưa ra ý kiến.

D. Thông báo với giáo viên chủ nhiệm đưa ra hình thức kỉ luật Thanh.

Câu 28. Trong giờ học môn Giáo dục công dân Minh thường mang bài môn Toán ra để làm bài tập vì nghĩ rằng môn này quan trọng hơn. Nam thấy vậy cũng làm theo vì cho rằng đó là cách làm việc có năng suất.

Em có tán thành với ý kiến đó không?

A. Có. Vì hai bạn làm như vậy là tiết kiệm thời gian.

B. Không, hai bạn làm như vậy là sai.

C. Hai bạn đang học một cách có năng suất.

D. Học như thế nào là quyền của Minh và Nam.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm): Học xong bài “Hợp tác cúng phát triển”, bạn A và B tranh luận với nhau. A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển được. Bạn B cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ như mình. Theo bạn B, nếu hợp tác với những người giỏi hơn hoặc kém hơn sẽ không có sự hợp tác bình đẳng.

Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Câu 2. (2,0 điểm):

Tình huống:

An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống dân thống dân tộc của Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn truyền thống đáng tự hào nào đâu?”

a/ Em có đồng ý với An không? Vì sao?

b/ Em sẽ nói gì với An?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án A C D A D A B
Câu 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D B D D C A D
Câu 15 16 17 18 19 20 21
Đáp án B C A D C B B
Câu 22 23 24 25 26 27 28
Đáp án D C A D B A B

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu Đáp án Điểm

1

(1,0 điểm)

Các ý kiến trên đều phiến diện và không đầy đủ. Trong học tập và công việc, chúng ta cần phải có sự hợp tác với tất cả mọi người vì bất kì người nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay lẫn nhau để cùng phát triển, 1,0

2

(2,0 điểm)

a/ Em không đồng ý với ý kiến của An

Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý của An)

b/ Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc mà chúng ta còn có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thủy chung, .... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn phát huy những truyền thống đó.

1,0

1,0