Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 9 trường THCS Ninh Sơn năm 2017-2018

53ca1761e9cf4947c8c068239cbbcc61
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 26 tháng 5 2022 lúc 16:18:00 | Được cập nhật: 10 giờ trước (9:48:10) | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 31 | Lượt Download: 0 | File size: 0.071168 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Dạng đề 1:

PHÒNG GD&ĐT TP NINH BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS NINH SƠN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

Môn : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9

Năm học: 2017 – 2018

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 8điểm )

Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất :

Câu 1 : Người có đức tính tự chủ là người:

A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.

B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê.

Câu 2: Hành vi nào sau đây Không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với HS nước ngoài.

B. Thiếu lịch sự với người nước ngoài.

C. Tổ chức quyên góp, ủng hộ các nước bị thiên tai.

D. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình ?

  1. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn

  2. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết

  3. Sống khép mình mới tránh được xung đột

  4. Cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư?

A. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. B. Cái khó ló cái khôn

C. Quân pháp bất vị thân. D. Uống nước nhớ nguồn.

Câu 5 : Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN) vào năm nào?

A. 28.7.1994 C. 28.7.1996

B. 28.7.1995 D. 28.7.1997

Câu 6 :Việt Nam là thành viên của các tổ chức Quốc tế nào?

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á( ASEAN), tổ chức y tế thế giới( WHO).

B. Chương trình phát triển liên hợp quốc( UNDP)

C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc ( UNICEF), tổ chức thương mại thế giới

( WTO).

D. Cả A, B, C.

Câu 7 : Trong những việc làm sau đây, việc làm nào biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Luôn cố gắng trong học tập để không ngừng tiến bộ.

B. Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

C. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

D. A, B, C.

Câu 8 : Những ý kiến nào dưới đây là đúng về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tình hữu nghị giữa các dân tộc là quan hệ bạn bè thân thiện, tôn trọng nhau giữa nước này với nước khác.

B. Xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.

C. Quan hệ giữa các nước trên thế giới chỉ là quan hệ xã giao, không có cơ sở bền chặt.

D. Mỗi người cần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Câu 9 : Những thái độ và hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tìm hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

B.Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử - văn hóa.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 10 : Người năng động, sáng tạo là người:

A.Luôn làm theo chỉ dẫn.

B.Luôn nghĩ ra các mới.

C.Luôn có ý tưởng độc đáo, đem lại hiệu quả cao.

D. Luôn thay đổi kế hoạch.

Câu 11 : Làm viêc năng suất, chất lượng, hiệu quả là:

A. Tạo ra nhiều sản phẩm.

B. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao.

C. Tạo ra ít sản phẩm nhưng có giá trị cao.

D. Tạo ra sản phẩm có giá trị.

Câu 12 : Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A.Trong gia đình, người em luôn được phần nhiều hơn anh( chị).

B. Cha mẹ đối xử với con trai và con gái như nhau.

C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.

D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải chí công vô

Câu 13 : Mục đích chiến tranh chính nghĩa?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên.

C. Chống xâm lược từ quốc gia khác.

D. Cả A, B, C.

Câu 14: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường?

A. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ.

B. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn.

C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch.

D. Một nhóm HS tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường

Câu 15: Em tán thành quan điểm nào sau đây về khả năng sáng tạo của con người ?

A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được.

B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của các thiên tài.

C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sáng tạo.

D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người

Câu 16: Câu nào sau đây thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay?

A. Là thanh niên phải biết chơi hết mình, làm hết mình.

B. Là thanh niên là phải biết hưởng thụ.

C. Là thanh niên ngoài lợi ích và sự tiến bộ của bản thân, phải biết cống hiến cho quê hương, đất nước.

D. Là thanh niên phải biết làm giàu và phấn đấu để có địa vị cao trong xã hội

PHẦN II : Tự luận ( 2điểm ).

Tính năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay ?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.

PHẦN I :Trắc nghiệm ( Mỗi ý trả lời đúng 0.5 điểm )

Câu 1: A Câu 9: B

Câu 2: D Câu 10: C

Câu 3: B Câu 11:B

Câu 4: C Câu 12: B

Câu 5: B Câu 13: D

Câu 6 : D Câu 14: C

Câu7 : D Câu 15: D

Câu 8:A Câu 16: C

PHẦN II: Tự luận (2điểm).

Ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo :

- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện nay.Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.(1.0 điểm)

- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.(1.0 điểm)