Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 trường THCS Trương Văn Ngư năm 2018-2019

e2a9297f3a8c678526f7aeaaa9402c20
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 26 tháng 5 2022 lúc 16:04:44 | Được cập nhật: 15 tháng 4 lúc 13:37:20 | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 27 | Lượt Download: 0 | File size: 0.32512 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN NGƯ

HỌ VÀ TÊN: _________________________

LỚP: ________Ngày tháng 3 năm 2018

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

MÔN : GDCD – KHỐI 9

Thời gian làm bài:45 phút (không kể chép đề)

"…………………………………………………………………………………………………

ĐIỂM

LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Câu 1: (3.0 điểm)

a) Trong các hình 1,2,3,4 hình nào thể hiện sự bình đẳng và hình nào thể hiện sự bất bình đẳng trong hôn nhân? (1 điểm)

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

b ) Hình 5 nêu lên hiện tượng gì trong hôn nhân? Em có đồng tình với hiện tượng đó không? Vì sao? (1 điểm)

c) Hãy nêu một số quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân đối với công dân Việt Nam? (1 điểm)

Hình 5

Câu 2: (3.0 điểm)

Do lười lao động nhưng thích có tiền tiêu xài, 4 đối tượng Duy, Huy, Vinh và Phương đã dùng vũ lực tấn công người khác cướp 1 điện thoại. Sau đó, 4 đối tượng trên cướp tiếp 1 cặp học sinh, trong đó có máy tính Casio và tập sách trị giá 533.000 đồng. Tòa án đã tuyên phạt các đối tượng trên từ 3 năm 6 tháng đến 5 năm 6 tháng tù về tội "Cướp tài sản"

(Theo Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh)

a) Em có suy nghĩ gì về những người chuyên cướp giật tài sản người khác để tiêu xài? (1 điểm)

b) Em hãy cho biết lao động là gì? Theo em, nếu thiếu lao động, con người có thể tồn tại và xã hội có thể phát triển được không? Vì sao? (2 điểm)

Câu 3: (2.0 điểm)

Gia đình bà A mở cửa hàng ăn uống (có giấy phép kinh doanh) nhưng bà lại bán cả mặt hàng vật liệu xây dựng. Theo em bà A có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì đó là vi phạm quy định gì? Hãy kể thêm 2 hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước về kinh doanh mà em biết.

Câu 4: (2.0 điểm)

Tình huống: Bà Tư mở quán ăn, mướn người giúp việc, con Bà Tư bảo “ chọn người siêng năng, nhiệt tình thì làm việc mới trôi chảy”. Bà Tư nghĩ một lúc rồi quyết định thuê bé Na 14 tuổi vào làm ở quán của mình . Bà nói “ Trẻ em làm việc mới siêng năng, nó không nhiều chuyện và nó sợ mình, bắt nó làm thêm chút cũng không sao” . Em có đồng tình với việc làm của bà Tư không ? Vì sao.

BÀI LÀM

_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI 1 TIẾT - HỌC KÌ 2 - LỚP 9

Câu

Đáp án gợi ý

Điểm

1

(3đ)

1) - Hình ảnh thể hiện sự bình đẳng: 2,3:

- Hình ảnh thể hiện sự bất bình đẳng: 1,4

2) - Hiện tượng bạo hành (bạo lực) gia đình (Học sinh giải thích khác mà đúng vẫn cho điểm)

- Không đồng tình

- Vì: Đó là hành động xâm phạm đến sức khỏe, danh dự thậm chí là tính mạng của người khác, thể hiện sự thiếu tôn trọng và bất bình đẳng trong gia đình (Học sinh giải thích khác mà đúng vẫn cho điểm)

3) * Một số quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân của công dân:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo hoặc không có tôn giáo; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, đều được pháp luật bảo vệ.

- Vợ chồng phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình

- Tôn trọng danh dự và nghề nghiệp của nhau.

1.0

1.0

1.0

2

(3đ)

1)- Đó là những người lười lao động thích hưởng thụ, chiếm đoạt tài sản là công sức của người khác (thậm chí có thể gây tai nạn chết người) cần bị pháp luật xử lý.

(Học sinh giải thích khác mà đúng vẫn cho điểm)

2) * Lao động là:

- Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Hoạt động quan trọng nhất của con người, quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại

* Nếu thiếu lao động con người và xã hội không thể tồn tại và phát triển. Vì: không ai lao động tạo ra lương thực - thực phẩm, các công trình xây dựng (bệnh viện, trường học, đường sá…), khoa học – công nghệ… thì con người khó có thể tồn tại và xã hội không thể phát triển.

(Học sinh giải thích khác mà đúng vẫn cho điểm)

1.0

2.0

3

(2đ)

a/ Có (0.5 đ) – Kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép (0.5 đ)

b/ - Buôn lậu, trốn thuế. Sản xuất buôn bán hàng giả

2

4

(2đ)

- Em không đồng tình (1.0), vì việc thuê bé Na 14 tuổi vào làm là sai quy định của pháp luật Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. (1.0)

2.0

TỔNG CỘNG

10

HẾT