Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 trường THCS Thành Nhất năm 2019-2020

9dd36ea7646fd494dda8d89188de7d0c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 26 tháng 5 2022 lúc 7:57:17 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 0:43:51 | IP: 113.189.68.193 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 34 | Lượt Download: 0 | File size: 0.028949 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT TP. BUÔN MA THUỘT

TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT

TIẾT 9- BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT

MÔN GDCD 8 (2019 – 2020)

I.MỤC TIÊU KIỂM TRA

1. Kiến thức:

- Biết thế nào là liêm khiết

- Hiểu được ý nghĩa của việc học tập những tấm gương liêm khiết.

- Biết được tình bạn là gì.

2. Kỹ năng:

- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

- Xử lí tình huống.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính tự giác trong giờ kiểm tra

- Có ý thức giữ chữ tín

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 70% tự luận, 30% trắc nghiệm khách quan.

III. MA TRẬN ĐỀ:

Cấp độ

chủ đề

Nhậnbiết

Thônghiểu

Vậndụng

Tổngsố

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ TL

Chủ đề 1

Tôn trọng lẽ phải

Biết được biểu hiện tôn trọng lẽ phải

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

C1,3,4,5

2

20%

04

2

20%

Chủ đề 2

Liêm khiết

Biết biểu hiện của liêm khiết. Hiểu, biết được ý nghĩa của liêm khiết .

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

C2

0.5

5%

C7

3.0

30%

02

3.5

35%

Chủ đề 3

Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh

Biết biểu hiện của tình bạn trong sáng Biết được tình bạn là gì Biết tự liên hệ bản thân

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

C6

0.5

5%

C8

2.0

20%

C9

2.0 20%

03

4.5

45%

Tổng số câu

Tổngsố điểm

Tỷ lệ %

06

3.0

30%

01

2.0

20%

1

3.0

30%

1

2.0

20%

09

10.0

100%

IV. ĐỀ BÀI: ĐỀ BÀI:

I/ Trắc nghiệm:(3.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:
A. Thích việc gì làm việc đó.
B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.
c. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.
D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.
Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:
A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.
B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:
A. Nói phải củ cải cũng nghe.
B. Ăn có mời làm có khiến.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Áo rách cốt cách người thương.
Câu 4: Hành vi không tôn trọng người khác là:
A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.
B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Lắng nghe ý kiến mọi người.
Câu 5: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:
A. Phê phán việc làm sai.
B. Không dám nói sự thật.
C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.
D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.
Câu 6: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.
D. Không thầy đố mày làm nên.

II/Tự luận:(7.0 điểm)

Câu 7 (3.0 điểm)

a. Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?

b.Theo em, trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương liêm khiết có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8: (2.0 điểm) Em đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao?
Sự đoàn kết trong nhóm, trong đó không bao giờ người này chống đối lại người khác, luôn luôn tán thành, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng che chở cho các thành viên trong nhóm. Đó mới là tình bạn thật sự.

Câu 9: (2.0 điểm)

a.Tình bạn là gì?

b. Em hãy tự liên hệ bản thân có những biểu hiện gì tốt và chưa tốt trong quan hệ tình bạn.

V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:

Câu Nội dung chấm Điểm

Câu

1,2,3,

4,5,6

3.0 điểm

- Câu 1: C

- Câu 2: D

- Câu 3: A

- Câu 4: C

- Câu 5: B

- Câu 6: D

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 7

3.0 điểm

- Khái niệm liêm khiết: Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.

Ý nghĩa:

- Chúng ta sống trong thời mở cửa, con người dễ chạy theo những nhu cầu vật chất và bị sa ngã, đi vào con đường tội lỗi như tham ô, hối lộ, trộm cắp...

- Sông liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch tốt đẹp hơn.

1.0

1.0

1.0

Câu 8

2.0 điểm

Em không đồng ý với ý kiến này.

bởi vì: Mỗi người chúng ta ai cũng có những thiếu sót, sai lầm, mắc những khuyết điểm mà chúng ta có thể không nhận thấy, nếu là một người bạn thật sự thì phải chỉ ra cho bạn biết để bạn sửa chữa để ngày một tốt hơn chứ không nên bao che cho bạn.

1.0

0.5

0.5

Câu 9

2.0 điểm

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

- Những biểu hiện tốt: Tôn trọng bạn, chân thành với bạn, không phân chia bè phái gây mất đoàn kết, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn...

- Những biểu hiện chưa tốt: Bao che khuyết điểm cho ban, trêu chọc bạn, không giữ lời hứa với bạn...

1.0

0.5

0.5

HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ

ĐOÀN THỊ HẢO

PHÒNG GD -ĐT TP. BUÔN MA THUỘT ĐỀ KIỂM TRA 45’ – TIẾT 9 – TUẦN 9

TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT MÔN: GDCD 8 (2019 – 2020)

Họ và tên:...............................................

Lớp ……………………….

Điểm Lời phê của thầy, cô giáo Chữ ký GV coi KT (ghi rõ họ tên)

ĐỀ BÀI:

I/ Trắc nghiệm:(3.0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hành vi tôn trọng lẽ phải là:
A. Thích việc gì làm việc đó.
B. Không dám đưa ra ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích đúng sai và tiếp thu những điểm hợp lí.
D. Không làm mất lòng ai, gió chiều nào theo chiều ấy.
Câu 2: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là:
A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.
B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.
C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.
D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Câu 3: Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là:
A. Nói phải củ cải cũng nghe.
B. Ăn có mời làm có khiến.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Áo rách cốt cách người thương.
Câu 4: Hành vi không tôn trọng người khác là:
A. Cảm thông khi người khác gặp điều bất hạnh.
B. Đi nhẹ nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Bình phẩm mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Lắng nghe ý kiến mọi người.
Câu 5: Hành vi không tôn trọng lẽ phải là:
A. Phê phán việc làm sai.
B. Không dám nói sự thật.
C. Chấp nhận sự thiệt thòi về mình để bảo vệ chân lí.
D. Chấp hành nội quy nơi mình ở.
Câu 6: Câu tục ngữ không nói về tình bạn là:
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
C. Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn.
D. Không thầy đố mày làm nên.

II/Tự luận:(7.0 điểm)

Câu 7 (3.0 điểm)

a. Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?

b.Theo em, trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương liêm khiết có ý nghĩa như thế nào?

Câu 8: (2.0 điểm) Em đồng ý với ý kiến sau không? Vì sao?
Sự đoàn kết trong nhóm, trong đó không bao giờ người này chống đối lại người khác, luôn luôn tán thành, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng che chở cho các thành viên trong nhóm. Đó mới là tình bạn thật sự.

Câu 9: (2.0 điểm)

a.Tình bạn là gì?

b. Em hãy tự liên hệ bản thân có những biểu hiện gì tốt và chưa tốt trong quan hệ tình bạn.

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………./.