Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 1 Sử 10 trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi

0836d9fc0baf59fcdb93cd283ee5c9f9
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 7 2022 lúc 10:48:23 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 3:39:28 | IP: 2001:ee0:4bad:f730:54b7:8f4a:950b:f6f2 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 55 | Lượt Download: 0 | File size: 0.031181 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi

KIỂM TRA 1 TIẾT, SỬ 10 - Đề : 01

Họ & Tên:………………………………………., Lớp 10C1 Điểm:

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)

Ghi các đáp án đã chọn vào các ô tương ứng dưới đây :

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ.án

Câu 1. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai

Câu 2. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

Câu 3. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Các bức chạm nổi, phù điêu B. Các tháp Chăm C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.(Quảng Nam) D. Phố cổ Hội An

Câu 4. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công B. Chăn nuôi rất phát triển

C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Câu 5. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

A. Có chữ viết từ sớm B. ở nhà sàn, ăn trầu và sùng tín Phật giáo

C. có tục nhuộm răng, xăm mình D. chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

Câu 6. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa D. Nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận.

Câu 7. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng

B. Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Câu 8. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta. B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. D. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước.

Câu 9. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật B. Quốc triều hình luật C. Hình thư D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 10. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

B. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Câu 11. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt B. Trần Thủ Độ C. Trần Hưng Đạo D. Trần Thánh Tông

Câu 12. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

A. Phật giáo      B. Nho giáo C. Đạo giáo      D. Kitô giáo

Câu 13. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là

A. Đại Việt sử kí B. Lam Sơn thực lục C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược

Câu 14. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút. C. Trận Chi Lăng – Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 15. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 16. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt B. Chi Lăng – Xương Giang C. Ngọc Hồi – Đống Đa D. Sông Bạch Đằng

Câu 17. Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam triều – Bắc triều. B. Vua Lê – Chúa Trịnh. C. Đàng Ngoài – Đàng Trong. D. Họ Trịnh – họ Nguyễn.

Câu 18. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ. B. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ. D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ

Câu 19. Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV.

  1. kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

  2. kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

  3. kháng chiến chống Tống thời Lí.

  4. khởi nghĩa Lam Sơn.

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4,1. C. 1,3,2,4. D. 3,2,4,1.

Câu 20 . Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

A. Nam quốc sơn hà . B. Bình Ngô đại cáo. C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng.

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Câu 1. (4.0đ) Trình bày những nét chính về phong trào nông dân Tây Sơn. Theo em, phong trào nông dân Tây Sơn đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc?

Trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi

KIỂM TRA 1 TIẾT, SỬ 10 - Đề : 02

Họ & Tên:………………………………………., Lớp 10C1 Điểm:

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)

Ghi các đáp án đã chọn vào các ô tương ứng dưới đây :

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ.án

Câu 1. Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

A. Vua Lê – Chúa Trịnh. B. Đàng Ngoài – Đàng Trong. C. Họ Trịnh – họ Nguyễn. D. Nam triều – Bắc triều.

Câu 2. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

C. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước D. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc

Câu 3. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

A. Có chữ viết từ sớm B. có tục nhuộm răng, xăm mình

C. ở nhà sàn, ăn trầu và sùng tín Phật giáo D. chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

Câu 4. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. B. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ. D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ

Câu 5. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng

B. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

C. Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Câu 6. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai

Câu 7. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật B. Hình thư C. Quốc triều hình luật D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 8. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là

A. Đại Việt sử kí B. Lam Sơn thực lục C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược

Câu 9. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Trần Thủ Độ B. Trần Hưng Đạo C. Lý Thường Kiệt D. Trần Thánh Tông

Câu 10. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính B. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân

C. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

Câu 11. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút. C. Trận Chi Lăng – Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 12. Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

A. Bình Ngô đại cáo. B. Hịch tướng sĩ. C. Phú sông Bạch Đằng. D. Nam quốc sơn hà .

Câu 13. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

B. Thiết lập vương triều Tây Sơn

C. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 14. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C. Nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận. D. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa

Câu 15. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt B. Ngọc Hồi – Đống Đa. C. Chi Lăng – Xương Giang D. Sông Bạch Đằng

Câu 16. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Các bức chạm nổi, phù điêu B. Các tháp Chăm C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.(Quảng Nam) D. Phố cổ Hội An

Câu 17. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

A. Nho giáo B. Đạo giáo     C. Phật giáo         D. Kitô giáo

Câu 18. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm

B. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Câu 19. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

A. Chăn nuôi rất phát triển B. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công

C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Câu 20. Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV.

1. kháng chiến chống Tống thời Lí.

2. kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

3. khởi nghĩa Lam Sơn.

4. kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

A. 1,2,3,4. B. 2,1,4,3. C. 1,3,2,4. D. 3,2,4,1.

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Câu 1. (4.0đ) Trình bày những nét chính về phong trào nông dân Tây Sơn. Theo em, phong trào nông dân Tây Sơn đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc?

Ma trận và đáp án.

THIẾT LẬP MA TRẬN

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng
TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Số tiết: 4 tiết

Biết được những nên văn hóa tiêu biểu trên đất nước ta.

Hiểu được tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Hiểu được những nét độc đáo và ý nghĩa trong các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời kì Bắc thuộc.

So sánh được những nét tương đồng trong đời sống văn hóa và kinh tế của các quốc gia cổ trên đất nước ta.

TS câu: 8

Số điểm: 2,4

Số câu: 4

Số điểm: 1,2

Tỷ lệ: 12 %

Số câu: 3

Số điểm: 0,9

Tỷ lệ:9 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,3

Tỷ lệ: 3 %

24%

2. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Số tiết: 4 tiết

.Biết được các triều đại, luật pháp, tư tưởng, tôn giáo, các cuộc kháng chiến của nước ta từ thế kỉ X - XV

Hiểu được chiến thuật độc đáo qua các cuộc kháng chiến từ thế kỉ X – XV.

TS câu: 7

Số điểm: 2,1

Số câu: 5

Số điểm: 1,5

Tỷ lệ:15 %

Số câu: 2

Số điểm: 0,6

Tỷ lệ: 6 %

21%

3. Việt Nam từ thế XVI đến thế kỉ XVIII

Số tiết: 3 tiết

Biết được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Nêu được những nét chính về các cuộc kháng chiến vào nửa sau thế kỉ XVIII

Trình bày được chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Trình bày được những nét chính về phong trào nông dân Tây Sơn Đánh giá được công lao của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc

TS câu: 6

Số điểm: 5,5

Số câu: 4

Số điểm: 1,2

Tỷ lệ: 9 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,3

Tỷ lệ:3 %

Số câu: 1

Số điểm: 2,3

Tỷ lệ:23 %

Số câu: 1

Số điểm: 1,7

Tỷ lệ:17 %

55%

TS câu: 21

Số điểm: 10 điểm

Số câu: 13

Số điểm: 4,3

Tỷ lệ: 43 %

Số câu: 7

Số điểm: 4,0

Tỷ lệ:40 %

Số câu: 1

Số điểm: 0,3

Tỷ lệ: 3%

Số câu: 1

Số điểm: 1,7

Tỷ lệ: 17%

100%

Lưu ý: mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,3 điểm.

Đáp án

Trắc nghiệm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ.án B C C A B C C C C A A A A B B C A B C A

Đề 01.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ.án D D C A B B B A C A B D C D B C C B B B

Đề 02.

Tự luận.

Câu 1. 4,0 điểm
  • Đến giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, và Đàng Trong khủng khoảng sâu sắc, nhân dân cực khổ, có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra…

  • Năm 1771, một phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra ở ấp Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo…

  • Sau nhiều năm chiến đấu nghĩa quân đánh đổ chúa Nguyễn làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.

  • Một nhiệm vụ mới được đặt ra, tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo đất nước…

  • Trong những năm 1786 – 1788 , phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

  • Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn