Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Sử lớp 10 ĐỀ SỐ 1

9dcd260166e5f06e0c7d2e67663ba2ab
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:21:55 | Được cập nhật: 17 tháng 4 lúc 8:50:01 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 62 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021012 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn LỊCH SỬ LỚP 10

Thời gian: 45 phút

A - TRẮC NGHIỆM: (4 đ)

1. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

A. Đó là “những con người vĩ đại’’ B. Đó là “những con người thông minh”

C. “Đó là những con người xuất chúng” D. Đó là “những con người khổng lồ”

2. Nước nào là quê hương cảu phong trào Văn hoá phục hưng?

A. I-ta-li-a B. Đức C. Hà Lan D. Pháp

3. Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

A. Khoa học- xã hội nhân văn B. Tôn giáo

C. Khoa học kĩ thuật D. Giá trị con người và tự do cá nhân

4. Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

A. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại

B. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại

C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá

D. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản

5. Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?

A. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây

D. Phát hiện ra châu Đại Dương

C. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới

D. Phát hiện ra châu Mĩ

6. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

A. Ấn Độ và các nước phương đông B. Trung Quốc và các nước phương Đông

C. Nhật Bản và các nước phương Đông D. Ấn Độ và các nước phương Tây

7. Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc noà xâm chiếm?

A. Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm B. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm

C. Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm D. Bị bộ tộc Giéc-man xâm và Hung –nô xâm chiếm

8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

A. Ăng co Vát B. Ăng co Thom C. Thạt Luổng D. Bay-on.

9. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- phu- chia kéo dài từ thế kỉ I đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thình đạt B. Thời kì Ăng –co C. Thời kì hoàng kim D. Thời kì Bay-on

10. Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?

A. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng

C. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội

D. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước

11. Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ thương hội B. Thúc đẩy hoạt động thương mại

C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển D. Chống lại các thế lực phong kiến

12. Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

A. Bỏ trốn vào rừng B. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa

C. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau

D. Nhẫn nhục chịu đựng

13. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

  1. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất

  2. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa

  3. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức giã man

  4. Tất cả các ý trên đều sai

14. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A. Giai cấp nông dân tự do B. Giai cấp nông nô

C. Giai cấp nô lệ D. Lãnh chúa phong kiến

15. Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

A. Lãnh chúa và nông dân tự do B. Giai cấp nông nô

C. Lãnh chúa và nông nô D. Địa chủ và nông dân

16. Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?

A. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma

B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma

C. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma

D. Tất cả đều sai

B - TỰ LUẬN: ( 6 đ )

Câu 1: Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Biểu hiện. Kể tên các quốc qia Đông Nam Á hiện nay?

Câu 2: Nguyên nhân ra đời, tổ chức và vai trò của thành thị trung đại?

-----------------------------------------------

ĐÁP ÁN SỬ 10

A - TRẮC NGHIỆM: ( 4 đ )

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Chọn D A D D D A A C B A B C B B C C

B - TỰ LUẬN: ( 6 đ )

Câu 1:

- Từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.

- Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầy thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia Đông Nam Á:

+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

+ Thế kỷ XIV thống nhất lập vương quốc Thái.

+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

- Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:

+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

- Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia: VIỆT NAM, LÀO, CAMPUCHIA, MIANMA, BRUNÂY, ĐÔNG KIMO, THÁI LAN, INĐÔNẾSIA, MALAYSIA, PHILIPPIN, SINGAPO.

Câu 2:

- Nguyên nhân thành thị ra đời:

+ Thị trường buôn bán tự do.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

+Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Tổ chức:

+ Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

+ Họ tập trung trong các phường hội và đặt ra các phường quy nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; bảo vệ quyền lợi những người cùng ngành nghề; chống lại sự áp bức bóc lột của lãnh chúa.

+ Tổ chức hội chợ buôn bán trao đổi sản phẩm.

- Vai trò thành thị:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền.

+ Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu, mở mang tri thức cho con người.

----------------------------------