Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Sơn La, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:44:58 | Được cập nhật: hôm qua lúc 5:22:23 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 2451 | Lượt Download: 88 | File size: 0.37372 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT SƠN LA
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
ĐỀ ĐỀ XUẤT

(Đề thi gồm 04 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019

Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học tế bào
1. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroit phổ
biến trên màng sinh chất của tế bào động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác dụng
của steroit đó trong màng sinh chất.
b. Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit này còn có
vai trò gì trong tế bào?

Hình 1: Steroit
2. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc
không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền,
người ta tạo được hai phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng
ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt
tính giống nhau không ? Tại sao?
Câu 2: ( 2 điểm) ( Cấu trúc TB)
a.Lông và roi uốn cong như thế nào?
b.Nếu người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển
động được thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng như tim không ở đúng
phía của cơ thể. Dị tật này có cơ sở di truyền, cho biết di tật do nguyên nhân gì?
c. Cấu trúc thành tế bào có vai trò sinh trưởng tế bào.Em hãy giải thích và chứng minh
điều đó?
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật?
Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối của quang hợp? Nếu sử dụng CO 2 có
18
O làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản phẩm nào của quang
hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối hoàn toàn
có thể lấy từ quá trình hô hấp?

Câu 4 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H + ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực
vật?
c. Tại sao nếu không có oxi thì sự tổng hợp ATP trong
ti thể của tế bào bị đình trệ? Trong phương trình tổng
quát của quá trình hô hấp, O2 cuối cùng có mặt trong
CO2 hay H2O? Giải thích.
Câu 5 (2 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong
truyền tin tế bào.

Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá
trình truyền tin của tế bào.
2. Làm thế nào để phân biệt 2 mẫu mô chứa tinh bột và glycogen đã nghiền nát? Giải thích
phương pháp nhận biết đó?
Câu 6 (2 điểm): Phân bào
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Trong chu kì tế bào có sự tham gia của nhân tố điều chỉnh, là phức hệ prôtêin gọi là
cyclin- Cdk (cyclin dependant kinase).
a. Mối quan hệ giữa Cyclin và Cdk được thể hiện như thế nào?
b. Ở tế bào động vật có vú sử dụng nhiều loại cyclin tham gia điều chỉnh hoạt tính Cdk
(như cyclin A, B, D, E). Hãy phân biệt thời điểm hình thành, thời gian tồn tại và vai trò
của prôtêin cyclin A và cyclin B trong quá trình phân bào.
Câu 7 (2 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
Có 2 ống nghiệm A và B, đều chứa cùng một loại môi trường nuôi cấy lỏng có nguồn
cacbon là glucôzơ. Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số lượng vi khuẩn E.
coli bằng nhau, sau đó nâng pH trong ống A lên mức pH = 8,0 và hạ pH trong ống B
xuống mức pH = 4,0.

a. Sau cùng một thời gian, giá trị pH trong mỗi ống nghiệm thay đổi như thế nào? Giải
thích.
b. Số lượng E. coli trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thay đổi như thế nào? Giải
thích.
c. Trình bày các thí nghiệm để chứng minh sự thay đổi lượng glucôzơ trong môi trường
nuôi cấy ở ống nghiệm B.
Câu 8 (2 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của VSV
1. Có 2 môi trường nuôi cấy A và B, mỗi môi trường có các loại vi khuẩn khác nhau sinh
trưởng bình thường. Thêm vào mỗi môi trường một ít lizozim, sau một thời gian thấy ở B
số lượng vi khuẩn tăng lên, ở A số lượng vi khuẩn không tăng. Có kết luận gì về 2 loại vi
khuẩn ở A và B?
2. Hãy giải thích tại sao:
a. Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất có tính axit hay kiềm vẫn
sinh trưởng được trong môi trường đó?
b. Nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh trong
khi chúng chỉ thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng?
Câu 9 (2 điểm): Virut
1. Virut tồn tại trên Trái Đất hàng tỉ năm nhưng chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn
chưa có lời giải đáp. Hiện nay có những giả thuyết nào về nguồn gốc của virut?
2. Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng tại sao
trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài?
Câu 10 (2 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Nêu sự khác nhau giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát.
2. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức miễn dịch chủ yếu nào với
sự xuất hiện của các tế bào ung thư? Giải thích.

Người ra đề: Ngô Thị Thu Trang

Số điện thoại: 0979933297

SỞ GD&ĐT SƠN LA
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10

Câu
Câu 1

Câu
2

Nội dung
1.
a. Hợp chất hữu cơ hình 1 là cholesterol.
- Trong màng sinh chất, nhóm hydroxyl trên phân tử cholesterol tương
tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroit và chuỗi hydrocarbon
gắn sâu vào màng.
- Các phân tử cholesterol đan xen vào những phân tử phospholipide để có
thể kết hợp chặt chẽ với màng sinh học.
- Cách sắp xếp các phân tử như vậy đã giúp cho màng ngăn chặn các
mạch acyl của phospholipide quá gần nhau để duy trì độ linh động cao
của màng mà vẫn đảm bảo độ bền chắc cơ học cần thiết.
b. Ngoài vai trò cấu trúc trong màng, cholesterol còn có vai trò:
- Là tiền chất chính để tổng hợp nhiều phân tử có hoạt tính sinh học quan
trọng
như:
vitamin
D,
nhiều
loại hormone
steroid
(cortisol, aldosterone và các hormone sinh dục), axít mật ….
- Cholesterol tương tác với protein Hedgehog – một phân tử truyền tín
hiệu then chốt trong quá trình phát triển thai nhi.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối
với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung
thư.
2. Không. Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai
chuỗi polipeptit dù có trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các
gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ có cấu trúc bậc 2, 3 và 4
hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của protein không giống nhau.
a.- Các cánh tay dylein được ATP cung cấp năng lượng dịch chuyển bộ
đôi vi ống cho nhau vì chúng gắn chặt trong lòng bào quan và ảnh hưởng
lẫn nhau nên các bộ đôi uốn cong thay vì trượt qua nhau .
b.- Những người như vậy bị khuyết tật vận động dựa trên vi ống của
lông roi và lông nhung. Như vậy tinh trùng không thể vận động vì lông
roi hoạt động kém các đường khí bị tổn thương và các sự kiện truyền tín
hiệu trong quá trình phát triển phôi không diễn ra chính xác do lông

Điểm

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,5

0,5

0,5

Câu
3

nhung kém hoạt động chức năng.
c. - Khi có auxin, cầu nối hidro bị phá vỡ dưới tác động của H 2O làm các
tấm xelulozo trượt lên nhau=> dẫn đến sinh trưởng tiếp ở chỗ trống=> tế
bào dài ra
- Nước thành lập cầu nối hidro mới làm giãn ra=> phồng lên tế bào tăng
kích thước.
a.
- Phương trình 2.
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc → 12NADPH + 18ATP + 6O2
- Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP +
18Pvc.
- Tìm thấy O18 trong sản phẩm tạo ra là: C6H12O6 và H2O. Vì CO2 tham
gia vào quang hợp trong pha tối.

b. Qua trình quang hợp cần pha sáng , trong khi ATP cần cho pha tối có
thể hoàn toàn lấy từ pha sáng vì:
- Nguyên liệu cần cho pha tối là ATP, NADPH đều được cung cấp đầy
đủ từ pha tối.
- Qua trình tổng hợp glucozo ở pha tối yêu cầu cần nhiều ATP mà quá
trình hô hấp tuy tạo nhiều ATP nhưng hầu hết được cung cấp cho các
hoạt động khác của cơ thể.
- Đồng thời nếu sử dụng ATP từ pha sáng sẽ hạn chế quãng đường vận
chuyển ATP từ ti thể tới lục lạp và tiết kiệm thời gian, cung cấp ATP
ngay khi cần.
Câu 4 a.
-Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty
thể
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
b.
- Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty
thể, cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
- Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion
H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
c.
- Oxi đóng vai trò là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền
electron ở màng trong ti thể.
- Nếu không có oxi chuỗi truyền electron không hoạt động và không tạo

0,5

0,5

0.25
0.25
0.25
0,25

0,5
0,25

0,25

0,25
0,25
0.25
0.25

0.25
0.25

ra điện thế màng do không có sự vận chuyển ion H + qua màng. Vì vậy
không kích hoạt phức hệ ATP-syntetaza tổng hợp ATP từ ADP và Pi.
- Không có oxi, axit piruvic sẽ lên men biến đổi thành các sản phẩm
khác.
- O2 là chất nhận electron cuối cùng, liên kết với H+ tạo nên H2O.
Câu 5 1. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP (AMP
vòng)
- Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với
protein thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể sẽ hoạt hóa
enzyme adenylyl cyclase. Enzym này xúc tác phản ứng tổng hợp nhiều
phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục hoạt hóa con đường truyền tín
hiệu vào trong tế bào chất.
- Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị phân
giải bởi enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt tính. Do đó nếu
không có tín hiệu mới từ môi trường thì tác động của cAMP ngừng sau
một thời gian ngắn.
- Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông
tin (nhận được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu ngoại bào) lên gấp 20
lần. Sau đó truyền thông tin vào tế bào chất bằng cách hoạt hóa một
protein kinase A. Protein này sẽ hoạt hóa các enzyme khác trong tế bào
chất bằng cách phosphoryl hóa, tùy từng loại tế bào gây ra các đáp ứng
tương ứng.
2. Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:
- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.
- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.
Giải thích:
- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có
mạch không phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh,
phân nhánh thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh bột các phân tử
iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu xanh tím.
- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 12 đơn phân có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử
iot iot kết hợp với mạch phân nhánh nhiều cho màu tím đỏ.
Câu 6 1.
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon, điện
tích dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon không còn liên
kết chặt vào các nucleoxom ở gần nữa, chất nhiễm sắc có cấu trúc nới
lỏng (tháo xoắn).

0.25
0.25

0.5

0.25

0.25

0.5

0.25

0.25

0.25

+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn.
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn.
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị metyl hóa
→ tháo xoắn.
2.
a. Mối quan hệ giữa Cdk và cyclin.
+ Khi Cyclin liên kết với Cdk thành phức hệ thì Cdk ở trạng thái hoạt
tính, điều hòa mức độ phosphoril hóa.
+ Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk không có hoạt tính.
b. Phân biệt Cyclin A và Cyclin B
Điểm
Prôtêin cyclin A
phân biệt
Thời điểm Cuối pha G1
hình thành
Thời gian Cuối pha G1 đến cuối
tồn tại
pha S thì biến mất
Vai trò
Cùng
với
enzym
kinase xúc tiến sự
nhân đôi ADN

0.25
0.25
0.25

0,25

Prôtêin cyclin B
Cuối pha G2
0,25
Tích lũy trong nhân từ cuối pha
G2 đến tiền kì phân bào (kì đầu)
Hoạt hóa enzym kinase tham
gia tạo vi ống tubulin để hình
thành thoi phân bào

Câu 7 a.
- pH ở ống A giảm nhẹ.
Giải thích: Do bơm H+ trên màng sinh chất của E.coli bơm H+ từ trong
TB ra bên ngoài.
- pH trong ống nghiệm B tăng lên.
Giải thích: Do H+ và glucôzơ từ bên ngoài đi vào theo cơ chế đồng vận
chuyển.
b.
- Số lượng VK E. coli trong ống A không tăng.
Giải thích: Do pH bên ngoài cao nên không có quá trình đồng vận
chuyển glucôzơ vào bên trong  E. coli thiếu glucôzơ nên không sinh
trưởng được.
- Số lượng VK E.coli trong ống B tăng lên
Giải thích: Do có quá trình đồng vận chuyển gluco vào bên trong  E.
coli tăng lên
c.
- Thí nghiệm 1: Lấy dung dịch nuôi cấy ở ống nghiệm B, lọc qua màng
lọc VK sau đó định lượng để xác định hàm lượng glucôzơ trong đó, đối
chiếu với hàm lượng glucôzơ trước khi nuôi cấy  Tính được lượng

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

glucôzơ đã được VK sử dụng.
- Thí nghiệm 2: Sử dụng glucôzơ có gắn đồng vị phóng xạ 14C cho vào
ống nghiệm B, sau một thời gian, đo hoạt độ phóng xạ ở trong TB sẽ thấy
có glucôzơ trong TB E. coli.
Câu 8 1. Kết luận: vi khuẩn ở môi trường A là vi khuẩn gam dương, còn vi
khuẩn của môi trường B là vi khuẩn gam âm vì:
- Lizozim sẽ cắt đứt liên kết 1-4β glicozit phá hủy thành murein
của cả 2 loại vi khuẩn.
- Vi khuẩn gram âm có thêm lớp màng ngoài bằng polisaccarit nên
sau khi murein bị phá vỡ vẫn có thể bảo vệ tế bào, sau một thời gian có
thể tái tạo thành, phát triển và gia tăng số lượng.
- Vi khuẩn gram dương không có thêm lớp màng ngoài nên sau khi
murein bị phá vỡ vẫn không thể bảo vệ tế bào tạo thành tế bào trần, sau
một thời gian vẫn không thể tái tạo thành nên số lượng vẫn giữ nguyên.
2. a. Vì chúng có thể điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hay
không tích lũy H+.
b. Vì:
- Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như
không thay đổi vì ion H+ rất khó thấm qua màng phôtpholipit của màng
sinh chất.
- VSV ưa pH trung tính vận chuyển K + thay cho H+, VSV ưa kiềm
vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như trung tính.
- Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH của môi trường.
Câu 9 1. Giả thuyết về nguồn gốc của virut:
– Virut có thể bắt nguồn từ genome tách ra của tế bào, lâu dần cùng tồn
tại và tiến hóa song song với tế bào.
– Virut có thể có nguồn gốc từ các phân tử di truyền ngoài nhiễm sắc thể
(transposon, plasmid) tiến hóa dần thành virus ngày nay.
+ Các plasmid tồn tại độc lập với hệ gen của tế bào, có thể tái bản độc lập
đối với hệ gen này, và đôi khi được truyền từ tế bào sang tế bào khác.
+ Các transposon là các đoạn DNA có thể vận động từ vị trí này sang vị
trí khác trong hệ gen của một tế bào.
– Virut có thể bắt nguồn từ 1 loại tế bào rất nhỏ, có cấu tạo đơn giản, kí
sinh nội bào, giống như ricketsia, lâu dần trở thành virut.
2.
a. - Virut có thể dùng làm thuốc trừ sâu là: virut baculo, trong đó virut
nhân đa diện NPV (nucleopolyhedrovirus) là các virut có thể kí sinh và
giết chết côn trùng.
- Người ta nhiễm các virut này vào sâu nuôi nhân tạo để cho chúng nhân

0,5

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

lên, sau đó nghiền, lọc bỏ bã, thu dịch chứa virut để làm thuốc trừ sâu.
b.
- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng
vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể
bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ
trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân
rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột
sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
Câu
10

Đáp ứng miễn dịch nguyên
phát
Phản ứng miễn dịch trong lần
đầu tiên tiếp xúc với kháng
nguyên
Sản sinh ra các tế bào đáp ứng
như tương bào, T độc, tế bào nhớ
nhưng đáp ứng với cường độ
thấp và nhanh, thời gian chậm.
(Đáp ứng đạt đỉnh khoảng 10
ngày sau khi tiếp xúc với KN)
Nồng độ kháng thể ít hơn.
Nhờ có nguyên phát mới tạo ra T
nhớ cho thứ phát.

0,25

0,25

Đáp ứng của miễn dịch thứ phát
Phản ứng miễn dịch khi bắt gặp lại
loại kháng nguyên đã từng tiếp xúc
lần đầu.
Nhờ tế bào nhớ đã có sẵn trí nhớ
kháng nguyên trong lần trước nên
đáp ứng với cường độ lớn và kéo
dài, thời gian nhanh. (Đáp ứng đạt
đỉnh khoảng 2-5 ngày sau khi tiếp
xúc với KN)
Nồng độ kháng thể nhiều hơn.
Nhờ có thứ phát mới giúp cơ thể
đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và
mạnh hơn, cơ sở cho tiêm vacxin.

2.
- Gây nên cơ chế đáp ứng chủ yễu là miễn dịch tế bào
- Các tế bào ung thư là những tế bào có hệ gen bị biến đổi nên chúng có
những protein lạ không có ở những tế bào bình thường của cơ thể.
- Các phân tử MHC I của tế bào ung thư trình diện các protein lạ này lên
bề mặt tế bào.
- Các tế bào limpho T gây độc hoạt hóa nhận ra và gắn với các tế bào
ung thư, limpho T gây độc hoạt hóa tiết ra perforin và grazyme để tiêu
diệt tế bào ung thư.

0,25

0,25

0,25
0,25

0.25
0.25
0.25

0.25