Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG GDCD 9 năm 2017-2018

ab824fbf603785a47b6b5ab452b36219
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 26 tháng 5 2022 lúc 11:19:34 | Được cập nhật: hôm kia lúc 0:46:28 | IP: 113.189.68.193 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 112 | Lượt Download: 1 | File size: 0.072704 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI

PHÒNG GD&ĐT ……..

ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Giáo dục công dân - Khoá ngày 07/9/2017

DrawObject1

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề).

Đề thi gồm có: 01 trang.

Câu l: (5,0 điểm).

  1. Em hiểu thế nào là tình bạn? Có ý kiến cho rằng: “Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở”. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

b. Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm nào? Em hãy cho biết những điều sai lầm cần tránh trong tình bạn? Em sẽ làm gì nếu em ở vào tình huống :

- Bạn em có chuyện buồn trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

H là con gái út trong gia đình giàu có. H được cha mẹ chiều chuộng cho ăn học và cung cấp đầy đủ những gì theo yêu cầu của cô. H đua đòi ăn chơi và bị bạn bè rủ rê hít hê rô in. Lần đầu chỉ để thử cho biết, rồi H nghiện nặng lúc nào không hay. Mặc dù hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy, nhưng H vẫn chơi vì muốn tỏ sành điệu và nghĩ mình sẽ có thể dừng lại khi cần thiết. H thường xuyên chích hê rô in chung với bạn bè và cho rằng chích chung như thế mới bày tỏ được sự chân tình cùng bạn nghiện, mới chứng tỏ bản lĩnh của mình. H đã chết khi vừa bước sang tuổi 20, cô bị AIDS…

  1. Vì sao H rơi vào cạm bẫy của ma túy?

  2. Theo em, H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như thế nào?

  3. Học sinh phải làm gì để giữ mình không sa vào các tệ nạn xã hội?

  4. Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết thế nào là tệ nạn xã hội? Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật ta nghiêm cấm những hành vi nào liên quan đến trẻ em. Bản thân em phải làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 3 (5,0 điểm)

“…Năm 2017, tình hình quốc tế tiếp tục có những biến động nhanh, phức tạp, khó lường; đấu tranh giữa xu hướng cấu trúc an ninh mới đang hình thành với cấu trúc an ninh cũ ngày càng quyết liệt hơn, bộc lộ những mâu thuẫn phản ánh xu thế mới của thời đại.

Những dấu hiệu trên cho thấy mâu thuẫn phản ánh tính chất thời đại đã diễn ra trong mỗi quốc gia, dân tộc tại khu vực phát triển nhất của thế giới, khiến nguy cơ bất ổn gia tăng và đây có thể là nhân tố tiền an ninh quân sự, dễ gây bùng nổ các cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc như đã xẩy ra ở Trung Đông – Bắc Phi trong những năm vừa qua…” (theo Nguyễn Nhâm/VOV.VN- bản tin điện tử)

Em hiểu thế nào về chiến tranh, hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới trong tình hình có nhiều biến động như hiện nay?

Câu 4 (5,0 điểm)

Bác Hồ là một hình mẫu về tính giản dị, tự lậpmỗi chúng ta cần học tập và làm theo. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm rõ vấn đề trên.

---HẾT---

(Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

PHÒNG GD&ĐT ……..

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9

NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Giáo dục công dân.

THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1 (5,0 đ).

a. (2,5 điểm)

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

- Em không tán thành với ý kiến đó

Vì: Tình bạn đẹp không chỉ có trên sách vở mà trên thực tế cũng tồn tại nhiểu tình bạn đẹp như tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen…

1,0 đ

0,5 đ

0,5 đ

b. (2,5 điểm)

- Đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng lành mạnh.

+ Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

+ Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

+ Chân thành tin cậy và có tránh nhiệm với nhau.

+ Thông cảm,đồng cảm sâu sắc với nhau.

- Những sai lầm cần nên tránh.

+ Tránh bao che khuyết điểm cho nhau.

+ Tránh xuất phát từ động cơ vụ lợi, thực dụng trong tình bạn; Tránh đối xử thô bạo dù trong tình bạn bị đổ vỡ.

- Tình huống ứng xử.

+ Nếu bạn gặp khó khăn trong cuộc sống thì em gặp gỡ để cùng chia sẻ và làm những việc để giúp bạn vượt qua khó khăn theo khả năng của mình...

( HS có thể nêu khác, GV cần linh động để ghi điểm cho các em)

1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

Câu 2. (5 đ)

  1. H đã rơi vào cạm bẫy của ma túy vì: (0,5đ)

  • Cha mẹ chiều chuộng, thỏa mãn mọi nhu cầu của H mà không cần biết đó là những nhu cầu gì, có chính đáng hay không?

  • Bản thân H đua đòi ăn chơi, muốn tỏ ra sành điệu, chơi trội.

  1. H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như: (1đ)

  • Hít thử hê rô in. Đây là loại ma túy rất nguy hiểm, chỉ cần thử một lần cũng có thể bị nghiện.

  • Hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy mà vẫn chơi vì nghĩ là mình có thể dừng lại đúng lúc. Khi đã nghiện ma túy thì rất khó có thể dứt ra được, đòi hỏi con người phải có nghị lực, quyết tâm cao.

  • Chích chung ma túy với bạn nghiện và cho rằng như thế mới chân tình. Đó cũng là nguyên nhân cô bị lây nhiễm HIV/ADIS và chết.

  1. Học sinh cần (0,5đ):

Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương

d. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, phạm vi đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. (1,0đ).

- Để phòng ngừa các tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi liên quan đến trẻ em (1,0đ).

+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.

+ Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu dùng chất kích thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán và cho trẻ em sử dụng những văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

- Bản thân em phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội (1,0đ).

+ Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ gìn và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội.

+ Cần tuân theo những qui định của pháp luật và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương…

Câu 3 (5,0đ).

a, Phân biệt chiến tranh và hòa bình:

- Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bềnh tật..., là thảm họa của loài người (1đ)

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại (1đ)

b, Vì sao phải bảo vệ hòa hình (0,5đ): Ngày nay ngòi nổ chiến tranh đang âm ỉ và bùng nổ nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại

c, Biện pháp:

- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, cá nhân

- Ý thức bảo vệ hòa bình phải được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong mối quan hệ giữa người với người...(1,0đ)

- Liên hệ thực tế qua nhận định từ đoạn trích dẫn (1,5đ)

+ Nhân dân ta tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình....

+ Việc làm của học sinh... (Liên hệ cụ thể, rõ ràng...)

+ Nhận định từ đoạn trích dẫn- kết luận ( suy nghĩ bản thân )

Câu 4: (3 điểm)

- Nêu được: đây là một trong những đức tính cao đẹp của Bác mà mỗi người chúng ta cần học tập và làm theo

- Trả lời vì sao chúng ta cần noi theo tấm gương này của Bác:

+ Thế nào là giản dị, biểu hiện, ý nghĩa

+ Thế nào là tự lập, biểu hiện, ý nghĩa

- Nêu dẫn chứng minh hoạ từ những việc làm của Bác mà theo em cần phải học tập và làm theo.

- Liên hệ bản thân

0,5 đ

1 đ

1 đ

1,5 đ

1 đ