Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra HKI GDCD 12 (Mã đề 359), trường THPT Hoàng Hoa Thám - Khánh Hòa, năm học 2018-2019

b177b925dc93bdca6a2177587cd69651
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 7:24:12 | Được cập nhật: hôm kia lúc 16:20:33 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 179 | Lượt Download: 0 | File size: 0.066048 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

(Đề kiểm tra có 4 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: GDCD - LỚP 12

Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề: 359

Họ và tên học sinh :............................................................... Lớp : ...................

Câu 81: Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là mọi doanh nghiệp đều được

A. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.

B. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.

C. kinh doanh ở bất cứ nới nào.

D. miễn giảm thuế thu nhập.

Câu 82: “Luật giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ” là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính thống nhất.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 83: Nhân lúc trong siêu thị đông người, H đã móc túi lấy trộm tiền của T nhưng bị anh Q là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh Q cần xử sự thế nào theo các giải pháp dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đánh cho H một trận. B. Đánh H, xong giải đến cơ quan công an.

C. Giam H lại trong phòng kín của siêu thị. D. Giải ngay đến cơ quan công an.

Câu 84: Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 85: Ông D đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi xe đúng đường làm người này bị thương phải điều trị. Ông D bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông D phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hành chính và dân sự. B. Hành chính và kỉ luật.

C. Kỉ luật và dân sự. D. Hình sự và hành chính.

Câu 86: Vì mâu thuẫn trên mạng Internet, N (18 tuổi) đã tìm M và đánh M bị thương nặng phải điều trị ở bệnh viện. N đã có hành vi vi phạm

A. hình sự. B. trật tự công cộng. C. kỉ luật. D. hành chính.

Câu 87: Nguyên tắc nào dưới đây không phải nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

D. Khách quan, công bằng, dân chủ.

Câu 88: Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để đóng thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã

A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.

Câu 89: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào

cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình

A. vi phạm pháp luật. B. tuyên truyền pháp luật..

C. nhận biết pháp luật. D. thực hiện pháp luật.

Câu 90: Cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật thì phải gánh chịu trách nhiệm

A. pháp lý. B. với bản thân, tổ chức mình.

C. đạo đức. D. với mọi người.

Câu 91: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là người

A. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. từ đủ 14 tuổi trở lên. D. dưới 16 tuổi.

Câu 92: Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?

A. Cơ quan công an các cấp.

B. Cơ quan thanh tra các cấp.

C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

D. Những người có thẩm quyền thuộc ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 93: Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 3 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. bình đẳng trong việc sử dụng người lao động.

Câu 94: Các cá nhân , tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là

A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 95: Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.

B. các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.

C. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh tất cả các mặt hàng.

Câu 96: Anh B là cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn anh C nên được sắp xếp làm công việc có lương cao hơn anh C. Mặc dù vậy, giữa anh B và anh C vẫn bình đẳng với nhau. Vậy, đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Trong nhận tiền lương. B. Trong tìm kiếm việc làm.

C. Trong thực hiện quyền lao động. D. Trong lao động.

Câu 97: Là công nhân của công ty may mặc X, ông A thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Ông A đã có hành vi vi phạm

A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính.

Câu 98: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.

Câu 99: Vi phạm pháp luật là hành vi

A. vi phạm các quy tắc xử sự do xã hội ban hành.

B. có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội do pháp luật bảo vệ.

C. có lỗi, do người có năng lực pháp lí thực hiện.

D. trái pháp luật, do người đủ tuổi thành niên thực hiện.

Câu 100: Theo Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước, có bao nhiêu nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Sáu. B. Năm. C. Bốn. D. Ba.

Câu 101: Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên những nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm. D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 102: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm

quyền thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp. B. Xã hội. C. Dân tộc. D. Nhà nước.

Câu 103: Anh V và anh P bắt được một kẻ ăn trộm ti vi. Hai anh lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A. Chửi tên ăn trộm một hồi cho bõ tức.

B. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ.

C. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất.

D. Giữ H lại tra khảo, tìm nguyên nhân rồi tha.

Câu 104: Bạn B cho rằng: “pháp luật chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội”. Nhận định này xuất phát từ

A. đặc trưng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật.

C. bản chất của pháp luật. D. chức năng của pháp luật.

Câu 105: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó

A. đang có ý định phạm tội.

B. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.

C. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 106: Các cá nhân , tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.

C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 107: Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Câu 108: Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp, làm thất thu lớn cho nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò

A. là phương tiện để nhà nước thu thuế của người vi phạm.

B. là công cụ phát triển kinh tế - xã hội.

C. là công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm.

D. là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.

Câu 109: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Câu 110: Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện

A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.

B. nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.

C. trách nhiệm của cha mẹ và các con.

D. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

Câu 111: Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính nhân dân và xã hội.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 112: Để được đề nghị sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động, chị T đã căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do, công bằng, dân chủ. B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

C. Tự do thực hiện hợp đồng. D. Tự do ngôn luận.

Câu 113: Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tôn giáo.

C. Quan hệ hành chính. D. Quan hệ tài sản.

Câu 114: Học xong THPT, chị M không học tiếp đại học. Trên cơ sở luật doanh nghiệp, chị đã làm thủ tục và được cấp giấy phép mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Là công cụ hữu hiệu cho người sản xuất kinh doanh.

B. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

C. Là công cụ chủ yếu của công dân trong kinh doanh.

D. Là phương tiện để công dân đưa ra yêu cầu đối với nhà nước.

Câu 115: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là biểu hiện của

A. bình đẳng trong quan hệ tài sản. B. bình đẳng trong quan hệ dân sự.

C. bình đẳng trong quan hệ nhân thân. D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư.

Câu 116: Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

C. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

Câu 117: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ

A. kinh tế và tình cảm. B. sở hữu và quan hệ gia đình.

C. tài sản và gia đình. D. tài sản và nhân thân.

Câu 118: Giám đốc công ty và chị M giao kết hợp đồng lao động về việc chị M phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào?

A. Tự do, tự nguyện.

B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

C. Bình đẳng.

D. Giao kết trực tiếp.

Câu 119: Cảnh sát giao thông Hà Nội gần đây đã tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và yêu cầu tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính triệt để phải tuân theo. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 120: Vợ chồng giữ gìn danh dự nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ tinh thần. B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ nhân thân. D. Quan hệ hợp tác.

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 359