Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 12 năm 2017-2018

8d70d8aca7eeafe44117a2e1535cf5c6
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 8 2022 lúc 22:19:21 | Được cập nhật: 23 giờ trước (3:38:43) | IP: 250.184.207.124 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 74 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021193 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI I

Năm học: 2017- 2018

Môn: GDCD – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm:( 7 điểm)

Câu 1: Pháp luật do ai ban hành?

A. Do cơ quan, tổ chức ban hành. B. Do cá nhân ban hành.

C. Do Nhà nước ban hành. D. Do địa phương ban hành.

Câu 2: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của ai?

A. Các giai cấp. B. Giai cấp cách mạng.

C. Giai cấp cầm quyền. D. Giai cấp công nhân.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho việc nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội?

A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.

D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 4: Trên đường phố, tất cả mọi người đều tuân thủ luật giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 5: Các tổ chức cá nhân thực hiện quyền của mình,làm những gì mà pháp luật cho phép làm

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 6: Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với qui định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật. B. Xây dựng pháp luật.

C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.

Câu 7: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 8: Thực hiện pháp luật không thuộc nội dung nào dưới đây?

A. Làm những gì mà pháp luật cho phép.

B. Làm trái những gì mà pháp luật quy định.

C. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm

D. Không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 9: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm

A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự

Câu 10: Anh H ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật

Câu 11: Hành vi nào dưới đây được coi là vi phạm pháp luật?

A. Em L 10 tuổi lấy trộm 20 nghìn đồng. B. Anh H bị tâm thần nên đập phá nhà cửa.

C. V 19 tuổi đi cướp giật dây chuyền. D. Bạn X tham gia hoạt động văn nghệ.

Câu 12: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau theo quy định của pháp luật.

B. đều có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau theo quy định của pháp luật.

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên trừ trường hợp bị pháp luật cấm, đều có quyền bầu cử là quy định pháp luật thể hiện sự bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền và nghĩa vụ. B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Các lĩnh vực trong xã hội. D. Cơ hội phát triển.

Câu 14: Bốn học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, bị cảnh sát giao thông xử phạt như sau: Hai học sinh nam bị phạt hành chính; hai học sinh nữ thì không bị phạt mà chỉ bị nhắc nhở. Theo em, việc xử phạt của cảnh sát giao thông là

A. trái với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. đúng với nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. đúng vì cần phải có sự ưu tiên đặc biệt đối với học sinh nữ.

D. công bằng vì tuy lỗi như nhau nhưng phải xử lí nặng hơn với học sinh nam.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau.

B. Bình đẳng giữa ông bà các cháu.

C. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác.

D. bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con.

Câu 16: Mọi người đều có quyền lựa chọn

A. vị trí làm việc theo sở thích của mình.

B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.

C. thời gian làm việc theo mong muốn của mình.

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình.

Câu 17: Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

A. lựa chọn ngành nghề. B. tìm kiếm việc làm.

C. quyền làm việc. D. lựa chọn việc làm.

Câu 18: Theo luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là

A. công việc. B. việc làm.

C. nghề nghiệp. D. người lao động.

Câu 19: Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định là

A. tảo hôn. B. kết hôn trái pháp luật. C. kết hôn. D. ly hôn.

Câu 20: Bạn Quỳnh 18 tuổi tốt nghiệp THPT quyết định bắt đầu sự nghiệp bằng nghề kinh doanh. Vậy Quỳnh phải nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh ở đâu?

A. Sở tài chính. B. Sở kế hoạch đầu tư.

C. UBND xã. D. UBND huyện.

Câu 21: Giám đốc công ty A đã chuyển chị B sang làm việc thuộc danh mục được pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để đảm nhiệm công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới

A. quyền ưu tiên lao động nữ.

B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ.

Câu 22: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. Xã hội.

Câu 23: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là

A. tôn giáo. B. tín ngưỡng.

C. cơ sở tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.

Câu 24: Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền

A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình.

B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình.

C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình.

D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình.

Câu 25: Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A thể hiện điều gì?

A. Hoạt động mê tín dị đoan. B. Hoạt động tín ngưỡng.

C. Hoạt động tôn giáo. D. Hoạt động công ích.

Câu 26: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang” là thể hiện quyền tự do cơ bản nào

A. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. quyền được bảo hộ về thân thể.

D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 27: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người?

A. Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp

B. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh.

C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông.

D.. Công an cấp huyện

Câu 28: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?

A. Bắt bị cáo. B. Bắt bị can. C. Truy nã. D. Xét xử vụ án.

II. Tự luận( 3 điểm)

Câu 1( 2 điểm) Có mấy loại vi phạm pháp luật? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết về mỗi loại vi phạm đó? Hành vi cắt trộm dây cáp điện thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

Câu 2: ( 1 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình sẽ giải phóng người phụ nữ khỏi thiên chức làm vợ làm mẹ” Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

----------- HẾT ----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

.