Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 trường THCS Kim Liên năm 2020-2021

7e5ed7689d0045f7e5365136d2f6ae74
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 8 tháng 9 2021 lúc 22:04:04 | Được cập nhật: 8 giờ trước (9:44:06) | IP: 14.165.3.160 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 402 | Lượt Download: 5 | File size: 0.134144 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 15/3/2021 Tiết 103+104 KIỂM TRA GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá được phần văn bản đồng thời củng cố phần tập làm văn và kiến thức về tiếng Việt. - Hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học. - Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để rút ra bài học trong cuộc sống. 2. Kĩ năng - Có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức vận dụng vào thực hành bài viết. - Luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn nghị luận. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực viết sáng tạo: Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh. - Năng lực bày tỏ thái độ, đánh giá. 4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết. => Hình thành năng lực ngôn ngữ và tạo lập văn bản. II. HÌNH THỨC- THỜI GIAN: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp. - Thời gian: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Vận dụng Tên chủ đề 1. Đọc hiểu văn bản: - Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương Nhận biết Thông hiểu - Nhận biết - Hiểu được ý các thông tin nghĩa của các về văn bản, văn bản. phương thức biểu đạt... Nhận diện được rút gọn câu; câu đặc biệt; thêm Xác định các kiểu câu có trong văn bản. Phânbiệt được rút gọn câu và Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng cộng trình, phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % 2. Tạo lập văn bản Văn nghị luận. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % trạng ngữ cho câu. câu đặc biệt. Số câu: 2 Sốcâu:2 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Nhận diện - Hiểu được đúng kiểu việc sử dụng văn nghị luận luận cứ trong bài văn chứng minh là làm rõ cho vấn đề cần nghị luận. - Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế. 1,5 15% 1 3,0 30% PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÀN TRƯỜNG THCS KIM LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) 1,5 15% 1 3,0 30% Số câu: 4 Sốđiểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% - Lập ý để hình thành các ý cơ bản. - Chọn ý để triển khai thành câu văn, đoạn văn. - Tạo lập thành bài văn có bố cục ba phần. - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Bài viết có lập luận chặt chẽ. 1 3,0 30% 1 3,0 30% 1 1,0 10 1 1,0 10 1 7,0 70% 4 10,0 100% ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1: PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1)Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. (2)Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. (3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều. (http://www. Kynangmem.edu.vn/ky-nang-mem-nuôiduong-tam-hon-noi-chinh-ban.html) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định câu rút gọn có trong đoạn và cho biết rút gọn thành phần nào? Khôi phục lại thành phần bị rút gọn? Câu 3: Phân tích ngữ pháp của câu: Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại . Cho biết câu vừa phân tích mở rộng thành phần nào? Câu 4: Nội dung của đoạn văn? PHẦN LÀM VĂN: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có chí thì nên. -----------------------Hết-------------------------- PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÀN TRƯỜNG THCS KIM LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 2: PHẦN ĐỌC HIỂU: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô vtội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng. (https://vietnamnet.vn - “Loài người có bớt ngạo mạn?” (trích) - Sương Nguyệt Minh) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn? Nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm được? Câu 3: Phân tích ngữ pháp của câu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Cho biết câu vừa phân tích mở rộng thành phần nào? Câu 4: Nội dung của đoạn văn? PHẦN LÀM VĂN: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. -----------------Hết------------------ ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ I Phần Đọc- Câu/ ý 1 Nội dung PTBĐ: Nghị luận Điểm 0,5 hiểu Làm văn 2 Câu rút gọn: Chỉ cần sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. Rút gọn CN. Khôi phục: Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. 3 Phân tích ngữ pháp của câu: Chúng ta // đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình/ khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại . Câu vừa phân tích mở rộng thành phần VN 4 Nội dung: Con người phải nỗ lực không ngừng để làm nên một cuộc sống tốt đẹp. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện tình cảm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: I) Mở bài: - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Có hoài bão, ý chí, nghị lực mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. Có ý chí thì mọi trở ngại, khó khăn đều có thể vượt qua. - Trích dẫn câu tục ngữ: “Có chí thì nên” II) Thân bài: 1)Giải thích ý nghĩa: - “Chí”: chí ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống. - “Nên”: nên ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó. => Khẳng định vai trò tầm quan trọng của ý chí. Có hoài bão, ý chí, nghị lực mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. Có ý chí thì mọi trở ngại, khó khăn đều có thể vượt qua. 2) Chứng minh: Lí lẽ: Tại sao nói “có chí thì nên? - Vì ý chí tiếp cho ta sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở. - Ý chí tiếp cho ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn 1 1 0,5 0,5 0,5 5,0 1 3 tới thành công Dẫn chứng: a/ Trong chiến đấu: - Hình ảnh nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dù gặp biết bao khó khăn, trở ngại, nhưng nhờ có hoài bão, ý chí vững vàng và sự kiên trì nhẫn nại, nhân dân ta đã vượt qua mọi sự áp bức, đàn áp của giặc à chiến đấu ngoan cường à giành lại độc lập cho đất nước. - Bác Hồ, từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, trải qua bao khó khắn, vấp váp nơi xứ lạ quê người nhưng nhờ vào ý chí kiên cường... à Người đã tìm được con đường cứu nước. b/ Trong đời sống xã hội - Thầy Nguyễn Ngọc Kí, tuy bị liệt hai tay từ nhỏ, nhưng vẫn kiên trì tập viết bằng chân. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú được mọi người yêu mến, kính trọng... - Tấm gương Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, cố gắng học ... trở thành Trạng nguyên. - Cao Bá Quát tài cao, học rộng nhưng nét chữ rất xấu, đã cố gắng rèn chữ ... trở thành người viết thi pháp nổi tiếng. c/ Trong ca dao, tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” (tục ngữ) “- Dù ai nói ngã nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.” (ca dao) “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh) Phê phán: Trong cuộc sống vẫn còn có không ít người gặp thất bại đã vội nản lòng, gặp khó khăn đã vội chùn bước. Thái độ sống như vậy khó mà đạt đến thành công. III) Kết bài: - Khẳng định vấn đề: Tóm lại câu tục ngữ là một lời dạy sâu sắc... - Liên hệ bản thân: Qua lời dạy đó chúng ta phải... d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Phần Đọchiểu Câu/ ý 1 2 ĐỀ II Nội dung PTBĐ: Nghị luận Câu đặc biệt: 1 0,5 0,5 Điểm 0,5 1 Làm văn - Không đối đầu. - Không đối nghịch. - Không đối kháng. Tác dụng: Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 3 Phân tích ngữ pháp của câu: Giặc Covid // đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người / mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Câu vừa phân tích mở rộng thành phần phụ ngữ của cụm động từ. 4 Nội dung: Sự tàn phá của dịch Covit và lời kêu gọi chống dịch trên toàn cầu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện thái độ của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: I/MB: - Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay. - Tục ngữ. II/TB: 1. Lí lẽ: - Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì". - Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. - Không có kiên trì thì không làm được gì. 2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công: - Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối... - Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ... 3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. 4. Dẫn chứng: - Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay... - Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự: "Không có việc gì khó Chỉ sở lòng không bền Đào núi và lấp biển 1 0,5 0,5 0,5 5,0 1 3 Quyết chí ắt làm nên" III/KB: - Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí. - Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. I. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Gv ổn định tổ chức. 2. Phát đề và nhắc nhở nội quy làm bài. 3. Theo dõi học sinh làm bài. 4. Thu bài về nhà chấm. II. DẶN DÒ: - Về nhà hoàn thiện bài làm vào vở soạn. - Chuẩn bị nôi dung tiết học tiếp. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. 1 0,5 0,5