Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát chất lượng lần 2 năm học 2018-2019 Lịch sử 10, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình (Mã đề 005).

65bd353e8f7108949b30d777035a86e8
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 22:59:07 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 8:35:55 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 292 | Lượt Download: 0 | File size: 0.05632 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II NĂM HỌC 2018-2019

LỊCH SỬ 10

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 005

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Ý nào phản ánh không đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh năm 1789 ở nước ta?

A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát đất nước

B. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh

C. Ban Chiếu khuyến nông để nhân dân khôi phục sản xuất

D. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài

Câu 2: Trong lịch sử thế giới thời Xã hội nguyên thủy phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là biết:

A. cách tạo ra lửa. B. trồng trọt và chăn nuôi.

C. chế tác đồ gốm. D. chế tác công cụ lao động

Câu 3: Chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỉ XV) ở nước ta?

A. Tốt Động – Chúc Động. B. Chi Lăng – Xương Giang

C. Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Ở núi Chí Linh.

Câu 4: Trong lịch sử thế giới, ở xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?

A. Thời kì nguyên thủy B. Thời kim khí C. Thời đá mới D. Thời cổ đại

Câu 5: “An Nam tứ đại khí ” là bốn kì quan, bốn vật quốc bảo và là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng của văn hóa thời Lý – Trần (XI – XV), bao gồm:

A. Tháp Báo Thiên, tháp Bình Sơn, vạc Phổ Minh, trống đồng Đông Sơn

B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm

C. Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm

D. Hoàng thành Thăng Long, chùa Phật Tích, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một Cột

Câu 6: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thời phong kiến được thể hiện rõ nét nhất trong việc :

A. xây dựng một nền kinh tế tự chủ

B. xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng

C. giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

D. chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc

Câu 7: Tôn giáo, tư tưởng được coi trọng dưới thời Nguyễn ở nước ta ( nửa đầu thế kỉ XIX) là:

A. Đạo giáo B. Nho giáo C. Thiên Chúa giáo D. Phật giáo

Câu 8: Người Việt có thái độ như thế nào đối với các chính sách về văn hóa của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta từ thế kỉ II tcn đến đầu thế kỉ X?

A. Tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa.

B. Bất hợp tác với chính quyền đô hộ.

C. Kiên quyết bảo tồn phong tục, tập quán.

D. Liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa.

Câu 9: Văn hóa các quốc gia Đông Nam Á thời phong kiến chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa nước nào ?

A. Triều Tiên B. Nhật Bản C. Ấn Độ D. Trung Quốc

Câu 10: Thành thị trung đại Tây Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào ?

A. Thương nghiệp B. Nông nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Công nghiệp

Câu 11: Nghề thủ công nào dưới đây mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Đúc đồng B. Ươm tơ C. Dệt lụa D. Làm tranh sơn mài

Câu 12: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ mới của quân Tây Sơn là tiến quân ra Bắc để làm gì thống nhất đất nước ta cuối thế kỉ XVIII?

A. Đánh đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.

B. Tiêu diệt quân Thanh.

C. Hội quân với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.

D. Tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.

Câu 13: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Tây là:

A. Nông nghiệp trồng cây lâu năm

B. Thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển

C. Buôn bán nô lệ

D. Nông nghiệp trồng lúa nước

Câu 14: Truyền thuyết nào trong lịch sử lý giải nguồn gốc của dân tộc Việt Nam ?

A. Thánh Gióng B. Lạc Long Quân – Âu Cơ

C. Mỵ Châu – Trọng Thủy D. Tiên Dung – Chử Đồng Tử

Câu 15: Chế độ phong kiến Việt Nam (XI - XV) phát triển đạt đến đỉnh cao dưới triều vua nào ?

A. Lý Thánh Tông B. Lê Thánh Tông C. Trần Thánh Tông D. Lê Thái Tổ

Câu 16: Triều đại Nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) đóng đô ở đâu trên đất nước ta ?

A. Phú Xuân (Huế) B. Cổ Loa (Hà Nội)

C. Thăng Long (Hà Nội) D. Hoa Lư (Ninh Bình)

Câu 17: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?

A. Anh, Pháp B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Anh, Tây Ban Nha D. Italia, Bồ Đào Nha

Câu 18: Trong lịch sử thế giới, nhà nước phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến B. Dân chủ

C. Cộng hòa D. Quân chủ chuyên chế

Câu 19: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc của nước ta thời cổ đại không có tập quán nào dưới đây?

A. Làm nhà trên sông nước, mái lợp bằng lá dừa. B. Nhuộm răng, ăn trầu.

C. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy, nam đóng khố. D. Xăm mình, thích dùng đồ trang sức.

Câu 20: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới :

A. Hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế

B. Thành Hà Nội

C. Phố cổ Hội An

D. Quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế

Câu 21: Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?

A. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến. B. Đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

C. Bảo vệ độc lập dân tộc. D. Mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài.

Câu 22: Trong lịch sử nước ta, quốc gia cổ đại Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?

A. Đồng Nai B. Sa Huỳnh. C. Đông Sơn D. Óc Eo

Câu 23: Nhà quân sự thiên tài của nước ta dưới thời nhà Trần (thế kỉ XIII) là ai?

A. Trần Khánh Dư B. Trần Hưng Đạo C. Trần Thủ Độ D. Trần Quang Khải

Câu 24: Người đã xin vào Nam trấn giữ Thuận Hóa của nước ta, mở đầu cho sự nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong ở thế kỉ XVI là ai?

A. Nguyễn Kim B. Nguyễn Hoàng C. Nguyễn Uông D. Nguyễn Bảo

Câu 25: Năm 1831-1832 vị vua nào ở nước ta đã quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên ?

A. Thiệu Trị B. Gia Long C. Minh Mạng D. Tự Đức

Câu 26: Địa danh Bạch Đằng ở nước ta là nơi xảy ra những trận đánh lịch sử nào?

A. Chống quân Xiêm năm 1785, chống quân Thanh năm 1789, chống Pháp xâm lược năm 1858.

B. Chống Nam Hán năm 938, chống Mông - Nguyên lần 3 năm 1288

C. Chống Tống năm 981, chống Nam Hán năm 938, chống Mông - Nguyên lần 3 năm 1288

D. Ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên ở thế kỉ XIII.

Câu 27: Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí trong thời kỳ Tây Âu hậu kì trung đại ở thế kỉ XV - XVI?

A. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

C. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 28: Vị vua nào ở nước ta dưới thời nhà Trần (thế kỉ XIII) khi lên làm Thái Thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt?

A. Trần Thánh Tông B. Trần Anh Tông C. Trần Thái Tông D. Trần Nhân Tông

Câu 29: Con sông lịch sử chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI – XVIII là:

A. Sông Gianh (Quảng Bình) B. Sông Bến Hải ( Quảng Trị)

C. Sông Dinh ( Ninh Thuận) D. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình)

Câu 30: Chính sách nào dưới đây không phải là chính sách bóc lột về kinh tế mà các triều đại phương Bắc (từ thế kỉ II tcn đến đầu thế kỉ X) đã áp dụng ở nước ta?

A. Bóc lột, cống nạp. B. Nắm độc quyền muối và sắt.

C. Đồng hóa. D. Cướp ruộng đất.

Câu 31: Trong lịch sử thế giới thời Xã hội nguyên thủy: Đến thời kì cách mạng đá mới, cuộc sống của con người “ có văn hóa” hơn được thể hiện ở chỗ biết:

A. cư trú theo từng gia đình riêng

B. dùng lửa để nấu chín thức ăn

C. lấy những tấm da thú để mặc và biết dùng đồ trang sức

D. đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai.

Câu 32: Biểu hiện rõ nét nhất về sự suy thoái của Nho giáo ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?

A. Nạn mua quan bán tước phổ biến. B. Chữ Nôm được đề cao và phổ biến

C. Tôn ti trật tự phong kiến bị đảo lộn D. Chất lượng giáo dục giảm sút

Câu 33: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở nước ta còn được gọi là

A. văn minh sông Hồng, sông Mã, sông Cả B. văn minh sông Hồng

C. văn minh đồ đồng D. văn minh phương Đông

Câu 34: Chùa Một Cột ở Việt Nam là một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới triều đại nào?

A. Tiền Lê B. Trần C. Hồ D.

Câu 35: Tính chất chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu thời trung đại từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV là

A. Dân chủ chủ nô B. Quân chủ lập hiến

C. Phong kiến phân quyền D. Phong kiến tập quyền

Câu 36: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nhân dân ta có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến”. Kinh Kì chính là đô thị nào?

A. Huế B. Thăng Long C. Hội An D. Hoa Lư

Câu 37: Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của ngoại thương trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta?

A. Do chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh-Nguyễn

B. Do sự phát triển của nông nghiệp

C. Do sự phát triển của thủ công nghiệp

D. Do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới

Câu 38: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây Sơn bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII ở nước ta?

A. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy thoái

B. Các thế lực phong kiến bên ngoài chuẩn bị xâm lược nước ta.

C. Nhân dân bị áp bức bóc lột thậm tệ

D. Đời sống nhân dân cực khổ

Câu 39: Năm 1487, khi đoàn thám hiểm vòng qua cực Nam của châu Phi, Đi-a-xơ đã đặt tên cho cực Nam châu Phi là gì ?

A. Mũi đất lửa. B. Mũi Cápve. C. Mũi cực nam. D. Mũi Bão Tố.

Câu 40: Trong xã hội phong kiến Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV gồm có những giai cấp cơ bản nào ?

A. Chủ nô và nô lệ B. Lãnh chúa và nông dân tự do

C. Địa chủ và nông dân D. Lãnh chúa và nông nô

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 005