Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề HSG GDCD 9 huyện Như Thanh năm 2017-2018

9d6d0690d0c00b55ed7825d0149edddc
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 5 2022 lúc 14:07:15 | Được cập nhật: 4 giờ trước (15:10:40) | IP: 14.185.25.86 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 267 | Lượt Download: 11 | File size: 0.09216 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH

PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH

DrawObject1

ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2018-2019 (Lần 2)

Môn thi: GDCD - Lớp 9 THCS

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 27 tháng 12 năm 2018

(Đề thi có 01 trang, gồm 07 câu)

Câu 1: (2.0 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của từng nhóm quyền? Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em và đối với thế giới?

Câu 2: (3.0 điểm) Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt TNTN? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Nêu các quy định của PL nước ta về bảo vệ MT và TNTN?

Câu 3: (2.0 điểm) Tôn trọng người khác là gì? Ý nghĩa của tôn trọng người khác? Có ý kiến cho rằng, tôn trọng người khác là luôn đồng tình, ủng hộ mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng? Em có đồng tình không? Vì sao?

Câu 4: (3.0 điểm) Pháp luật là gì? Đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật ? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, hình thức thể hiện và các biện pháp đảm bảo thực hiện?

Câu 5: (3.0 điểm) Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới? Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng và Nhà nước ta tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

Em hiểu như thế nào về quan điểm: “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?

Câu 6: (4.0 điểm) Em hãy cho biết tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về sử dụng lao động trẻ em?

Câu 7: (3.0 điểm) Cho tình huống sau:

T là học sinh lớp 9 (15 tuổi), lười học, ham chơi điện tử. Lúc đầu, cậu dùng tiền ăn sáng để đi chơi, sau đó không đủ, cậu dùng tiền đóng học phí, tiền học thêm. Có lần bí quá, T còn lấy cắp tiền của mẹ, của bạn cùng lớp để tiêu xài.

a. Em có nhận xét gì về hành vi của T trong tình huống trên?

b. Theo em, T có phải chịu trách nhiệm pháp lí gì về hành vi do mình gây ra không?

c. Từ hành vi của T, em rút ra bài học gì cho bản thân?

……………………HẾT……………………

Họ và tên………………..………….........Số báo danh……………

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

1

- Công ước LHQ về quyền trẻ em gồm 4 nhóm quyền:

+ Nhóm quyền sống còn: Là quyền được sống và đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại nh­ư nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ,…

+ Nhóm quyền bảo vệ: Là quyền bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại

+ Nhóm quyền phát triển: Là đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật…...

+ Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

- Ý nghĩa của Công ước:

+ Ý nghĩa đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dố, do đó được phát triển đầy đủ.

- Ý nghĩa đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai. Trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

2

- Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Ví dụ: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm,.......

- TNTN: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của MT, có quan hệ chặt chẽ với MT. Ví dụ: Dầu mỏ, khí đốt, than, quặng sắt, nước, gió,.....

- Phải bảo vệ MT và TNTN vì:

+ MT cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được.

+ Tạo nên cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm MT và cạn kiệt TNTN: Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, chỉ nghỉ đến lợi ích trước mắt.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN: Giữ gì vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định; hạn chế dùng chất khó phân hủy (Ni lông, nhựa,…), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải; tiết kiệm điện, nước sạch,….

(GV tùy vào việc HS lấy VD để cho điểm phù hợp)

- Quy định của PL về bảo vệ MT và TNTN:

- Bo v MT và TNTN là nhim v trng yếu, cp bách ca quc gia, là s nghip ca toàn dân.

- Các hành vi bị PL cấm như: Thải chất thải chưa được xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước; thải khói bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phá hoại, khai thác rừng trái phép; khai thác, kinh doanh các loài động, thực vật quý hiếm thuộc danh mục cấm do nhà nước quy định,.....

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.75đ

3

- Tôn trọng người khác: Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. Ví dụ: Biết lắng nghe; biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác; .......

- Ý nghĩa của tôn trọng người khác:

+ Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.

+ Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến, việc làm không đúng.

+ Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa, kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ; không coi khinh, xúc phạm, miệt thị hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích, mà cần phân tích chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ.

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

0.25đ

0.5đ

4

- Pháp luật: Là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.

- Đặc điểm của PL:

+ Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của PL là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.

+ Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản PL.

+ Tính bắt buộc (Tính cưỡng chế): PL do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.

- Bản chất của PL: PL nước CHXHCNVN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN; thể hiện quyền làm chủ của nhân dân VN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Vai trò của PL:

+ Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.

+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

- Mọi người cần phải chấp hành theo pháp luật vì: Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những đảm bảo quyền lợi cho mình mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ôn định và phát triển.

- So sánh đạo đức và PL:

+ Giống nhau: Đạo đức và Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện các quy tắc chung của xã hội; thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người, làm cho quan hệ XH tốt đẹp, có trật tự, kỷ cương.

- Khác nhau:

Đạo đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Thông qua các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn.

Các văn bản pháp luật, luật và các điều luật

Biện pháp thực hiện

Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê…

Bằng tác động của Nhà nước thông qua giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.5đ

5

- Hp tác quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới vì: Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như: Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh nguy hiểm,….; để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

- Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta:

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

+ Bình đẳng và cùng có lợi.

+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương l­ượng hòa bình.

+ Phản đối mọi âm m­ưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

- Quan điểm“Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế có nghĩa là: Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập. Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.

0.75đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

1.0đ

6

- Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân: Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước và nhân loại.

- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

+ Quyền lao động: Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình.

+ Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất vµ tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.

- Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các hoạt động tạo ra việc làm thu hút lao động.

- Quy định của pháp luậtt về sử dụng lao động trẻ em:

+ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

+ Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm vic nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại.

+ Cấm lạm dụng, cưỡng bức, ngược đãi người lao động.a

1.0đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.5đ

0.25đ

7

a. HS nêu được nhận xét của bản thân về hành vi của T trong tình huống trên: T là học sinh chưa ngoan, còn vi phạm nội quy của nhà trường: Lười học, ham chơi điện tử, lấy cắp tiền của mẹ, của bạn .....

b. T phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra:

- Trách nhiệm pháp lí dân sự (bồi thường thiệt hại về số tiền đã lấy cắp của bạn)

- Trách nhiệm kỷ luật (Vi phạm nội quy của nhà trường: Lười học, lấy cắp tiền của bạn)

c. Từ hành vi của T, học sinh tự rút ra bài học cho bản thân: (HS có thể trả lời xung quanh các nội dung sau):

- Chăm chỉ học tập.

- Là học sinh lớp 9 cần xác định cho mình cái đích học tập đúng đắn để phấn đấu đạt được mục đích đã đề ra.

- Không sa đà, nghiện điện tử

- Trung thực, thật thà, không dối trá bố mẹ, thầy cô, bạn bè...

0.5đ

0.75đ

0.75đ

1.0đ

5