Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề học kì 2 Văn 7 trường THCS Võ Thị Sáu năm 2019-2020

feb6503904e0ea403713fac4adb47830
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:19:53 | Được cập nhật: 9 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 23041 | Lượt Download: 1 | File size: 0.030164 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

KIỂM TRA NGỮ VĂN 7

Năm học 2019 - 2020

Tuần 35 - Tiết 132, 133:

KIỂM TRA HỌC KÌ II

Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ BÀI

PHẦN I (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, phòng ăn”.

(Trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập 2 - NXB Giáo dục, 2015, trang 52)

Câu 1(0,5đ): Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào?

Câu 2(1,5đ). Trong câu văn “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao.” có sử dụng phép tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 3(1đ). Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

PHẦN II (7,0 điểm):

Câu 1(2,0 điểm). Từ đoạn văn ngữ liệu ở phần I, viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn nếp sống giản dị của các bạn trẻ hiện nay?

Câu 2 (5,0 điểm). Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

--------------Hết---------------

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2019 - 2020

Tuần 35 - Tiết 132, 133

KIỂM TRA HỌC KÌ

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I (3,0 ĐIỂM):

CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM

Câu 1

(0,5điểm)

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. 0,5 đ

Câu 2

(1,5điểm)

- Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ ( lộng gió thời đại) 0,5 đ

- Tác dụng của phép tu từ ẩn dụ:

+ Diễn tả đầy đủ, sâu sắc về tâm hồn vĩ đại của Bác : luôn chứa đựng và đón nhận những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của thời đại.

+ Gây ấn tượng mạnh mẽ và làm tăng sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.

1,0 đ

Câu 3

(1 điểm)

Thái độ,tình cảm của tác giả:

- Sự thấu hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Tình cảm kính yêu và khâm phục , tự hào đối với Bác.

0,5 đ

0,5 đ

PHẦN II (7,0 điểm):

CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM

Câu 1

(2điểm)

Bài cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Hình thức

- Đúng thể thức đoạn văn, đủ số câu

- Đoạn văn rõ ràng, mạch lac, đúng PTBĐ chính là nghị luận

- Đảm bảo liên kết câu, liên kết đoạn, không mắc lỗi chính tả

2. Nội dung

* Mở đoạn: Nêu vấn đề: Lối sống giản dị là sống phù hợp với hoàn cảnh, không ăn chơi đua đòi.

*Thân đoạn:

-Giải thích:  

+ sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách, tôn trọng chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội.

+ Ý nghĩa của lối sống giản dị

+ Giản dị giúp ta dễ hòa nhập, thân thiện, gần gũi với mọi người.

+ Được mọi người yêu mến, giúp đỡ...

+ Người có đức tính giản dị sẽ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, hạnh phúc trong cuộc sống,

- Biểu hiện của lối sống giản dị: Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực, không hoa mĩ, cầu kì ...

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử.

- Giải pháp:

+Rèn luyện sự giản dị ở mọi phương diện, mọi lúc, mọi nơi.

+ Phê phán lối sống cầu kì, xa hoa, lãng phí...

- Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của sự giản dị.Liên hệ

0,5 đ

1,5 đ

0,5đ

0,5 đ

0,25

0,25

Câu 2

(5 điểm)

*Cần đảm bảo các yêu cầu về hình thức (0,5 điểm)

- Đúng hình thức bài văn nghị luận đủ bố cục 3 phần

- Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

*Cần đảm bảo các gợi dẫn sau về nội dung (4,5 điểm)

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa sâu xa là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc VN về lòng biết ơn.

---------------------------------------------------------------------------------

2. Thân bài:

a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóngcủa câu tục ngữ:

* Nghĩa đen : Mượn hình ảnh giản dị, quen thuộc trong cuộc sống để giử gắm một triết lí sống :

-Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.

- Người ăn quả: người được thưởng thức, được hưởng thụ những trái cây ngon ngọt.

-“Kẻ trồng cây” là người đã bỏ ra công sức để vun trồng cây trái, cũng là người đã tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ.

=> Khi được ăn, được thưởng thức những trái ngon thì phải nhớ đến người đã vất vả, nhọc nhằn trồng trọt, chăm sóc để có trái quả ngọt lành.

+ Nghĩa bóng : nhắn nhủ chúng ta khi nhận dược sự giúp đỡ hoặc được hưởng thụ thành quả nào đó phải luôn nhớ ơn, và đền đáp xứng đáng với những người đã mang lại cho chúng ta những thành quả đó.

=>Ý nghĩa sâu xa: lời nhắc nhở về lòng  biết ơn những người đã vất vả tạo ra thành quả mà hôm nay chúng ta được hưởng.

---- --------------------------------------------------------------------------

b) Giải thích: tính đúng đắn của câu tục ngữ ( Vì sao phải biết ơn?)

+ Mọi giá trị vật chất hay tinh thần trong xã hội là do nhiều người tạo dựng nên, một người không thể tự làm được.

+ Những gì ta được hưởng thụ là công sức, thành quả của biết bao người.

=> Vì vậy khi được thừa hưởng những thành quả ấy phải nhớ ơn những người đã tạo dựng nên .

---------------------------------------------------------------------------------

c.Chứng minh tính đúng đắn của  câu tục ngữ:biết ơn ai? Vì sao?

(đưa lí lẽ kết hợp dẫn chứng phù hợp, có trình tự)

+Biết ơn cha mẹ, thầy cô... (lí lẽ, dẫn chứng cụ thể)

+ Biết ơn Đảng, Bác Hồ; Biết ơn các vị anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng...(lí lẽ, dẫn chứng)

+ Biết ơn những người lao động... (lí lẽ, dẫn chứng cụ thể)

-------------------------------------------------------------------------------

* Mở rộng: Xã hội còn không ít những kẻ sống vong ơn bội nghĩa...

(nêu vài biểu hiện, hậu quả)

------------------------------------------------------------------------------------

c) Hướng nhận thức và hành động

- Hiểu: Biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, chúng ta phải  giữ gìn và phát huy, tiếp nối.

* Hành động

- Sống có nghĩa tình, không ích kỉ... sẵn sàng giúp đỡ người khác...

- Luôn ghi nhớ công ơn của những người đã mang đến cho mình những điều tốt đẹp .Có những hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa .

- Phê phán, lên án những kẻ sống bội bạc, vô ơn...

-----------------------------------------------------------------------------------

3. Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ: bài học quý giá; lời nhắc nhở ân tình..

- Liên hệ bản thân.

0,5 đ

0,25 đ

-----------

1,0 đ

-----------

1,0 đ

-----------

1,0 đ

------------

0,25 đ

------------

0,75đ

-----------

0,25 đ

Đề thi đề xuất

Phần I: Đọc- hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! .....”

( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên?

Câu 3: ( 1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.”

Câu 4: (1,0 điểm) Tìm cụm C- V mở rộng câu trong câu văn sau và cho biết cụm C - V ấy làm thành phần gì?

“Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vu”.

Câu 5: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của em: Là học sinh THCS em cần làm gì để rèn luyện đức tính giản dị?

Phần II. Làm Văn (5,0 điểm)

Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

……………………….Hết…………………………….

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KI II 2019-2020

MÔN NGỮ VĂN 7

Phần Câu Nội dung Điêm

Phần I

Đọc- hiểu

( 5điểm)

1 Phương thức biểu đạt chính được viết trong đoạn văn là: Nghị luận 0,5
2 Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại – diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 0,5
3

- Phép liệt kê là:

+ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị;

+Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

-Tác dụng của phép liệt kê: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

1.0
4

- Cụm C- V mở rộng câu là: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vu

- Cụm C- V đó làm thành phần phụ ngữ trong cụm động từ

0,5

0,5

5 * Yêu cầu về hình thức: đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn (bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng); đủ số câu quy định. 0,5

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau, cần lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, viết đúng chủ đề.

- Tham khảo một số gợi ý sau:

+ Trong học tập: tích cực, tự giác…

+ Trong đời sống hàng ngày: tự mình làm những công việc phù hợp với lứa tuổi…

+ Trong quan hệ với mọi người: chan hòa, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ…

1,5

PHẦN II.LÀM VĂN

( 5điểm)

* Yêu cầu về hình thức

- Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh

- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

- Xác định đúng đối tượng chứng minh

* Yêu cầu về nội dung

- Bài viết cần đảm bảo những nội dung sau

0,5

1.Mở bài:

Dẫn dắt và nêu vấn đề cần chứng minh.

0,5

2.Thân bài:

- Môi trường sống là gi? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước,không khí....)

0,5

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi....

+Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại. (không khí ngăn cản vi khuẩn, virut, nước sạch ngăn cản bọ gậy, muỗn...)

1,0

- Những hành động ( dẫn chứng) thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống:

+ Xả rác bừa bãi....

+ Chặt phá rừng....

0,5

-Tác hại của việc con người không có ý thức bảo vệ môi trường:

+ Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí gây bệnh tật cho con người...

+ Thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất, gây thiên tai, lũ lụt....

1,0
- Những hành động cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: Con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.... 0,5

3.Kết bài:

Đánh giá vấn đề cần chứng minh và bài học rút ra cho bản thân.

0,5