Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề học kì 2 Văn 7 trường THCS Vĩnh Châu năm 2019-2020

2a794c7c59a784ceaa55c341e16c710f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:18:46 | Được cập nhật: 4 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 23081 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025676 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS VĨNH CHÂU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019 - 2020

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Họ tên và chữ ký:

Giám khảo 1: …………………..

………………………………….

Giám khảo 2: …………………..

…………………………………

Số phách

*Nhận xét của giáo viên:…………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………….

I. ĐỌC – HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh,

Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục – 2017, tr. 25)

Câu 1 (0.5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3 (1.5 điểm)

Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên

Câu 4 (1.0 điểm)

Nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau.

Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam, từ xưa đến nay, luôn sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

................Hết................


ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC – HIỂU 4.0
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: Nghị luận 0.5
2

Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.

1.0
3

Câu rút gọn trong đoạn trích.

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

- Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

0,5

0.5

0.5

4

Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu

- Trạng ngữ: trong rương, trong hòm.

- Ý nghĩa: xác định nơi chốn

0.5

0.5

II LÀM VĂN 6.0
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam, từ xưa đến nay, luôn sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 6.0
  1. Yêu cầu về kĩ năng:

- HS biết vận dụng các thao tác làm văn lập luận chứng minh để giải quyết yêu cầu của đề.

- Nội dung: Khẳng định vai trò to lớn của văn chương trong cuộc sống con người. 

- Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.

Biết cách làm một bài văn chứng minh Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Trình bày các luận cứ và dẫn chứng cho mối luận điểm, lí lẽ. Trình bày cẩn thận.

b. Yêu cầu về kiến thức:

* Mở Bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận: Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống theo truyền thống đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

* Thân bài:

* Giải thích thế nào là đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Ăn quả: Người thụ hưởng thành quả, người được giúp đỡ…

- Kẻ trồng cây: Người tạo ra thành quả, người có công…

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Người được hưởng thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả đó, thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước… => Câu tục ngữ đã thể hiện truyền thống biêt ơn, tình nghĩa… đó là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.

* Chứng minh: lấy được các ví dụ thực tế từ xưa đến nay

- Ngày xưa nhân dân ta đã luôn sống biết ơn, tình nghĩa:

+ Có nhiều câu ca dao, tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con cháu về lối sống biết ơn: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây…

+ Lập đền miếu thờ phụng, tổ chức các lễ hội để ghi nhớ những người có công với làng với nước…

+ Thờ cúng tổ tiên, ông bà…

- Ngày nay, nhân dân ta tiếp tục sống theo đạo lý tốt đẹp này:

+ Tiếp tục giữ gìn và tổ chức các lễ hôi để ghi nhớ công ơn các bậc tiền bôis, các vi anh hùng có công mở nước và giữ nước…

+ Có những ngày vinh danh thể hiện lòng biết ơn với những con người, những ngành nghề có nhiều đóng góp cho đất nước, cho xã hội: 27/2,27/7,20/10,20/11…

+ Xây dựng các bảo tàng, các khu lưu niệm…

* Phê phán: Những kẻ vong ân bôi nghĩa, đi ngược lai truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

* Liên hệ:

- Môi người cần giữ gin, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp ấy của dân tộc.

- Liên hệ tơi bản thân…

* kết bài: Khẳng đinh sự tốt đẹp, cần thiết của lôi sống này, đặc biệt trong xã hôi hiện nay.

1.0

4.0

1.0

Biểu điểm- đáp án

Điểm 6 - 7: Bài viết trình bày đủ các phần của bài văn chứng mình. Văn viết mạch lạc trong sáng giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, hợp lý có sức thuyết phục, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.

Điểm 5 - 5.75: Bài Viết có bố cục 3 phần, văn viết mạch lạc, lời lẽ giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, hợp lý có sức thuyết phục nhưng ở mức tương đối. Không quá 5 lỗi chính tả, độ dài tương đối với yêu cầu.

Điểm 3.5 - 4.75: Có trình bày đủ các phần của bài văn chứng minh. văn viết tương đối, lời lẽ còn đơn điệu, có lập luận nhưng chưa thyết phục, còn mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.

Điểm 2 - 3.25: Có nội dung bài, chi tiết còn lộn xộn, lời lẽ sơ sài, diễn đạt vụng về. Lỗi chính tả nhiều.

Điểm dưới 2: Lạc đề, không đúng kiểu bài.

Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo cách riêng nhưng nếu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản thì vẫn cho đủ điểm.
TỔNG ĐIỂM: 10.0