Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân

4471442c9bb8fe3a2a10200dfe550a41
Gửi bởi: Thái Dương 11 tháng 3 2019 lúc 18:31:18 | Được cập nhật: 20 giờ trước (18:48:50) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 557 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƢỜNG THPT THÁI PHIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƢỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Biên soạn: Tổ SỬ - GDCD NĂM HỌC: 2016 - 2017 Đà Nẵng, tháng 02/2015 Biên soạn: Tổ SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN (Tài liệu lƣu hành nội bộ) Đà Nẵng, tháng 03/2017 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm pháp luật: a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b. Đặc trƣng của pháp luật: - Tính quy phạm phổ biến. - Tính quyền lực, bắt buộc chung. - Tính chặt chẽ về mặt hình thức. 2. Bản chất của pháp luật: a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. b. Bản chất xã hội của pháp luật: + Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. + Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm) b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm) c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: - Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội: a. PL là phƣơng tiện để nhà nƣớc quản lý xã hội: - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. - Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. - Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một accsh thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. c. PL là phƣơng tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: - Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. - Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL. - PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. II. Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về …….. có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. A. đạo đức B. giáo dục C. văn hoá D. khoa học Câu 2: Pháp luật là phƣơng tiện để công dân A. quyền công dân đƣợc tôn trọng và bảo vệ. B. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. sống trong tự do dân chủ. D. công dân phát triển toàn diện. Câu 3: Pháp luật là A. quy tắc xử sự bắt buộc mọi công dân. B. quy tắc xử sự của một cộng đồng ngƣời. C. quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. D. quy tắc xử sự bắt buộc chung. Câu 4: Pháp luật bắt nguồn từ A. xã hội. B. kinh tế. C. đạo đức. D. chính trị. Câu 5: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là A. Nhà nƣớc. B. cơ quan nhà nƣớc. C. Chính phủ. D. Quốc hội. Câu 6: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của A. nhân dân lao động. B. giai cấp cầm quyền. C. giai cấp vô sản. D. giai cấp công nhân. Câu 7: Pháp luật là phƣơng tiện để Nhà nƣớc A. quản lý xã hội. B. bảo vệ các giai cấp. C. quản lý công dân. D. bảo vệ các công dân. Câu 8: Pháp luật do Nhà nƣớc ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của A. giai cấp công nhân. B. đa số nhân dân lao động. C. giai cấp vô sản. D. Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 9: Pháp luật mang tính ……… , vì pháp luật do Nhà nƣớc ban hành và đƣợc bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nƣớc A. quy phạm phổ biến. B. chặt chẽ. C. bắt buộc chung. D. mệnh lệnh. Câu 10: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có …., không thể tồn tại và phát triển đƣợc. A. hòa bình, dân chủ B. trật tự, ổn định C. dân chủ, hạnh phúc D. sức mạnh, quyền lực Câu 11: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nƣớc A. xử lý nghiêm minh. B. xử lý thật nặng. C. ngăn chặn, xử lý. D. xử lý nghiêm khắc. Câu 12: Pháp luật có tính ………. bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, đƣợc áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi ngƣời, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. A. bắt buộc chung B. bắt buộc C. cƣỡng chế D. quy phạm phổ biến Câu 13: Mỗi quy tắc xử sự thƣờng đƣợc thể hiện thành một ……. A. quy định pháp luật. B. quy phạm pháp luật. C. điều luật. D. điều cấm. Câu 14: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt …… nhằm diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật. A. nội dung B. văn bản C. câu chữ D. hình thức Câu 15: Pháp luật mang bản chất ……. sâu sắc vì pháp luật do Nhà nƣớc, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện. A. nhà nƣớc B. các giai cấp C. giai cấp D. xã hội . Câu 16: Trong mối quan hệ với kinh tế: một mặt, pháp luật ……. vào kinh tế; mặt khác, pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế. A. phụ thuộc B. gắn liền C. tác động D. can thiệp Câu 17: Pháp luật vừa là phƣơng tiện để thực hiện đƣờng lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của ……, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền. A. nhà nƣớc B. chính trị C. xã hội D. chính sách Câu 18: Muốn ngƣời dân thực hiện đúng pháp luật thì Nhà nƣớc phải làm cho dân biết pháp luật, biết ……….. của mình. A. quyền lợi và nghĩa vụ C. trách nhiệm và năng lực B. nhiệm vụ và khả năng D. quyền và lợi ích Câu 19: Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nƣớc ban hành pháp luật và tổ chức ……… trên quy mô toàn xã hội. A. giáo dục pháp luật B. thực hiện pháp luật C. sử dụng pháp luật D. áp dụng pháp luật Câu 20: Một trong những đặc trƣng cơ bản của pháp luật đƣợc thể hiện ở A. tính hiện đại. B. tính vi phạm phổ biến. C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính xác định. Câu 21: Pháp luật mang bản chất ……. vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. A. chính trị - xã hội B. xã hội C. giai cấp D. kinh tế - xã hội Câu 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho …………….”. A. mọi giai cấp, tầng lớp B. nhân dân lao động C. giai cấp vô sản D. giai cấp công nhân Câu 23: Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với tất cả cá nhân và tổ chức, ai cũng xử sự theo A. đạo đức. B. quyền lực. C. pháp luật. D. yêu cầu. Câu 24: Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi ngƣời trong hoàn cảnh, điều kiện nhƣ nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi ngƣời trong việc thực hiện các …………… hợp pháp của mình. A. quyền và lợi ích B. quyền và nghĩa vụ C. nhiệm vụ D. nghĩa vụ Câu 25: Nhờ có …………, Nhà nƣớc phát huy đƣợc quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát đƣợc các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. A. quyền lực B. kế hoạch cụ thể C. chủ trƣơng và chính sách D. pháp luật Câu 26: Ở nƣớc ta, các quyền con ngƣời về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá và xã hội đƣợc tôn trọng, đƣợc thể hiện ở các quyền công dân, đƣợc quy định trong…………….. A. các văn bản luật B. luật và chính sách C. Hiến pháp và luật D. Hiến pháp Câu 27: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều ch nh các ........................... A. bắt buộc chung - nhà nƣớc - quan hệ pháp luật. B. bắt buộc - nhà nƣớc - quan hệ xã hội. C. bắt buộc chung - quốc hội - quan hệ xã hội. D. bắt buộc chung - nhà nƣớc - quan hệ xã hội. Câu 28: Các quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành ……… mà nhà nƣớc là đại diện. A. ph hợp với chí của giai cấp cầm quyền B. ph hợp với các quy phạm đạo đức C. ph hợp với chí nguyện vọng của nhân dân D. ph hợp với mọi tầng lớp nhân dân Câu 29: Pháp luật mang bản chất xã hội vì A. pháp luật đƣợc ban hành vì sự phát triển của xã hội. B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 30: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm A. các chu n mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con ngƣời. B. quy định các hành vi không đƣợc làm. C. quy định các bổn phận của công dân. D. các quy tắc xử sự (việc đƣợc làm, việc phải làm, việc không đƣợc làm . Câu 31: Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tƣơng đối: một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật ……….. đối với kinh tế. A. tác động tích cực B. tác động trở lại C. tác động tiêu cực D. có sự chi phối Câu 32: Ở mỗi nƣớc, ngoài quy phạm pháp luật, còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác trong đó có quy phạm ……….. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau. A. đạo đức. B. chính trị. C. giáo dục. D. văn hoá. Câu 33: ………., một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ đƣợc các cá nhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác. A. Pháp luật B. Chính trị C. Đạo đức D. Xã hội Câu 34: Trong hàng loạt ………… luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hoá, xã hội, giáo dục. A. quy phạm xã hội B. quy phạm đạo đức C. quy phạm pháp luật D. vấn đề pháp luật Câu 35: Có thể nói, pháp luật là một …… đặc th để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. A. phƣơng tiện B. phƣơng thức C. cách thức D. hình thức Câu 36: Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, ……., tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con ngƣời luôn hƣớng tới. A. tôn trọng B. bình đẳng C. hợp pháp D. đúng đắn Câu 37: Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi ngƣời trong hoàn cảnh, điều kiện nhƣ nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi ngƣời trong việc thực hiện các ……….. hợp pháp của mình. A. quyền và lợi ích B. nghĩa vụ C. quyền và nghĩa vụ D. trách nhiệm Câu 38: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng nhƣ trình tự, thủ tục pháp l để công dân yêu cầu Nhà nƣớc bảo vệ các ……… hợp pháp của mình bị xâm phạm. A. quyền lợi B. thành tựu C. quyền và nghĩa vụ D. quyền và lợi ích Câu 39: Nhà nƣớc ban hành các quy định để định hƣớng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ ……….. của Nhà nƣớc. A. quyền và nghĩa vụ B. công lý C. quyền và lợi ích D. quyền lợi Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật: - Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. - Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. c. Các giai đoạn thực hiện PL: (không học) 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: a. Vi phạm pháp luật: - Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL: + Hành vi trái pháp luật. + Do ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. + Ngƣời vi phạm pháp luật phải có lỗi. - Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng. c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý: - Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đƣợc coi là tội phạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Ngƣời có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án. - Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản l nhà nƣớc. Ngƣời vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, nhƣ: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phƣơng tiện đƣợc d ng để vi phạm,… - Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. - Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc,… + Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, thôi việc, chuyển công tác khác,… II. Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Trách nhiệm hình sự là sự quyết định do cơ quan A. Tòa án. B. cơ quan hành chính nhà nƣớc có th m quyền. C. Viện kiểm sát. D. cơ quan, tổ chức nhà nƣớc. Câu 2: Thực hiện pháp luật là làm cho những quy định của pháp luật A. đi vào lƣơng tâm. B. đi vào cuộc sống. C. đi vào các quy tắc xử sự trong xã hội. D. cả A, B, C. Câu 3: Ngƣời có hành vi gây tổn hại sức khỏe cho ngƣời khác thì A. phải chịu trách nhiệm dân sự. B. phải chịu trách nhiệm hình sự. C. phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự. D. phải chịu trách nhiệm hành chính. Câu 4: Vi phạm pháp luật có các loại vi phạm là A. hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật. B. hình sự, hành chính, pháp luật, dân sự. C. kỷ luật, pháp luật, hành chính, hình sự. D. hình sự, hành động, dân sự, pháp luật. Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi A. xâm phạm các quan hệ tài sản và sở hữu. B. xâm phạm các quan hệ tài sản. C. xâm phạm các quan hệ tài sản và thân nhân. D. xâm phạm các quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 6: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. quy định. B. quy định phải làm C. cho phép làm. D. không cho phép làm. Câu 7: Cảnh sát giao thông xử phạt ngƣời không đội mũ bảo hiểm 250.000 đồng. Trong trƣờng hợp này, cảnh sát giao thông đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 8: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. không cấm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. quy định làm. Câu 9: Anh An đi săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trƣờng hợp này, anh An đã A. không tuân thủ pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không áp dụng pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 10: Đối tƣợng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những ngƣời A. đủ từ 14 tuổi trở lên. B. đủ từ 18 tuổi trở lên. C. đủ từ 16 tuổi trở lên. D. đủ từ 15 tuổi trở lên. Câu 11: Đối tƣợng phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra là những ngƣời A. đủ từ 14 tuổi trở lên. B. đủ từ 18 tuổi trở lên. C. đủ từ 16 tuổi trở lên. D. đủ từ 17 tuổi trở lên. Câu 12: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc,… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ đƣợc gọi là vi phạm A. pháp luật lao động. B. pháp luật hành chính. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 13: Khi vi phạm ……., ngƣời vi phạm thƣờng bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phƣơng tiện d ng để vi phạm. A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 14: Khi vi phạm ……., ngƣời vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lƣơng hoặc đuổi việc. A. kỷ luật B. dân sự C. hành chính D. hình sự Câu 15: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trƣờng hợp này, anh M đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân theo pháp luật. Câu 16: …………. là các cá nhân, tổ chức không làm những gì pháp luật cấm. A. Tuân theo pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Tuân thủ pháp luật Câu 17: Vi phạm pháp luật là hành vi ………, do ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. A. trái pháp luật B. bất hợp pháp C. trái pháp luật, có lỗi D. sai trái, không đúng Câu 18: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật nghĩa là không làm những điều mà pháp luật A. cho phép làm. B. không cấm. C. cấm. D. không đồng ý. Câu 19: Bố bạn An là ngƣời kinh doanh nên có thu nhập cao, hằng năm ông đến cơ quan thuế của quận để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trƣờng hợp nay, bố bạn An đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Chị Minh tham gia giao thông bằng xe máy trên đƣờng mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trƣờng hợp này, chị Minh đã A. không tuân thủ pháp luật. B. không thi hành pháp luật. C. không áp dụng pháp luật. D. không sử dụng pháp luật. Câu 21: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận trực tiếp giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của vài ngƣời gửi lên cấp quận. Trong trƣờng hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 22: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra các quyết định để luân chuyển một số cán bộ từ các phòng ban tăng cƣờng cho Uỷ ban nhân dân các phƣờng trên địa bàn. Trong trƣờng hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 23: ………… là các cơ quan, công chức nhà nƣớc có th m quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 24: Khi vi phạm …….., ngƣời vi phạm phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án. A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 25: Khi vi phạm …….., ngƣời vi phạm phải bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thƣờng tổn thất tinh thần. A. hình sự B. dân sự C. kỷ luật D. hành chính Câu 26: ………… là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 27: ……….. là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 28: ……….. là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. A. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 29: ……….. là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm đƣợc quy định tại Bộ luật Hình sự. A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 30: ………… là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản l nhà nƣớc. A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 31: ……… là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm kỷ luật Câu 32: Anh Lƣu Minh T bị bắt về tội vu khống và làm nhục bà Liên. Trong trƣờng hợp này, anh T đã vi phạm A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 33: Anh Nguyễn Văn B thƣờng xuyên đến công ty không đúng giờ và đã nhiều lần tự ý bỏ việc mà không có l do chính đáng. Trong trƣờng hợp này, anh B đã vi phạm A. hình sự B. hành chính C. kỷ luật D. dân sự Câu 34: ………… là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. A. Trách nhiệm kinh tế B. Trách nhiệm pháp luật C. Trách nhiệm pháp lý D. Trách nhiệm xã hội Câu 35: Trách nhiệm pháp l đƣợc áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi A. trái pháp luật. B. bất hợp pháp. C. không đúng pháp luật. D. sai trái, không đúng. Câu 36: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những ………… của các cá nhân, tổ chức. A. hành vi đúng đắn B. công việc hợp pháp C. hành vi hợp pháp D. yêu cầu chính đáng Câu 37: Trách nhiệm pháp l đƣợc áp dụng nhằm giáo dục, răn đe những ngƣời khác để họ tránh, hoặc …….. những việc làm trái pháp luật. A. không làm B. giảm bớt C. né tránh D. kiềm chế Câu 38: Vi phạm hành chính là A. hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm. B. hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản l nhà nƣớc. C. hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. hành vi vi phạm pháp luật xâm hại các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc. Câu 39: ………. đƣợc ban hành để hƣớng dẫn hành vi, điều ch nh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của Nhà nƣớc. A. Pháp luật B. Quy phạm pháp luật C. Đạo đức D. Quy phạm đạo đức Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƢỚC PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: - Khái niệm: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Hiểu về quyền và nghĩa vụ: + Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều đƣợc hƣởng các quyền công dân. Ngoài việc hƣởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng. + Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. 2. Công dân hình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Trách nhiệm của Nhà nước: - Quyền và nghĩa vụ của công dân đƣợc nhà nƣớc quy định trong Hiến pháp và luật. - Nhà nƣớc không những đảm bảo cho công dân bình đẳng trƣớc pháp luật mà còn xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân. - Nhà nƣớc không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống tƣ pháp cho ph hợp với từng thời kỳ nhất định làm co sở pháp lý cho việc xử lý hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân. II. Hệ thống câu hỏi: Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân đƣợc nhà nƣớc quy định trong A. Bộ luật. B. quy phạm pháp luật. C. các văn bản Luật. D. Hiến pháp và Luật. Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử l nhƣ nhau. B. công dân nào đủ 18 tuổi trở lên vi phạm pháp luật thì bị xử l theo quy định của pháp luật. C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử l theo quy định của pháp luật không phân biệt đối xử. D. cả A, B, C. Câu 3: Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là A. Nhà nƣớc. B. Mặt trận Tổ quốc. C. Chính phủ. D. Tòa án nhân dân. Câu 4: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nƣớc A. ngăn chặn, xử lý. B. xử lý thật nặng. C. xử lý nghiêm minh. D. xử lý nghiêm khắc. Câu 5: Theo Hiến pháp nƣớc ta, đối với mỗi công dân, lao động là A. nghĩa vụ. B. quyền và nghĩa vụ. C. bổn phận. D. quyền lợi. Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. thu nhập, tuổi tác, địa vị. B. dân tộc, giới tính, tôn giáo. C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, địa vị. D. dân tộc, độ tuổi, giới tính. Câu 7: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân ………. vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi ngƣời. A. tuỳ thời điểm phụ thuộc B. ít phụ thuộc