Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề 2 ý a (trang 133 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 2 tháng 4 2019 lúc 11:03:09

Lý thuyết

Câu hỏi

Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người kính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Hướng dẫn giải

* Giới thiệu:

- Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến; nêu vấn đề bình luận.

- Để nói hết lên vẻ đẹp bi tráng của người lính trong chiến tranh, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Bút pháp này có khuynh hướng tô đậm những cái đặc biệt, cái khác thường và sử dụng thủ pháp đối lập nhằm tác động mạnh mẽ vào cảm quan, gây ấn tượng mạnh sâu sắc cho người đọc.

* Giải thích khái niệm: Lãng mạn là những sự bay bổng, thăng hoa trong cảm xúc mang tính chủ quan. Lãng mạn tích cực, lãng mạn cách mạng đó là ước mơ, hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin tưởng lạc quan; những rung động về lí tưởng cao đẹp có ở những con người có chí hướng hoài bão, những bay bổng trong tâm hồn khi tiếp cận với đối tượng gợi cảm …

* Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:

  - Chất lãng mạn thể hiện ở cảm xúc hướng về những vẻ đẹp khác lạ của cảnh và người Tây Bắc.

   + Núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ, dữ dội mà nên thơ.

   + Con người miền Tây với vẻ đẹp đậm màu sắc dân tộc (tình tứ, e ấp trong điệu khèn, điệu múa, dáng người trên chiếc thuyền độc mộc trôi theo dòng lũ vừa rắn rỏi, dũng cảm, vừa mềm mại, uyển chuyển, …)

  - Chất lãng mạn thể hiện ở bút pháp xây dựng hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, kiêu hùng, tự nguyện hi sinh cho đất nước:

   + Lí tưởng cao đẹp

   + Kiêu dũng, can trường, ngạo nghễ với gian khổ, sẵn sàng xả thân vì đất nước.

   + Tâm hồn mộng mơ, tinh tế.

   + Lạc quan

* Đánh giá vấn đề. Ý nghĩa của chất lãng mạn đối với bài thơ về chiến tranh? Đối với người lính Tây Tiến.

Update: 3 tháng 4 2019 lúc 14:20:08

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm