Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu 6 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 3 tháng 4 2019 lúc 11:47:39

Lý thuyết

Câu hỏi

Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

Hướng dẫn giải

Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện ở những phương diện sau:

-  Thể thơ lục bát truyền thống.

-  Cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta" và “mình", người ra đi và người ở lại hát đôi đáp với nhau.

-   Về biện pháp tu từ, ngoài các ẩn dụ, hoán dụ thường có, ta có thấy nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp thơ uyển chuyển cân xứng, hài hoà làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.

Ví dụ:

+ Thơ Tố Hữu:

“ Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già"

(Việt Bắc)

+ Ca dao:

“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”...

-   Về ngôn ngữ thơ: Tố Hữu đã chú trọng lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ngôn ngữ rất giản dị, mộc mạc mà cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.

Update: 3 tháng 4 2019 lúc 11:47:39

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm