Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu 2 (trang 155 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 4 tháng 4 2019 lúc 15:40:08

Lý thuyết

Câu hỏi

Đọc bài tập 2 (SGK, 156), nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong từng đoạn văn, chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu biểu hiện giọng điệu. Phân tích ngắn gọn những cơ sở của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.

Hướng dẫn giải

-    Đoạn 1: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Để tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh (Hỡi đồng bào toàn quốc, hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Không! Chúng ta thà.. chứ nhất định không... không...), sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp (Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới...). Người viết đã chọn giọng điệu thích hợp với mục đích kêu gọi "đồng bào toàn quốc".

-   Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ (dào dạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng, cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao, thê lương, bi đát...) sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.

Từ những nội dung đã tìm hiểu, xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận:

-   Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc.

-   Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước...
 

 

Update: 4 tháng 4 2019 lúc 15:40:08

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm