Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu 2: (Trang 147- SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 17 tháng 4 2019 lúc 9:00:35

Lý thuyết

Câu hỏi

 Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

THÓI QUEN DÙNG TỪ

Có một chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh ta sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại nói:
- Cầm lấy tay tôi này!
 Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
 - Tôi nói vì biết tính anh này. Anh chỉ muốn cầm của người khác chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì. Tình huống buồn cười ở chỗ là sự keo kiệt của anh chàng bị rơi xuống sông, sắp chết đến nơi rồi mà cái nết vẫn không chừa. Đưa: là trao cho ai một vật gì đó. Cầm: là lấy một vật gì đó về cho mình. Anh chàng này keo kiệt nên thường ngày chỉ thích nhận, cầm mà rất sợ phải đưa, phải trao cho người khác. Cho đến khi anh ta gặp tình huống nguy hiểm chữ đưa kia vẫn làm cho anh ta sợ

Hướng dẫn giải

  • Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...
  • Động từ đưa và cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.
  • Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta, dù trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng. Câu chuyện buồn cười ở chỗ là thà chết chứ không chịu đưa cho ai cái gì, chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác. Nếu nói cầm thì anh ta mới chịu cho người ta cứu. Đây là bản tính bần tiện khiến cho việc dùng từ đưa và cầm đã trở thành thói quen máy móc của anh hà tiện.

Update: 17 tháng 4 2019 lúc 9:00:35

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm