Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 16 tháng 4 2019 lúc 15:51:32

Lý thuyết

Câu hỏi

a) Em làm thế nào khi cần biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết?

b) Chỉ dùng một câu có thể biểu đạt một cách trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết được không?

c) Làm cách nào để có thể biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình?

d) Đọc kĩ câu ca dao sau:

Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

Hãy suy nghĩ để trả lời

Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì?

Nó nói lên điều gì (chủ đề)?

Câu 6 và câu 8 trong câu ca dao này quan hệ với nhau như thế nào? Chúng liên kết về luật thơ và về ý với nhau ra sao?

Câu ca dao này đã biểu đạt được trọn vẹn một ý chưa?

Có thể xem câu ca dao này là một văn bản không?

đ) Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản?

e) Em viết một bức thư cho bạn bè, có phải là em tạo lập một văn bản không?

g) Bài thơ, truyện kể (có thể là kể bằng miệng hoặc bằng chữ viết), câu đối có phải là văn bản không?

h) Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời có phải là văn bản không?

Hướng dẫn giải

a) 

Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng,...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu).

b) 

Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ.

c) 

Phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình.

d)  

Gợi ý: Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền. Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8. Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Câu ca dao này là một văn bản.

đ) Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản?
Lời thầy (cô) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản (nói) vì:

  • Nó gồm một chuỗi lời
  • Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới.
  • Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt.

e) 

Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận;

Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản.

g) 

Bài thơ, truyện kể - truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản.

h) 

Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời cũng là những dạng văn bản.

Như vậy, thế nào là văn bản?

Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

Update: 16 tháng 4 2019 lúc 15:51:32

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm