Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Viếng Lăng Bác

80b0485bc20e3a4ab767d95699310ea7
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:43:09 | Được cập nhật: 2 giờ trước (19:50:19) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 607 | Lượt Download: 1 | File size: 1.014424 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Ngữ Văn 9- Cơ Bản (Thầy Nguyễn Phi Hùng) ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài: Viếng lăng Bác Giáo viên: Nguyễn Phi Hùng Câu 1. Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác. - Viễn Phương (1928-2005) là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng tại chiến trường miền Nam từ những ngày đầu đánh Mĩ. Viễn Phương được biết đến với giọng thơ nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và đậm chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh ác liệt của chiến trường. - Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác năm 1976 khi đất nước đã hoà bình, thống nhất, lăng Bác được khánh thành và đón tiếp nhân dân vào lăng viếng Bác. Nhà thơ cùng với đoàn đại biểu miền Nam lần đầu tiên được ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác. Câu 2. Mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ được thể hiện theo trình tự nào? - Trình tự của một lần vào lăng viếng Bác: từ lúc mới tới lăng, xếp hàng vào lăng, vào trong lăng ngắm di hài Bác và rời lăng trở về. Câu 3. Cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ thơ đầu và cây tre trong khổ cuối của bài thơ này. - Hàng tre xuất hiện trong khổ đầu bài thơ là một hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê, mang lại ấn tượng đầu tiên là sự gần gũi và gợi liên tưởng: nhân dân, dân tộc ở các vùng quê đều hội tụ về đây, quây quần bên Bác, canh cho Bác ngủ, nối tiếp con đường Bác đã đi. - Cây tre tái xuất ở khổ thơ cuối khẳng định tình cảm sâu nặng và ước nguyện chân thành của nhà thơ, cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam với Bác: muốn trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên người, trung thành với lí tưởng cách mạng và con đường người đã lựa chọn cho dân tộc tới tương lai. Câu 4. Cảm nhận của em về đoạn thơ Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Ngữ Văn 9- Cơ Bản (Thầy Nguyễn Phi Hùng) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. - Đoạn thơ ngợi ca vẻ đẹp, tầm vóc và công lao trời biển của chủ tịch Hồ Chí Minh qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng". Cuộc đời, tâm hồn Bác đẹp đẽ, rực rỡ tựa ánh dương soi chiếu con đường đến ngày độc lập tự do cho dân tộc đang chìm trong tăm tối xích xiềng nô lệ, toả hơi ấm, mang lại cuộc sống mới cho những cuộc đời bất hạnh. Vầng mặt trời ấy cũng lớn lao, vĩnh viễn, thường hằng như Bác mãi bất tử trong trái tim mỗi người Việt Nam. - Đoạn thơ cũng thể hiện tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, tự hào và niềm thành kính biết ơn vô hạn của dân tộc với Bác. Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" và hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" đã nói lên những tình cảm sâu sắc, chân thành đó của nhà thơ. Câu 5. Cho câu thơ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên .............. a. Chép tiếp bảy câu thơ liền sau câu thơ trên. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Ngữ Văn 9- Cơ Bản (Thầy Nguyễn Phi Hùng) Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này... b. Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép là gì? - Niềm xúc động thiêng liêng khi nhà thơ được chiêm ngưỡng di hài Bác và nỗi lưu luyến không nỡ rời xa khi tác giả phải rời lăng, trở về. c. Hãy chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ và cho biết ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ấy. - Hình ảnh ẩn dụ "Trời xanh": ngầm so sánh cuộc đời, vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của Bác như bầu trời cao rộng mênh mông, lúc nào cũng thẳm xanh bất diệt. d. Trong ba câu thơ cuối của đoạn thơ em vừa chép, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. - Biện pháp tu từ điệp ngữ. Cụm từ "muốn làm" được lặp đi lặp lại kết hợp với phép liệt kê (các sự vật gần gũi, bình dị) cho thấy ước nguyện thiết tha, tình cảm chân thành của nhà thơ dành cho Bác Hồ. e. Ở một bài thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9, nhà thơ cũng thể hiện ước nguyện muốn làm con chim, cành hoa. Hãy chép lại những câu thơ ấy và cho biết đó là câu thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Chỉ ra sự giống và khác nhau trong ước nguyện của nhà thơ đó với ước nguyện của tác giả bài thơ Viếng lăng Bác. - Đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa - Điểm giống nhau: các nhà thơ đều ước mình trở thành những sự vật bình dị nhưng dâng hiến những gì đẹp đẽ, quý giá nhất của mình (con chim dâng tiếng hót, đoá hoa hiến sắc hương). - Điểm khác: Nếu Thanh Hải mong dâng hiến những gì đẹp đẽ cho cuộc đời, để làm nên mùa xuân lớn của quê hương đất nước thì Viễn Phương ước mình được làm những sự vật nhỏ bé, gần gũi để mãi được gần bên Bác, không phải rời xa, canh cho Bác ngủ. g. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ dành cho Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 - Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Ngữ Văn 9- Cơ Bản (Thầy Nguyễn Phi Hùng) Bác Hồ thể hiện trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu. - Đoạn văn tập trung phân tích tình cảm nhà thơ dành cho Bác với các ý chính sau: + Niềm xúc động thiêng liêng khi chiêm ngưỡng di hài Bác. Cảm giác bình yên, thanh thản khi thấy Bác như đang say ngủ, một giấc ngủ yên bình thật hiếm hoi và quý giá trong suốt cuộc đời đầy những lo toan, bôn ba vì sự nghiệp cách mạng, vì nước vì dân. Nhưng từ thẳm sâu trong tim, nhói lên một nỗi đau bởi tác giả hiểu một thực tế nghiệt ngã: Bác đã đi xa. + Tình cảm lưu luyến trong thời khắc chia tay. Nỗi nhớ niềm thương trào dâng thành những dòng nước mắt. Nhà thơ ước mình được mãi gắn bó với nơi này, được mãi gần bên Bác. Câu 6. Chỉ ra một số hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc được nhà thơ sử dụng trong bài thơ này. - Hình ảnh mặt trời, hình ảnh tràng hoa dâng Bác, hình ảnh cây tre/hàng tre, hình ảnh trời xanh, hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền ... Câu 7. Cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ và tình cảm mà nhà thơ dành cho Bác được thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Các em tập trung phân tích bài thơ để làm sáng tỏ hai ý lớn: + Hình ảnh Bác Hồ: người con ưu tú của dân tộc. Cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ người toả sáng như ánh mặt trời soi chiếu con đường tới tương lai, tới độc lập tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Cả cuộc đời bảy mươi chín năm, người đã dâng hiến cho đất nước, để làm nên mùa xuân cho quê hương xứ sở. Con người ấy có tâm hồn dịu dàng, trong sáng, rất yêu thiên nhiên nên khi Bác yên nghỉ, vầng trăng dịu hiền ghé lại bên người tri kỉ ru êm Bác ngủ. Hình ảnh Bác sẽ bất tử trong lòng nhân dân. + Tình cảm nhà thơ dành cho Bác: nỗi xúc động nghẹn ngào, niềm tiếc thương vô hạn, sự ngưỡng mộ thành kính biết ơn và cả sự lưu luyến không nỡ rời xa. Câu 8. Hãy kể tên một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS nói về Bác Hồ và lòng kính yêu Bác của nhân dân Việt Nam. Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 - Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực Khóa học Ngữ Văn 9- Cơ Bản (Thầy Nguyễn Phi Hùng) - Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) - Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) - Làng (Kim Lân) Giáo viên : Nguyễn Phi Hùng Nguồn Hệ thống giáo dục HOCMAI : Hocmai Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 -