Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 33: Kính hiển vi

I. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

+ Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

+ Kính hiển vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng \({{O}_{1}}{{O}_{2}}=l\) không đổi. Khoảng cách \(F_{1}^{'}{{F}_{2}}=\delta \) gọi là độ dài quang học của kính.

  Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lỏm.

II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

  Sơ đồ tạo ảnh :

\({{A}_{1}}{{B}_{1}}\) là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian \({{A}_{1}}{{B}_{1}}\).

  Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) .

 Điều chỉnh khoảng cách từ vật đến vật kính \({{d}_{1}}\) sao cho ảnh cuối cùng \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn hoặc bằng năng suất phân li của mắt.

  Nếu ảnh sau cùng \({{A}_{2}}{{B}_{2}}\) của vật quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.

III. Số bội giác của kính hiển vi

+ Khi ngắm chừng ở cực cận: \({{G}_{C}}=\left| \frac{d_{1}^{'}d_{2}^{'}}{{{d}_{1}}{{d}_{2}}} \right|\)

+ Khi ngắm chừng ở vô cực: \({{G}_{\infty }}=\left| {{k}_{1}} \right|{{G}_{2}}=\dfrac{\delta .O{{C}_{C}}}{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}\)

  Với \(\delta ={{O}_{1}}{{O}_{2}}-{{f}_{1}}-{{f}_{2}}\)

IV. Dạng bài tập

- Áp dụng bài toán xác định ảnh tạo bởi thấu kính và hệ thấu kính để xác định ảnh tạo bởi quang cụ.

- Độ bội giác của kính hiển vi: áp dụng công thức \({{G}_{\infty }}=\left| {{k}_{1}} \right|{{G}_{2}}=\dfrac{\delta .O{{C}_{C}}}{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}\)  với \(\delta ={{O}_{1}}{{O}_{2}}-{{f}_{1}}-{{f}_{2}}\)

Bài tập

Có thể bạn quan tâm