Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Phương pháp tả người

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:

  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi ;
  • Một cụ già cao tuổi ;
  • Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.

Hướng dẫn giải

Những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả:

  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi:

Hình dáng: nhỏ nhắn, tròn trĩnh,...

Khuôn mặt: mũm mĩm, mắt long lanh, môi đỏ hồng,...

Cử chỉ: ngây ngôn, hay cười, ...

Giọng nói: dễ thương, nói nhiều như ông cụ non,...

  • Một cụ già cao tuổi:

Hình dáng: lưng còng, chống gậy,...

Khuôn mặt: hiền từ, da nhắn nheo, mắt đeo kính, miệng móm mém,...

  • Cô giáo đang giảng bài :

Cô giáo dạy môn gì? (tiếng anh, toán,…)

Giờ học về nội dung gì? (Các thì trong tiếng anh, lũy thừa,…)

Giọng của cô giáo khi giảng bài? (nhỏ nhẹ, rõ ràng,…)

Khi cô giáo giảng bài thì biểu lộ sắc thái như thế nào? (nghiêm khắc, hiền từ,…)

Câu 2: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.

Hướng dẫn giải

Dù tả đối tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả – chân dung hay hoạt động.
  • Thân bài: tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng, làm nổi bật đối tượng được tả.
  • Kết bài: nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu cảm nhận hoặc đánh giá.

Dàn ý tham khảo:

Đề bài: Một cụ già cao tuổi

Mở bài: Giới thiệu về cụ già: cụ năm nay 70 tuổi, sống với gia đình ở cạnh nhà em.

Thân bài:

  • Hình dáng: cụ đi phải chống gậy vì lưng cụ bị còng.

Chân trái bị đau nên cụ thường bước khập khiễng và chậm rãi.

  • Khuôn mặt: Khuôn mặt già nua với những nếp nhăn và một vài đốm đồi mồi đúng với người 70 tuổi.

Cụ thường phải mang chiếc kính lão để nhìn rõ mọi thứ.

Cụ thường nở nụ cười hiền từ với mọi người.

  • Cử chỉ: Cụ thường đọc sách báo trên chiếc ghế mây cũ kĩ

Cụ mài mực trên tờ giấy trắng và viết chữ, những nét chữ rất có hồn và thật đẹp.

Kết bài: Không chỉ em mà mọi người trong thôn cũng rất yêu quý cụ. Mong cụ có thể sống lâu trăm tuổi.

Câu 3: Trang 62 sgk ngữ văn 6 tập 2

Đoạn văn sau bị xóa đi hai chỗ trong ngoặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như (…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.

Hướng dẫn giải

Những từ ngữ có thể têm vào chỗ dấu (...) trong đoạn văn là:

  • Chỗ trống thứ nhất: chín nắng, tôm luộc, mặt trời,...
  • Chỗ trống chứ hai: ông tượng, thần hộ vệ trong đền, ông tướng, thiên tướng,...

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm