Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

LỊCH SỬ 10 NÂNG CAO HKII.

15d9faaea12f22629aa49957b4e45225
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 11:38:35 | Được cập nhật: 13 giờ trước (15:32:03) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 438 | Lượt Download: 9 | File size: 0.151552 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 5. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV

I. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT

(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV).

1. Bước đầu xây dựng nhà nước. Thời Ngô - Đinh- Tiền Lê.

- Xây dựng chính quyền

Nhà Ngô

(939 – 967)

Nhà Đinh

(968 – 980)

Tiền Lê

(981 – 1009.)

- Đóng đô Cổ Loa

- X­ưng Vương

- Xây dựng chính quyền.

- Định triều nghi, phẩm phục cho quan lại.

- Lên ngôi Hoàng Đế

- Xây dựng kinh đô Hoa L­ư

- Xây dựng chính quyền quân chủ có văn ban, võ ban, tăng ban.

- Xây dựng, Phát triển quân đội.

- Chia nước thành 10 đạo.

- Giao con cái, t­ướng lĩnh trung thành cai quản.

- Chấn chỉnh quân đội.

- Đặt vạc dầu, cũi nuôi thú dữ nhằm trấn áp tội phạm…

- Củng cố biên c­ương; đặt quan hệ ngoại giao với Chămpa, Tống

* Nhận xét: Các triều đại thời gian tồn tại ngắn, tập trung giải quyết những khó khăn của đất n­ước sau thời Bắc thuộc, thống nhất các thế lực PK cát cứ nên chính quyền xây dựng ch­a hoàn chỉnh. Như­ng đó là nền tảng quan trọng cho sự phục hư­ng dân tộc ở những thế kỉ sau.

2. Nhà n­ước Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ.

- Thời gian: Nhà Lý (1009 – 1225)

Nhà Trần (1226 – 1400)

Nhà Hồ (1400 – 1407)

- Kinh đô: 1010, dời ra Đại La, đổi thành Thăng Long, xây dựng Hoàng Thành. Nhà Hồ xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa.

- Tên nước: Năm 1054, Vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.

- Xây dựng chính quyền ở trung ương: Vua, Tể t­ướng ( Thái úy hay Tướng quốc), đại thần, các chức hành khiển, cơ quan hành chính như­ sảnh viện, đài. Ngoài ra, có các chức quan trông nom nông nghiệp, đê điều.

- Xây dựng chính quyền ở địa ph­ương: Lộ (10; 24 lộ), Phủ, huyện, châu, h­ương, xã.

- Quân đội: gồm có Cấm binh ( bảo vệ nhà vua và kinh thành) và Lộ binh (ở các địa phương, thực hiện chính sách “Ngụ binh ­ư nông”). Thời Trần, v­ương hầu, thái tử đều có quân đội riêng.

- Luật pháp: 1042, nhà Lý ban hành Hình th­ư.

1240, nhà Trần ban hành Hình luật.

=> Bảo vệ triều đại, bảo vê lợi ích quý tộc PK nh­ưng cũng rất đề cao t­ưởng khoan hồng, thân dân.

- Quan lại: Tuyển chọn theo hình thức tiến cử và thi cử.

3. Đoàn kết dân tộc. Chính sách ngoại giao.

­* Đoàn kết dân tộc: Các triều vua Lý – Trần rất ý thức về chính sách đoàn kết dân tộc.

- Biểu hiện: + Chính sách thân dân

+ Chính sách kết thân với các tù tr­ởng bằng cách gả công chúa, ban t­ớc, cho nắm quyền tự trị

+ Tìm cách thu phục các lực l­ượng chống đối.

* Ngoại giao: - Mềm mỏng, triều cống với chính quyền ph­ương Bắc. Nh­ưng luôn giữst­ thế của một dân tộc độc lập.

- Vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với Chămpa để giữ vững biên giới, lãnh thổ.

II. MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV).

1. Mở rộng ruộng đất, phát triển nông nghiệp.

* Hoàn cảnh: đất nước thống nhất, nhân dân phấn khởi, nhà nước chăm lo.

* Nhà n­ước và nhân dân rất quan tâm sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích khai hoang, cho lập điền trang => đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

- Lễ cày tịch điền đặt ra hàng năm.

- Chăm lo bảo vệ sức kéo (quy định trong Hình luật).

- Đắp đê, xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà Trần đặt các chức quan Hà đế chánh phó sứ chuyên lo hộ đê.

=> Ngoài lúa, còn trồng rau đậu, cây ăn quả, khoai sắn, trồng dâu nuôi tằm. Nền nông nghiệp phát triển khá ổn định.

2. Phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp

* Thủ công nghiệp cổ truyền: Đúc đồng, rèn sắt, gốm sứ­, ­ơm tơ dệt lụaBắt đầu hình thành một số làng thủ công.

- Xuất hiện khai thác mỏ: đồng, bạc, thiếc.

- Thủ công nghiệp nhà n­ước: đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo trong các cục Bách tác (xưởng thủ công).

* Th­ương nghiệp:

- Nội thương: qua hệ thống các chợ làng, huyện, liên làng trao đổi buôn bán nông phẩm và sản phẩm thủ công nghiệp.

- Ngoại th­ương: cảng Vân Đồn, Lạch Tr­ườngthương nhân Giava, Xiêm, Ấn Độ trao đổi lụa là, hương liệu, vải vóc, ngọc, vàng…

=> Nguyên nhân: Đất n­ước độc lập, thống nhất. Chính sách của nhà nước; tinh thần lao động của nhân dân. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là yếu tố thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

3. Phân hóa xã hội và các cuộc đấu tranh của nhân dân.

- Đầu các triều đại: đời sống nhân dân căn bản đ­ược ổn định.

- Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, xã hội này càng phân hóa mạnh. Tình trạng chiếm ruộng đất công thành ruộng t­ư. Phân hóa giàu nghèo.

- Cuối các triều đại, các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các triều đại.

III. KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV).

Nhóm 1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)

* Hoàn cảnh: Nước Tống ổn định, vững mạnh. Nhà Đinh rối ren, vua nhỏ.

* Người lãnh đạo: Lê Hoàn.

* Chiến thắng: đánh tan hai cánh quân Tống ở Lạng Sơn và sông Bạch Đằng.

Đại Hành thống lĩnh quân ta

Cờ lên Nam ải cờ ra Bạch Đằng.

* NghÖ thuËt qu©n sù: Sự mưu lược của Lê Hoàn trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp.

* ý nghÜa: Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống. Hàng trăm năm sau nhân dân ta được sống trong cảnh yên bình. Năm 1075 nhà Tống mới dám nghĩ đến xâm lược Đại Việt.

* Nguyên nhân thắng lợi: Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống; ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt; sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn...

Nhóm 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

* Hoàn cảnh: Nhà Tống gặp khó khăn, muốn tiến hành chiến tranh để giải quyết những mâu thuẫn trong nước.

- Đại Việt thời nhà Lý ổn định, đang trên đà phát triển.

* Người lãnh đạo: Lý Thường Kiệt.

* Chiến thắng:

- 1075: đập tan đạo quân xâm lược của nhà Tống ở thành Ung Châu (TQ)

- 1077: trận quyết chiến ở bờ Bắc sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), đánh tan quân xâm lược.

* Nghệ thuật quân sự:

- Phát huy cao tinh thần chủ động tiến công địch.

- Chọn địa điểm, xây dựng phòng tuyến chống giặc có hiệu quả.

- Kết hợp giữa chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.

- Đòn tiến công tư tưởng.

- Kết thúc chiến tranh bằng đàm phán hòa bình.

Nhóm 3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).

* Hoàn cảnh: - Thế kỉ XIII, quân Mông Cổ với tư tưởng bành trướng đã tiến hành xâm lược, thôn tính nhiều nước Châu á, ba lần đem quân xâm lược Đại Việt (1258, 1285, 1288).

- Đại Việt thời nhà Trần ổn định và trên đà phát triển.

Thời gian: - Người lãnh đạo: Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cùng các tướng Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn .

- Các chiến thắng quyết định:

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu

+ Lần 2: Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long..

+ Lần 3: Bạch Đằng

- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh:

+ Chiến tranh nhân dân.

+ Biết rút lui đúng lúc, tiến công vào thời điểm thích hợp.

+ Liên tục tiến công đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Nhóm 4. Phong trào đấu tranh chống xâm lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn.

* Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XV, nhà Minh đem quân sang xâm lược nước ta, nhà Hồ tổ chức cuộc kháng chiến nhưng thất bại. Dưới ách đô hộ của nhà Minh, đất nước rơi vào cảnh lầm than. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhưng thất bại.

* Khởi nghĩa Lam Sơn

- Người lãnh đạo: Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Thời gian: 1418 - 1428.

- Những chiến thắng lớn: trận Tốt động - Chúc động; trận Chi Lăng - Xương Giang..

- Nghệ thuật quân sự nổi bật:

+ Chiến tranh du kích phát triển lên thành cuộc kháng chiến toàn dân.

+ Vừa đấu tranh quân sự vừa đấu tranh chính trị bền bỉ, kiên quyết. Đó là chiến thuật Tâm công.

+ Giai đoạn cuối của cuộc chiến nổi bật lên nghệ thụât “công thành diệt viện”

+ Cuộc chiến nêu cao tinh thần nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình. Kết thúc chiến tranh bằng hội thề.

4. Vận dụng, nâng cao

Câu 1: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí.

Câu 2: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.

Câu 4: Từ lịch sử các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược (thế kỉ X - XV), em hãy rút ra bài học cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 1: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí.

- Đập tan hoàn toàn mộng xâm lược nước ta của quân Tống, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

- Góp phần kế thừa và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu, nghệ thuật chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Là tiền đề cho nước Đại Việt phát triển, giành nhiều thành tựu về kinh tế văn hóa, đưa triều Lý trở thành một trong các triều đại phong kiến có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII

- Nước Đại Việt đang trong thời kì phát triển về mọi mặt, đây là tiền đề cho việc huy động tiềm lực về nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến.

- Triều đại nhà Trần có vua sáng tôi hiền: Có nhiều vị vua anh minh như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…các tướng lĩnh kiệt xuất tài ba như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo…quân đội nhà Trần hùng mạnh, tràn ngập ý chí quyết chiến quyết thắng.

- Nhân dân Đại Việt giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập của Tổ quốc.

Câu 3:So sánh điểm giống và khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, lãnh đạo, nghệ thuật quân sự, kết quả, giải pháp kết thúc chiến tranh giữa các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

* Giống nhau:

- Đều là những cuộc đấu tranh vì nền độc lập dân tộc.

- Nhân dân là lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi, tinh thần đoàn kết đồng lòng giữa những người lãnh đạo với ba quân tướng sĩ và nhân dân.

- So sánh tương quan lực lượng trong giai đoạn đầu ưu thế đều nghiêng về phía kẻ thù.

- Đều triệt để khai thác những yếu tố về địa hình, địa lợi để bố trí các trận đánh lớn.

- Kẻ thù chỉ chịu từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta khi bị ta đánh bại trên mặt trận quân sự.

- Kết quả: đều giành thắng lợi.

* Khác nhau:

- Hoàn cảnh:

+ Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên diễn ra trong điều kiện đất nước có độc lập chủ quyền và giành nhiều thành tựu về mọi mặt đây là tiền đề thuận lợi để Nhà nước phong kiến huy động các nguồn lực phục vụ cho kháng chiến.

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong điều kiện đất nước đang chịu ách đô hộ của nhà Minh, đây là khó khăn lớn của cuộc khởi nghĩa.

- Nghệ thuật quân sự:

+ Nhà Trần: Ta chủ động kháng chiến, chủ động rút lui, chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ để đoàn kết chống giặc, buộc kẻ thù phải đánh theo cách của ta.

+ Các cuộc kháng chiến thời Trần chủ yếu diễn ra trên mặt trận quân sự còn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nghĩa quân kết hợp chặt chẽ giữa việc đẩy mạnh bao vây, tiến công địch với việc đấu tranh ngoại giao.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: Ta phát triển từ thế bị động lúc đầu sang thế chủ động, có căn cứ địa và phát triển từ cuộc đấu tranh ở địa phương thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hào trưởng, một số nông dân có tài…, còn ở thời Trần là triều đình phong kiến, quý tộc Trần.

- Giải pháp kết thúc chiến tranh:

+ Các thắng lợi quân sự thời Trần trực tiếp quyết định kết thúc chiến tranh còn khởi nghĩa Lam Sơn các thắng lợi quân sự là tiền đề cho việc giảng hòa giữa quân Minh và nghĩa quân để kết thúc chiến tranh.

Câu 4: Từ các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược … rút ra bài học trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

- Giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động đối phó và kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu xâm lược, phá hoại của kẻ thù.

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, phát huy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

- Kế thừa và phát huy cao độ nghệ thuật quân sự của ông cha, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, các lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

- Luôn đề cao khát vọng hòa bình của dân tộc.

- Đẩy mạnh giáo dục truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, niềm tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phát triển toàn diện mọi mặt của đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh => Đây là biện pháp quyết định tạo ra thế và lực bảo vệ Tổ quốc.

- Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

IV. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC (THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV).

1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.

* Đạo Phật: phát triển rộng rãi, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống chính trị quốc gia.

- Nguyên nhân: tinh thần giáo lý đạo Phật phù hợp với đời sống tâm linh của dân tộc => tự nguyện tiếp thu.

- Giai cấp thống trị tôn sùng, coi trọng.

- Biểu hiện: - Nhà n­ước xuất ngân khố xây chùa

- Nhân dân ở các làng góp tiền xây

- Các triều Đinh, Lê có tăng ban

- Các vua Lý, Trần xuất gia, hình thành phái Thiền mới: Thảo

Đ­ờng, Trúc Lâm

=> Kiến trúc chùa tháp và dòng văn học chịu ảnh h­ưởng của đạo phật.

* Đạo Nho:Ngày càng phát triển.

- Nguyên nhân: nhà n­ước chủ động tiếp thu, phục vụ cho công cuộc trị n­ước.

- Khoa cử, giáo dục thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo và đội ngũ trí thức Nho học.

* Đạo giáo: Đ­ược hoà nhập trong tín ng­ỡng dân gian.

* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thần cũng phổ biến trong nhân dân.

2. Giáo dục, văn học và nghệ thuật

* Giáo dục: Ngày càng phát triển, phục vụ công cuộc trị n­ước.

- 1070, nhà Lý cho xây Văn Miếu ở kinh đô.

- 1075, mở khoa thi đầu tiên – Lê Văn Thịnh đỗ đầu.

- 1076, dựng Quốc tử giám.

- 1247, đặt lệ lấy Tam khôi.

=> Nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức Nho học có vai trò lớn trong công cuộc xây dựng đất n­ước. Hình thành và phát triển văn hóa dân tộc, trứơc hết đó là dòng văn học chữ Hán với nhiều tác phẩm tiêu biểu.

* Văn học:

- Các áng thiên cổ hùng văn chữ Hán.

- Giá trị tư­ t­ưởng: tình yêu n­ước, lòng tự hào dân tộc, ca ngợi các chiến công chống giặc giữ n­ước.

- Sự ra đời, phát triển của chữ Nôm => Văn tế cá sấu của Nguyễn Thuyên.

* Nghệ thuật:

- Kiến trúc: cung điện, đền đài, lăng tẩm, miếu mạo, chùa tháp .

- Nghệ thuật điêu khắc .

- Nghệ thuật sân khấu, ca nhạc

- Trò chơi dân gian, sinh hoạt trong các lễ hội

3. Khoa học – kĩ thuật

- Sự phát triển của sử học:

+ Thời Lý đã có cơ quan chép sử ghi chép

+ Bộ sử chính thống đầu tiên: Đại Việt sử kí của Lê Văn H­u

+ Các bộ sử khác

- Sự phát triển của khoa học quân sự:

- Sự phát triển của y học:

- Sự phát triển của kĩ thuật: dụng cụ quan sát thiên văn, đúc súng thần cơ, đóng thuyền lớn

V. VIỆT NAM Ở THẾ KỈ XV – THỜI LÊ SƠ.

1. Nhà n­ước quân chủ đạt đến đỉnh cao.

- Nhà Lê: Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê (1428 – 1527), đặt tên nước là Đại Việt.

- Thời kì đầu: Tổ chức nhà n­ước giống thời Lý – Trần – Hồ.

- Sau đó, vào những năm 60 Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính.

* Cụ thể:

- Ở trung ương: bỏ chức tể t­ướng, đại hành khiển, vua trực tiếp nắm 6 bộ, Ngự sử đài quyền hành cao hơn.

- Ở địa ph­ương, bãi bỏ các đạo, lộ củ. Đất nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo thừa tuyên có 3 ty (đô ty, hiến ty, thừa ty). Xã là đơn vị hành chính cơ sở.

=> Tác dụng: Nâng cao quyền lực vua, tinh giản bộ máy, tăng c­ường khả năng kiểm soát, chế ước lẫn nhau.

- Quan lại: tuyển chủ yếu qua giáo dục, khoa cử. Ng­ười đỗ đạt đ­ợc ban cấp nhiều ruộng đất => tầng lớp thống trị.

- Bộ luật Hồng Đức (1483) => Bộ luật tiến bộ, mang tính dân tộc sâu sắc.

- Quân đội đ­ược tổ chức chặt chẽ, chính sách “ngụ binh ­ư nông”

- Chính sách củng cố khối đoàn kết dân tộc

- Quan hệ ngoại giao hoà hảo với nhà Minh.

2. Khôi phục và phát triển kinh tế

* Nông nghiệp

- Chiếu kêu gọi dân l­i tán về quê sản xuất.

- Chính sách quân điền.

- Khuyến khích khai hoang, lập đ­ược 43 sở đồn điền.

- Làm thủy lợi: kênh nhà Lê, sông đào ở Thanh Hóa.

* Thủ công nghiệp -thuơng nghiệp

- Làng nghề thủ công tiếp tục hình thành.

- Thăng Long là trung tâm sản xuất hàng thủ công, buôn bán lớn nhất trong cả n­ớc.

- Chợ làng, chợ huyện vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nội th­ơng.

- Nhà n­ước ban hành quy chế lập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.

- Hạn chế ngoại th­ưoưng, thuyền n­ước ngoài chỉ cập bến một vài cảng, chính quyền khám xét nghiêm ngặt

=> Hạn chế phần nào sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

3. Những chuyển biến về văn hóa

* Tôn giáo

- Nho giáo được độc tôn => Lễ nghĩa Nho giáo trở thành nguyên tắc ứng xử của cá nhân trong xã hội.

- Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo của nhân dân.

* Giáo dục

- Quốc tử giám đ­ược mở rộng.

- Khoa thi tổ chức đều đặn 3 năm, đối t­ượng đi thi đ­ược mở rộng.

- Nhà n­ước vinh danh ng­ười đỗ đạt: bia đá, bảng vàng, vinh quy, bái tổ.

=> Đội ngũ trí thức đông đảo, quan lại có chất l­ượng, khuyến khích nhân dân học hành, dân trí nâng cao, văn học phát triển

* Văn học

- Văn học chữ Hán

- Văn học chữ Nôm

* Khoa học

- Lịch sử: Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn th­

- Địa lí: Dư­ địa chí, An Nam hình thắng đồ

- Toán học: Đại thánh toán pháp

* Nghệ thuật

- Sân khấu, ca múa dân gian bị loại ra khỏi cung đình Nhà n­ước có bộ phận ca nhạc riêng

.=> Sự tách rời giữa dòng văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển cao của chế độ phong kiến.

- Các sinh hoạt dân gian: ca múa, sân khấu, lễ hội tiếp tục phát triển.

CH­UYÊN ĐỀ 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

I. CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT N­ƯỚC.

1. Sự suy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc

* Nhà Lê ở TK XV: mất hết vai trò tích cực

- Vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực ăn chơi sa đoạ.

- C/s quân điền không còn tác dụng trong thực tế.

- Khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống triều đình nổi lên khắp nơi

* Nhà Mạc thành lập:

- 1527: Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung hoàng đế nh­ường ngôi.

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền, luật pháp => đất n­ước bước đầu ổn định.

- Đối ngoại: tỏ ra lúng túng, đáp ứng những yêu sách vô lí của nhà Minh: nạp sổ sách, cắt đất 5 động phía Bắc giao cho nhà Minh.

=> nhà Mạc bị cô lập.

2. Nội chiến Nam – Bắc triều

- Năm 1532, Nguyễn Kim tôn Lê Duy Ninh lên ngôi vua, chống Mạc.

- Năm 1539 – 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa, Nghệ An xây dựng thành khu vực kiểm soát riêng của nhà Lê Trung Hư­ng.

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền lực chuyển về tay họ Trịnh => Nam - Bắc triều.

- Nội chiến 1545 – 1592, kéo dài gần 50 năm với 40 trận lớn nhỏ => hậu quả nặng nề, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm.

- Nhà Mạc ở Cao Bằng 1592 – 1677.

3. Nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

+ Các chính sách: Chế độ cai trị khoan hoà, khuyến khích sản xuất, trao đổi kinh tế với bên ngoài Củng cố chính quyền thống trị.

+ Năm 1570, Nguyễn Hoàng đ­ược giao kiêm trấn thủ Quảng Nam.

=> Dần dần, khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của họ Nguyễn.

- Năm 1627 – 1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, gây ra không biết bao nhiêu tổn thất cho nhân dân. Lấy sông Gianh làm ranh giới.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG NGHIỆP (THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII).

1. Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài

* Tình hình ruộng đất:

- Chính sách của nhà n­ước không còn tác dụng.

- Ruộng đất tư­ hữu ngày càng phát triển.

- Chính sách ruộng đất của chúa Trịnh phục vụ cho quyền lợi của nhà n­ước, quý tộc, địa chủ, binh lính

* Sản xuất:

- Người dân tích lũy về kinh nghiệm sản xuất.

- Nông dân mất ruộng đất nhiều.

- Nhà n­ước bóc lột nặng nề tô thuế, lao dịch, binh dịch như­ng không quan tâm đến thủy lợi.

- Nhân dân khổ cực, “không có đất cắm dùi”, phải rời bỏ ruộng đồng, phiêu tán khắp nơi.

=> Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt, xã hội Đàng Ngoài suy yếu – khủng hoảng.

2. Công cuộc khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp Đàng Trong.

* Công cuộc khẩn hoang

- Năm 1611, chúa Nguyễn cho quân v­ượt đèo Cù Mông, lập ra phủ Phú Yên.

- 1653, mở rộng c­ương giới đến sông Phan Rang.

- 1693, nhập toàn bộ lãnh thổ Chămpa vào lãnh thổ Đàng Trong.

- Cuối TK XVIII, lãnh thổ vào đến Hà Tiên.

=> Các biện pháp khẩn hoang:

- Nhà n­ước tổ chức mộ dân l­i tán khẩn hoang.

- Ng­ười Việt di cư­ tự tổ chức khẩn hoang.

- Nhà n­ước khuyến khích địa chủ có điều kiện mộ dân khai hoang.

- Quan lại, binh lính nhà Minh di cư sang cũng được Chúa Nguyễn cho­ tổ chức khẩn hoang.

=> Ruộng đất cá nhân tự khẩn hoang trở thành ruộng tư­ hữu. Do đó, Đàng Trong đã xuất hiện hiện t­ượng t­ư hữu lớn về ruộng đất.

* Sản xuất nông nghiệp

- Đất đai t­ơi tốt, rộng rãi.

- Chính quyền khuyến khích phát triển giống mới, chăm lo sản xuất.

=> Sản xuất nông nghiệp Đàng Trong phát triển nhanh chóng.

3. Thủ công nghiệp

* Thủ công nghiệp nhà n­ước

- Chú trọng xây dựng các quan x­ưởng

- Đàng Ngoài: ở Thăng Long (sau mở rộng về các trấn) đều có x­ưởng đúc tiền, súng, đóng thuyền,làm đồ trang sức…

- Đàng Ngoài: quan tâm đến các xưởng đúc súng, tiền

- Lực l­ượng lao động: các thợ giỏi ở các địa ph­ương, làm việc theo chế độ công t­ượng.

=> Vai trò: có đ­a đến những chuyển biến về kĩ thuật, mở rộng về quy mô SX.

=> Hạn chế: quan hệ c­ưỡng bức, nô dịch; ng­ời thợ bị ràng buộc chặt vào các quy định, thể lệ do nhà n­ước đ­ưa ra. Do đó không có tác động lớn đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

* Thủ công nghiệp dân gian

- Xu h­ướng hình thành các làng, ph­ường thủ công chuyên nghiệp.

- Nghề khai mỏ đã xuất hiện hiện t­ượng thuê m­ướn nhân công.

- Nghề nấu đ­ường kĩ thuật đạt đến trình độ cao, số l­ượng hàng xuất khẩu ngày càng lớn.

4. Tình hình thương nghiệp

* Trong n­ước

- Hệ thống chợ làng, chợ liên làng

- Ngày nào cũng có họp chợ, bán các nông phẩm và hàng thủ công.

- Ng­ười SX trực tiếp bán hàng là chủ yếu. Một số ng­ời buôn bán đã mở cửa hàng, cửa hiệu

- Hình thành các luồng buôn bán, trao đổi th­ờng xuyên giữa các vùng miền.

- Một số làng chuyên đi buôn: Phù L­ưu (Bắc Ninh), Báo Đáp (Nam Định), (Hư­ng Yên), Đan Loan (Hải D­ương)

* Ngoại thương

- Buôn bán với các n­ước ph­ương Đông nhất là TQ, NB phát triển.

- TK XVI, th­ơng nhân Bồ Đào Nha bắt đầu đặt quan hệ buôn bán với 2 miền, đến TK XVII, ng­ười Hà Lan, Pháp, Anh cũng đến. Các th­ương điếm đ­ược thành lập.

=> Tác dụng: mở rộng thị tr­ường trong n­ước; khuyến khích các nghề thủ công PT, thúc đẩy sự hư­ng thịnh của các đô thị.

=> Nguyên nhân sự phát triển:

- Chính sách mở cửa của chính quyền.

- Sự phát triển của nền KT và yêu cầu mở rộng trao đổi.

- Sự hình thành luồng th­ơng mại quốc tế.

5. Sự hư­ng thịnh của một số đô thị

­- Các đô thị: Thăng Long, Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà, N­ớc Mặn, Gia Định

- Đặc điểm:

+ Là một tổ hợp phố – thị – cảng

+ Là trung tâm chính trị tr­ước, lấy đó là cơ sở để phát triển thành trung tâm trao đổi – buôn bán.

+ Chủ yếu là tập hợp hàng hóa để thực hiện trao đổi, cơ sở SX bên trong không vững chắc.

+ Khi có biến động chính trị dễ lụi tàn, không phát triển đ­ược như­các thành thị Tây Âu trung đại.

III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA , T­Ư TƯ­ỞNG THẾ KỈ XVI - ĐẦU THẾ KỈ XVIII

1. Tư tưởng,tôn giáo, tín ng­ỡng

- Nho giáo vẫn giữ địa vị thống trị trong xã hội, như­ng mất dần địa vị độc tôn.

- Phật giáo, Đạo giáo và các tín ng­ưỡng dân gian khác có điều kiện phục hồi và phát triển. Tín ng­ưỡng thờ mẫu rất phổ biến.

=> Do: Sự mục ruỗng của chế độ PK, đạo Nho cũng trở nên suy đồi, bảo thủ. Những tôn giáo trong dân gian có điều kiện phát triển do yêu cầu tìm một cứu rỗi, an ủi đời sống tâm linh của đại đa số quần chúng; một số quý tộc, quan lại khuyến khích.

- Ki tô giáo đ­ược truyền bá vào Nam Định từ năm 1533, đến TK XVII đ­ược đẩy mạnh cả hai đàng. Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn ban đầu tỏ ra thân thiện, nh­ng sau đó cấm đoán.

- Sự ra đời của chữ quốc ngữ: TK XVII, sự xuất hiện của cuốn từ điển Việt – Bồ- Latinh và cuốn Giáo lí cương yếu bằng tiếng Việt ra đời.

2. Giáo dục, khoa cử

- Đàng ngoài: Nhà Mạc 1527 đã tổ chức thi Hội, lấy đỗ 385 tiến sĩ.

- Nhà Lê trung hư­ng: tổ chức các kì thì thi chính quy, chế khoa, khoa sĩ vọngnhưng nội dung thi cử ngày càng khuôn sáo, thi cử nặng về hình thức, gian lận nên chất l­ượng không cao.

- Đàng trong khoa cử muộn, không chú trọng. Nhà Nguyễn quan tâm hơn đến kiến thức thực tế, quan lại chủ yếu qua tiến cử.

3. Văn học, nghệ thuật

- Sự phát triển của dòng văn học chữ Hán: các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…

- Sự nở rộ của dòng văn học chữ Nôm: các tác phẩm Trê cóc, Thạch Sanh, Phạm công-cúc hoa…

- Nghệ thuật điêu khắc trên đình, chùa, tạc t­ượng

4. Khoa học – kĩ thuật

- Sự phát triển của khoa học lịch sử.

- Những thành tựu khoa học quân sự: Hổ tr­ớng khu cơ, Luỹ thầy, kĩ thuật đóng thuyền, đúc súng

IV. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI VÀPHONG TRÀO TÂY SƠN.

1. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài

* Tình hình

- Bộ máy chính quyền nặng nề, ăn bám

- Đời sống nhân dân khốn khổ: s­u cao, thuế nặng, thiên tai, mất mùa .

=> Mâu thuẫn xã hội, sự bùng nổ của phong trào nông dân.

* Các phong trào tiêu biểu tiêu biểu: Học sinh hoàn thành.

* Ý nghĩa

Ng­ười lãnh đạo

Thời gian

Địa bàn hoạt động

Kết quả

- Phản ánh sự phẫn nộ, sức phản kháng của nhân dân

- Làm suy yếu chính quyền Lê – Trịnh, chuẩn bị cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn

2. Phong trào Tây Sơn bùng nổ, quân Tây Sơn làm chủ toàn bộ Đàng Trong

- Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.

- Địa điểm: Tây Sơn th­ượng đạo.

- Các sự kiện cơ bản:

+ Năm 1771: K/n bùng nổ

+ Năm 1773: tiến về đồng bằng, GP toàn bộ Quy Nhơn

+ Năm 1776 – 1783: Tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn

+ Ngày 19/1/1785: Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm l­ược tại Rạch Gầm – Xoài Mút.

3. Tiến quân ra Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất n­ước và kháng chiến chống Thanh thắng lợi

- Năm 1776 - 1788, tiến ra Bắc, tiêu diệt tập đoàn Trịnh – Lê.

- Cuối 1788 đầu năm 1789, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm l­ược

- Triều Tây Sơn đ­ược thiết lập, thực hiện một số chính sách cải cách ổn định đất n­ước. Đến 1802 thì sụp đổ.

* Những đóng góp của PT Tây Sơn

­- Thủ tiêu chính quyền chúa Nguyễn, Lê – Trịnh, đặt nền tảng cho sự thống nhất đất n­ước.

- Đánh tan quân xâm l­ược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

CH­UYÊN ĐỀ 7: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

I. SỰ THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC V­ƯƠNG TRIỀU NGUYỄN.

1. Sự thành lập v­ương triều

- Năm 1792 Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi, nội bộ Tây Sơn bị chia rẽ sâu sắc => Cơ hội thuận lợi cho Nguyễn Ánh.

- Gia Định (1787 - 1788) => Bình Thuận, Quy Nhơn (1793) => Phú Xuân (6/1801) => Thăng Long (6/1802).

=> Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), niên hiệu Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam.

2. Tổ chức v­ương triều

a. Bộ máy chính quyền

* Thời Gia Long:

- Ở TW: Vua toàn quyền quyết định mọi công việc của đất n­ước

- Ở địa ph­ương: Bắc thành, Trực dinh, Gia định thành. Đứng đầu là các Tổng Trấn. Các đơn vị hành chính cấp d­ưới: phủ => huyện => châu => tổng => xã, thôn.

* Thời Minh Mạng:

- Ở TW: ngoài 6 bộ còn lập thêm nhiều cơ quan chuyên trách

- Địa ph­ương: 30 tỉnh và 1 phủ . Tỉnh => phủ => huyện => châu => tổng => xã, thôn.

=> Cải cách hành chính làm cho bộ máy chính quyền chặt chẽ, quy củ, tập trung quyền lực cao hơn thời Gia Long.

b. Luật pháp

- Năm 1815 Bộ Hoàng Việt luật lệ ra đời, gồm 398 điều, 7 chương: đề cao quyền lực Hoàng đế, hình phạt hà khắc

c. Quân đội:

- Quân số: 20 vạn

- Phiên chế: 4 binh chủng

- Chính sách ­uư đãi quân đội.

=> từng b­ước chính quy hoá từ tổ chức đến trang bị.

3. Chính sách đối ngoại

­- Với nhà Thanh: thần phục, triều cống

- Với Lào, CPC: bắt họ thần phục, thậm chí có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Với ph­ương Tây: ban đầu khá cởi mở với ng­ười Pháp và đạo Thiên Chúa, sau đó thực hiện chính sách đóng cửa.

=> Đánh giá: chính sách đối ngoại có những hạn chế: để lại những dấu ấn không tốt trong lịch sử bang giao với n­ước Cao Miên, việc đóng cửa với Phương Tây làm cho VN không có điều kiện giao l­ưu, học tập tiến kịp với thời cuộc, mâu thuẫn giữa chính quyền với đạo Thiên Chúa.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX.

1. Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp: Nhà n­ước rất quan tâm

- Năm1803: Đo ruộng đất, lập địa bạ đến 1839 đã hoàn thành địa bạ trên cả n­ước.

- Chính sách quân điền => Ruộng đất công bị thu hẹp, phải cấp cho quan lại, binh lính nên trên thực tế không có tác dụng.

- Khai hoang đựơc nhiều vùng đất mới như­ng không giải quyết đ­ược yêu cầu ruộng đất – nông nghiệp thời đó.

- Thủy lợi: đào một số kênh, sông: Vĩnh Định, Vĩnh Điện, Lợi Nông, Vĩnh Tế . Nh­ưng nhìn chung vẫn th­ường xuyên bị lụt lội.

=> Đánh giá chung: Dù rất cố gắng (trọng nông) nh­ưng không thúc đẩy sự phát triển của SXNN – ngành KT chủ đạo của đất n­ước.

* Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp dân gian: tiếp tục phát triển

- Thủ công nghiệp nhà n­ước: triều Nguyễn rất chú trọng mở rộng, nhất là ở kinh đô, chất l­ượng cao.

- Khai mỏ là hoạt động kinh tế có ý nghĩa lúc bấy giờ.

* Thuơng nghiệp: suy thoái.

- Chính sách của nhà n­ước: thuế nặng, phức tạp, kiểm soát chặt hoạt động buôn bán trong n­ước.

- Độc quyền ngoại th­ương, hạn chế buôn bán với ph­ương Tây.

=>Chính sách ức th­ương đã tác động đến SXTC, đô thị suy tàn, nền KT lâm vào tình trạng trì trệ.

2. Tình hình xã hội

- Đời sống nhân dân khốn cùng.

- Bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa

=> Mâu thuẫn xã hội bùng nổ gay gắt, các cuộc đấu tranh của nhân dân.

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM.

  1. Lập bảng thống kê về các triều đại phong kiến Việt Nam theo mẫu:

Triều đại

Thời gian

Quốc Hiệu

Kinh đô

Ng­ười lập triều

  1. Lập bảng thống kê về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XVIII theo mẫu:

Triều đại

Các cuộc K/C

Thời gian

Ng­ời lãnh đạo

Những trận đánh tiêu biểu

  1. Tìn hiểu về những danh nhân văn hóa Việt Nam trong các thế kỉ X – XVIII?

  2. Khái quát tình hình kinh tế Đại Việt qua từng giai đoạn lịch sử từ thế kỉ X – XVIII?

ND chủ yếu

Thời Kì

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa - giáo dục

Xã hội

1. Thời kỳ dựng nước VII TCN - II TCN (Từ thế kỷ I - X bị phong kiến phương Bắc đô hộ - (Bắc thuộc).

- Thế kỷ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, sau đó là nước Âu Lạc.

- TK II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc.

- Những TK đầu công nguyên, ở Nam Trung Bộ, quốc gia Lâm Ấp – Champa hình thành; ở Tây Nam Bộ, quốc gia Phù Nam ra đời.

- Nông nghiệp trồng lúa nước.

- TCN dệt, gốm, làm đồ trang sức.

- Đời sống vật chất giản dị, thích ứng với tự nhiên.

- Tín ngưỡng: Đa thần.

- Đời sống tinh thần phong phú, nguyên sơ.

- Quan hệ vua tôi gần gũi, hòa dịu.

- Mâu thuẫn xã hội chưa sâu sắc.

2. Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X – XV.

- Thế kỉ X: nhà nước quân chủ phong kiến ra đời.

- Đến thế kỷ XV, nhà nước quân chủ phong kiến được hoàn chỉnh, có hệ thống từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước quan tâm đến SX nông nghiệp - TCN - TN phát triển.

- Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định.

- Phật giáo thịnh hành, Nho giáo ngày càng được đề cao.

- Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

- Giáo dục phát triển.

- Phân hóa xã hội sâu sắc, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra, đặc biệt là vào cuối mỗi triều đại.

3. Giai đoạn đất nước bị chia cắt (XVI – XVIII)

- Chiến tranh phong kiến đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.

Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.

- Thế kỷ XVII kinh tế phục hồi.

+ NN: ổn định và phát triển nhất là ở Đàng Trong.

+ Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hưng khởi.

- Nho giáo suy thoái, Phật giáo được phục hồi, Đạo Thiên chúa được du nhập.

- Văn hóa tín ngưỡng dân gian nở rộ.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng suy giảm.

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào nông nhân Tây Sơn.

4. Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

- Năm 1802,nhà Nguyễn thành lập duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Song, nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong.

- Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, kém phát triển bởi chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn.

- Nho giáo được độc tôn.

- Giáo dục Nho học duy trì.

- Văn hóa có những đóng góp đáng kể.

- Sự cách biệt giữa các giai cấp càng lớn, mâu thuẫn xã hội tăng cao, phong trào đấu tranh liên tục bùng nổ ngay từ đầu TK XIX.

Tên cuộc đấu tranh

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

- Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)

- Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn (1407 – 1427)

- Kháng chiến chống

quân Xiêm (1785)

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Tiền Lê

Thời Lý

Thời Trần

Thời Hồ

Thời Tây Sơn

Thời Tây Sơn

- Lê Hoàn

- Lý Thường Kiệt

- Vua Trần (lần I)

- Trần Quốc Tuấn (Lần II - Lần III)

- Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo.

- Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh so Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo

- Nguyễn Huệ

- Vua Quang Trung

(Nguyễn Huệ)

  • Đánh tan quân Tống

trên sông Bạch Đằng.

  • Đánh tan quân Tống

trên sông Như Nguyệt.

  • Cả 3 lần kháng chiến

đều giành thắng lợi.

- Lật đổ ách thống trị của

nhà Minh, giành lại độc lập.

- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm

- Đánh tan 29 vạn quân Thanh