Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn năm 2021

df6fb9335efe4c28d59a42378a420e1e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 20:30:15 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 5:51:30 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 34 | Lượt Download: 0 | File size: 0.016813 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 01

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

(1) Đặc điểm quan trọng thứ hai của năng lực cảm xúc là khả năng đi vào người đối diện, dựa vào những biểu cảm của họ và vào bối cảnh mà nhận biết và diễn giải được cảm xúc của họ. Khuôn mặt kia, ngôn ngữ cơ thể đó đang toát ra những điều gì, và nguyên do gì nằm sau chúng? Mặt khác, hiểu được sự vận hành cảm xúc của người khác cũng giúp người ta ý thức được về tác động của mình tới người kia, và qua đó điều chỉnh các biểu đạt của mình cho phù hợp. Một thực khách có thể vẫn khen món ăn của chủ nhà dù mình không thực sự thích, để người kia không bị tổn thương một cách không cần thiết. Ngược lại, người vô cảm là người thiếu khả năng đoán nhận được tác động của các hành vi hay lời nói của mình tới phong cảnh cảm xúc của người đối diện. Năng lực cảm xúc là một phần của năng lực xã hội, người có năng lực cảm xúc cao có khả năng hợp tác, nhận biết xung đột và giải quyết chúng một cách tích cực và qua đó xây dựng được các quan hệ giàu có và hài hòa cho mọi bên liên quan.

(2) Cuối cùng, khía cạnh thứ ba của dạng năng lực này là khả năng điều hòa để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực trong các tình huống khó khăn. Điều này giúp người ta kiểm soát được các xung động của mình, qua đó có thể thích ứng trước áp lực, uyển chuyển ứng phó trước những khó khăn của cuộc đời. Một ví dụ là tình huống bị khước từ. Thay vì bị nhấn chìm bởi giận dữ hay đau buồn khi nhu cầu của mình không được đáp ứng, người ta ghi nhận cảm giác tệ hại đang trỗi dậy bên trong mình, không chối bỏ nó, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh để đối thoại, suy nghĩ hay tự khích lệ, và qua đó phục hồi nhanh hơn.

(Trích Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ, Đặng Hoàng Giang,

NXB Hội Nhà Văn, 2020, tr.212-213)

Câu 1. Xác định hình thức lập luận của đoạn văn thứ (2).

Câu 2. Theo tác giả, người có năng lực cảm xúc sẽ ứng phó như thế nào trước tình huống bị khước từ?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là khả năng đi vào người đối diện?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Một thực khách có thể vẫn khen món ăn của chủ nhà dù mình không thực sự thích, để người kia không bị tổn thương một cách không cần thiết không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải làm chủ cảm xúc của bản thân.

Câu 2.

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(Trích Tuyên nôn độc lập, Hồ Chí Minh)

Phân tích cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.

-------------- HẾT -------------