Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 5 năm 2021

edbe1e7f16afcc11bc849918833ee0c1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 20:51:29 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 18:55:06 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 38 | Lượt Download: 1 | File size: 0.016567 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 05

----------
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm

Cờ Tổ quốc phất lên trong mưa đạn

Phút cuối cùng đảo đá hóa biên cương

Họ đã lấy thân mình làm cột mốc

Chặn quân thù trên biển đảo quê hương

Họ đã hóa cánh chim muôn dặm song

Hướng về nơi đất mẹ vẫn mong chờ

Nếu mẹ gặp cánh chim về từ biển

Con đấy mà, mẹ đã nhận ra chưa!

(Trích Tổ quốc ở Trường Sa,

Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên 27/5/20212)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra hai từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả đối với Trường Sa ở khổ thô đầu.

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về phẩm chất của những người chiến sĩ:

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra

Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính bào vệ biển đảo quê hương được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa sự quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của những chiến sĩ ở đảo Gạc Ma.

Câu 2 (5,0 điểm):

Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã nhớ lại con đường hành quân của người lính qua những dốc núi:

... “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Khổ sau, nhà thơ tái hiện kỉ niệm một chiều sương cao nguyên:

... “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Quang Dũng - Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GDVN, 2017, tr88&89)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và con người ở hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.

-------------- HẾT -------------