Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 31 năm 2021

e76bd26eac20eae818d36b6e5e6ba611
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:08:21 | Được cập nhật: 3 giờ trước (23:11:00) | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 50 | Lượt Download: 0 | File size: 0.017585 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 31

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CỔ TÍCH CỦA MAI SAU

Không phải là cổ tích

Giấc mơ xưa tiên, Bụt hiện về

Ta đang sống những ngày rất thực

Bao tấm lòng nhân ái sẻ chia

Trời khi nắng khi mưa

Cuộc đời cũng có nhiều số phận

Rằng qua cơn hoạn nạn

Mới tỏ tận lòng nhau...

Các con ơi, mai sau

Đừng quên những tháng ngày này nhé

Lũ lụt ngập nhà, cuốn trôi tất cả

Nhưng còn đây triệu triệu tấm lòng

Vẫn còn đây ngọn lửa ấm mùa đông

Đưa các con qua ngày giá rét

Không phải là cổ tích

Nhưng sẽ thành cổ tích của mai sau

25-10-2020

Nguyễn Hữu Thắng ( Nguồn https://www.facebook.com)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:

Vẫn còn đây ngọn lửa ấm mùa đông

Đưa các con qua ngày giá rét

Câu 3. Anh, chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Trời khi nắng khi mưa

Cuộc đời cũng có nhiều số phận

Rằng qua cơn hoạn nạn

Mới tỏ tận lòng nhau...

Câu 4. Lời khuyên Đừng quên những tháng ngày này nhé của tác giả trích trong văn bản có ý nghĩa gì với anh,chị?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ giá trị tấm lòng nhân ái sẻ chia trong cuộc sống con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trgà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một câynu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong chất dầu còn loãng vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đôinu nối tiếp tới chân trời...

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.37)

Phân tích hình tượng cây xà nu trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về chất sử thi trong ng̣òi bút của Nguyễn Trung Thành.

-------------- HẾT -------------