Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 27 năm 2021

92eb075dda7ffca8d980fc324bc7ef20
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:08:12 | Được cập nhật: hôm kia lúc 6:33:13 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 363 | Lượt Download: 5 | File size: 0.017507 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 27

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu :

“Hãy nghĩ về một hạt giống. Nó giống như một điểm sáng – bé nhỏ nhưng chứa đựng tiềm năng của sự sống. Suy nghĩ cũng giống như thế. Mỗi suy nghĩ là một hạt giống chờ đợi được nảy mầm. Mỗi “hạt giống suy nghĩ” có thể mang đến cả sự tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào trạng thái, quan điểm và tính cách của người gieo trồng hay của bản thân chúng ta. Suy nghĩ tạo nên những cung bậc cảm xúc và thái độ (…).

Bạn có bao giờ dừng lại để quan sát những suy nghĩ của mình? Bạn có bao giờ nghĩ tới việc đặt dấu chấm hết cho suy nghĩ của mình? Hầu hết chúng ta đều để cho chúng chạy lung tung, lang thang khắp các ngõ ngách trong tâm trí. Những suy nghĩ miên man, không được kiểm soát như một chiếc xe đang phóng nhanh, nếu không kịp đạp thắng, tai nạn có thể xẩy ra. Một tâm trí không được kiểm soát thì đầy căng thẳng, lo lắng. Điều này có thể gây ra nhiều tổn hại cho tinh thần lẫn thể chất của chúng ta (…).

Nghĩ quá nhiều cũng giống như ăn quá nhiều. Sự nặng nề khiến cơ thể cũng như tâm trí không duy trì được sự nhẹ nhàng và linh động. Chúng ta dễ bị mắc kẹt vào những điều vụn vặt, và dần dà, những điều vụn vặt này trở thành những điều to tát mà chúng ta không thể rũ bỏ được”.

(Trích “Tư duy tích cực – Bạn chính là những gì bạn nghĩ” – Trish Summerfield, Anthony Strano – Thu Vân, Phạm Thị Sen dịch – Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh)

1. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết: hình ảnh nào được tác giả sử dụng để so sánh với suy nghĩ ?

2. Anh / chị hiểu như thế nào về nhận định: “Mỗi suy nghĩ là một hạt giống chờ đợi được nảy mầm” ?

3. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “Một tâm trí không được kiểm soát thì đầy căng thẳng, lo lắng” không ? Vì sao ?

4. Bài học tâm đắc nhất mà anh / chị rút ra sau khi đọc đoạn trích là gì ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về vấn đề: Cần làm gì để kiểm soát suy nghĩ.

Câu 2 (5,0 điểm)

“Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu!

Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.

– Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.

À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười: Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã. Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.

– Đây, muốn ăn gì thì ăn.

Hắn vỗ vỗ vào túi: Rích bố cu, hở!

Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì.

Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.

Hắn cười:

– Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.

Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn chặc lưỡi một cái: Chặc, kệ!

Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về…”.

(Trích “Vợ nhặt”, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ nhặt qua đoạn trích trên. Từ đó làm rõ sự tác động của hoàn cảnh đến nhân phẩm của con người.

-------------- HẾT -------------