Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 25 năm 2021

0e5287c272d845517c94296da0936f9e
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:04:32 | Được cập nhật: 2 giờ trước (20:17:21) | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 480 | Lượt Download: 14 | File size: 0.017499 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 25

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Một ngày mùa thu, khi đi dạo chơi trong một công viên, tôi bắt gặp một chiếc lá đỏ rất đẹp hình trái tim đang đong đưa trên cành. Tôi đứng nhìn và nói chuyện với chiếc lá rất lâu. Tôi chợt khám phá ra rằng chiếc lá là mẹ của cây.

Bình thường ta nghĩ rằng cây là mẹ của lá, nhưng sau một hồi ngắm nhìn chiếc lá, tôi thấy rằng lá cũng là mẹ của cây. Rễ cây hút nhựa từ nước và khoáng chất nhưng thứ nhựa nguyên này không đủ để nuôi sống cây nên cây phải phân phát nhựa này cho các lá, và với sự hợp tác của ánh sáng mặt trời và không khí, lá biến chế nhựa nguyên thành một thứ nhựa gọi là nhựa luyện có khả năng nuôi sống cây. Vì vậy mà tôi thấy lá cũng là mẹ của cây. Chiếc lá được gắn vào cây bởi một cái cuống, cho nên mình thấy được dễ dàng sự liên quan của hai bên.

Còn ta thì đã có cái cuống nhau ở bụng mẹ khi ta còn là một bào thai. Chính nhờ cái cuống nhau đó mà thức ăn và dưỡng khí được đưa vào bào thai. Khi ta sinh ra, người ta cắt mất cái cuống đó, và điều này cho ta cái ảo tưởng là ta được độc lập tự do, không còn bị lệ thuộc vào mẹ nữa. Thật ra, ta vẫn còn là con của mẹ, và không những ta chỉ có một người mẹ, mà ta có rất nhiều mẹ. Trái đất cũng là mẹ của ta. Ta được gắn liền vào trái đất bởi rất nhiều cái cuống. Ta cũng có một cái cuống gắn ta vào với mây. Bởi nếu không có mây, làm sao có nước cho ta uống. Ta được tạo thành bởi bảy mươi phần trăm nước, vì vậy ta và mây cũng được gắn vào nhau. Ta còn được gắn vào rất nhiều thứ khác, với dòng sông, với rừng xanh, với bác tiều phu, với bác nông dân, đủ cả không thiếu gì hết. Cả vũ trụ dang tay nuôi nấng ta, bao bọc ta. Bạn có thấy tôi là bạn và bạn là tôi không? Nếu bạn không có mặt thì tôi cũng không có mặt. Điều đó quá hiển nhiên. Nếu bạn chưa thấy được như vậy, bạn cứ nhìn sâu thêm, bạn sẽ thấy.

(Trích “An lạc từng bước chân” – Thích Nhất Hạnh)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng lá cũng là mẹ của cây ? (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu: Ta còn được gắn vào rất nhiều thứ khác, với dòng sông, với rừng xanh, với bác tiều phu, với bác nông dân, đủ cả không thiếu gì hết ? (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Bạn có thấy tôi là bạn và bạn là tôi không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Cá nhân và xã hội.

Câu 2. (5,0 điểm):

Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.

… Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mị rút thêm cái áo.

… Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tài năng của nhà văn Tô Hoài trong nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật.

( Trích “Vợ chồng A Phủ ” - Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 7-8 )

-------------- HẾT -------------