Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 23 năm 2021

cd00279e407a611437a8e74802a3f63b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 21:01:51 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 5:50:51 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 249 | Lượt Download: 9 | File size: 0.017321 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 23

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Suy nghĩ đúng đắn là một kĩ năng cần phải học hỏi mới có được. Nó không có từ khi bạn sinh ra. Để suy nghĩ đúng đắn, bạn cần có thói quen nỗ lực tự kỉ luật và tự chủ để nuôi dưỡng tính khách quan. Nói luôn dễ hơn làm. Gia đình, văn hóa, làng xóm, tôn giáo, tiểu bang, quốc gia, lục địa, hệ thống chính trị… có thể giới hạn tính khác quan của bạn và do đó giới hạn khả năng suy nghĩ đúng đắn của bạn. Cũng giống như câu châm ngôn: nhìn đời qua cặp kính màu đen vậy. Đôi khi chúng ta chỉ thấy “cây” mà không thấy “rừng”! “Cây” ở đây là những điều mà chúng ta được học, còn “rừng” là những điều lớn lao hơn vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Điều này không dễ dàng gì nhận thấy được.

Lưu ý rằng niềm tin là điều bạn “sở hữu”. Vậy những niềm tin đó đến từ đâu? Thông thường, chúng đến từ những hình mẫu xung quanh chúng ta như cha mẹ, giáo viên… Nhưng, những niềm tin này có thể trở thành tấm kính ngăn cách tầm nhìn của chúng ta ra thế giới. Qua những tấm kính này, mọi thứ xuất hiện tập trung hoặc phân tán, nhưng thực tế không thay đổi bất kể cách chúng ta nhìn nhận như thế nào (…)

Khi những quan điểm của bạn bị lung lay, cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi. Cuộc sống thay đổi khi chúng ta vượt lên khỏi những hệ thống niềm tin cũ. Suy nghĩ đúng đắn sẽ giúp ta trong quá trình thay đổi này. Hãy lưu tâm đến quan điểm của người khác, và cho dù sau cùng bạn có đồng tình hay không, thì cách nhìn về thế giới của bạn cũng đã được mở rộng”.

(Trích “Tư duy tích cực để thành công” – Napoleon Hill)

1. Xác định thao tác lập luận chính của đoạn trích ?

2. Căn cứ vào đoạn trích, anh / chị hãy cho biết thế nào là thấy “cây” mà không thấy “rừng” ?

3. Anh / chị hiểu như thế nào về câu nói: “Hãy lưu tâm đến quan điểm của người khác, và cho dù sau cùng bạn có đồng tình hay không, thì cách nhìn về thế giới của bạn cũng đã được mở rộng” ?

4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: niềm tin “có thể trở thành tấm kính ngăn cách tầm nhìn của chúng ta ra thế giới” không ? Lí giải vì sao ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Theo anh / chị, cách nhìn về thế giới có tác động như thế nào đến cuộc sống của mỗi chúng ta ? Trả lời câu hỏi đó bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.

Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết.Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.

(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 8,9)

` Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn về người nông dân của nhà văn Tô Hoài.

-------------- HẾT -------------