Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Ngữ Văn đề số 12 năm 2021

b779abd6c4e0400c0132a28d6febb128
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 20 tháng 8 2022 lúc 20:55:23 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 18:54:45 bởi: pascaltinhoc8 | IP: 251.167.53.79 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 38 | Lượt Download: 1 | File size: 0.01952 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 12

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

    Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đổi người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trị của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

   Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đáng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc.

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ - Richard Carlson,NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. ( 0.5 đ)

Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng

như thế nào? ( 0.75 đ)

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhà"? (0.75đ)
 Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?( 1.0 đ )

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ sau, từ đó bình luận ngắn gọn về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được thể hiện qua đoạn thơ:

“…Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hung

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước…”.

(Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)

-------------- HẾT -------------

ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN NGỮ VĂN 2021 – ĐỀ SỐ 13

----------

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Không ai có đủ tinh thần và sức lực để vừa chống lại những điều không thể thay đổi, vừa tạo lập một cuộc sống mới. Hãy chọn một trong hai. Bạn có thể hoặc xuôi theo những cơn bão tuyết không thể tránh khỏi trong đời hoặc phản kháng để rồi suy sụp!

Tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra tại trang trại của mình ở Missouri. Tôi đã trồng rất nhiều cây sồi ở đó và chúng lớn rất nhanh. Rồi một cơn bão tuyết xuất hiện, phủ lên các cành cây một lớp băng dày. Thay vì uốn mình để chịu đựng, những thân cây ấy vẫn kiêu hãnh đứng thẳng để rồi cuối cùng, dưới sức nặng của băng tuyết, các cành cây bị bẻ gãy, thân cây bị chẻ toạc ra và chết. Chúng đã không học được sự khôn ngoan của những cánh rừng phương Bắc. Tôi đã đi qua hàng trăm dặm băng qua những khu rừng xanh ngút ngàn của Canada mà chưa hề thấy một cây vân sam hay một cây thông nào bị gãy vì mưa tuyết hay băng giá. Những loài cây xanh quanh năm ấy biết cong mình, uyển chuyển, biết hợp tác với điều không thể tránh khỏi là lớp băng tuyết phủ dày mỗi năm.

Những giảng viên môn võ Nhu đạo luôn dạy võ sinh của mình phải biết “mềm dẻo như cây liễu; đừng cứng ngắc như cây sồi”.

… Điều gì xảy ra nếu chúng ta chống lại những cú va đập của cuộc sống thay vì chấp nhận chúng? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu mềm dẻo uốn mình như cây liễu và khăng khăng chống chọi như cây sồi? Câu trả lời thật rõ ràng. Chúng ta sẽ tự tạo ra hàng loạt những cuộc xung đột nội tâm, sẽ lo lắng, căng thẳng, bồn chồn và bị rối loạn thần kinh.

Vì vậy, để loại bỏ thói quen hay lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo nguyên tắc: Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi.

(Trích Quẳng gánh lo đi… - Dale Carnegie, NXB. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr.140 - 141)

Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến những cây sồi bị chết trong bão tuyết, băng giá?

Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn văn bản.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “phải biết mềm dẻo như cây liễu, đừng cứng ngắc như cây sồi” không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc Hợp tác với những điều không thể tránh khỏi.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh viết:

“ Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh- một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở…”

(Trích “Sóng”- Xuân Quỳnh, SKG Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Anh/ chị hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ở đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh?

-------------- HẾT -------------