Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi HSG Hóa 11, cụm Mê Linh - Sóc Sơn, năm học 2019-2020

17cb9f45e4e0108289a59303e756a4a0
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 6:46:37 | Được cập nhật: 6 giờ trước (9:58:53) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 763 | Lượt Download: 25 | File size: 0.036683 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

CÁC TRƯỜNG THPT CỤM

SÓC SƠN – MÊ LINH

KỲ THI OLYMPIC LỚP 11

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN THI: HÓA HỌC

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:……………………………………………………

Số báo danh:………………………………………………………

Câu 1. (3 điểm)

1. Dung dịch X được tạo thành khi trộn 200ml dung dịch HA 0,1M (Ka = 10-3,75) với 200ml dung dịch KOH 0,05M. Hỏi khi nhúng quỳ tím vào X thì màu của quỳ sẽ biến đổi như thế nào?

2. Nêu hiện tượng và viết phương trình ion rút gọn (nếu có) cho các thí nghiệm sau:

a/ Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl3 và CuSO4.

b/ Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp NaAlO2 và Na2CO3.

c/ Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl 1M, đun nóng nhẹ.

Câu 2. (2,5 điểm)

1. Trộn đạm hai lá cũng như nước tiểu với vôi hoặc tro bếp đều bị mất đạm. Giải thích bằng phương trình phản ứng.

2. Tỉ lệ khối lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần bón cho đất tùy thuộc vào từng loại đất và giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong một trường hợp cụ thể, cán bộ nông nghiệp hướng dẫn nên bón theo tỉ lệ mN: mP: mK = 10: 8 : 6. Bạn đang có các loại phân amonisunfat, canxi đihidrophotphat, kali clorua. Bạn phải trộn chúng theo tỉ lệ nào để đảm bảo đúng hướng dẫn?

Câu 3. (2 điểm) Hoà tan m gam NH4HCO3 vào 120 ml dung dịch HCl 0,25 M thấy thoát ra V lit khí (đktc). Phản ứng xong, đổ lượng dư dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch tạo thành, được a gam kết tủa. Mặt khác khi đun nóng nhẹ m gam NH4HCO3 với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 1 dung dịch có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là 6,75 gam. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng nước bị bay hơi trong quá trình thí nghiệm là không đáng kể. Hãy xác định m, a, V.

Câu 4. (3,0 điểm)

Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng lượng dư dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí A gồm 2 hợp chất khí có tỷ khối đối với H2 bằng 19,2 và dung dịch B. Cho B tác dụng hết với dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,64 gam chất rắn. Tính khối lượng hỗn hợp X. Biết trong X khối lượng FeCO3 bằng khối lượng Zn; mỗi chất trong X khi tác dụng với dung dịch HNO3 ở trên chỉ cho 1 sản phẩm khử.

Câu 5. (4 điểm)

  1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau đây:

Các chất A, A1, A2, A3, A4, A5 là các hiđrocacbon khác nhau. Xác định các chất trong sơ đồ. Hoàn thành các phản ứng hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có.

2. Hỗn hợp lỏng X gồm C2H5OH và 2 hiđrocacbon Y, Z là đồng đẳng kế tiếp nhau (MY<MZ). Nếu cho m gam X bay hơi thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,32 gam CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Khi đốt hết m gam X cần 0,2925 mol O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 36,9375 gam kết tủa.

a. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon.

b. Gọi tên Z, biết khi Z tác dụng với Cl2 (ánh sáng) thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất.

Câu 6. (2 điểm)

1. Từ quả cây vanilla người ta tách được 4-hidroxi-3-metoxibenzandehit (vanilin) có công thức phân tử C8H8O3, dùng để làm chất thơm cho bánh kẹo. Từ quả cây hồi, người ta tách được 4-metoxibenzandehit có công thức phân tử C8H8O2. Từ quả cây hồi hoang, người ta tách được p-isopropylbenzandehit có công thức phân tử C10H12O.

a. Hãy viết công thức cấu tạo của ba chất trên.

b. Trong ba chất đó, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

2. Một hidrocacbon mạch hở A có công thức phân tử C10H18 (khung cacbon gồm hai đơn vị isopren nối với nhau theo quy tắc đầu – đuôi). Oxi hóa A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4, thu được hỗn hợp các chất A1, A2 và A3. Chất A1 (C3H6O) tác dụng với H2 (xúc tác Ni) tạo ancol bậc 2. Chất A2 (C2H4O2) phản ứng được với Na2CO3. Chất A3 (C5H8O3) chứa nhóm cacbonyl (C=O), phản ứng được với Na2CO3.

a. Viết công thức cấu tạo của A1, A2, A3 và A.

b. Viết công thức các đồng phân hình học của A.

Câu 7. (3,5 điểm)

Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ A, B chỉ chứa các chức ancol và chức anđehit. Trong mỗi phân tử A, B số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử cacbon, gốc hidrocacbon có thể là gốc no hoặc có 1 nối đôi. Nếu lấy cùng một số mol A hoặc B cho phản ứng với Na đều thu được V lít H2, còn nếu lấy số mol như thế cho phản ứng hết với H2 thì cần 2V lít H2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất như trên). Cho 33,8 gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu lấy 33,8 gam hỗn hợp X cho tác dụng hết với AgNO3 trong NH3, sau đó lấy lượng Ag kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc thì thu được 13,44 lít khí NO2 (đktc).

1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A, B.

2. Tính thành phần % theo khối lượng của A, B trong 33,8 gam hỗn hợp X.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Ag=108; Ba = 137;

-------------------Hết-------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.