Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 trường TH Phú Cường năm 2019-2020

23cb011c44e151f162ac1ae2e7eabeb3
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 25 tháng 4 2022 lúc 20:28:57 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 21:54:06 | IP: 14.250.196.233 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 69 | Lượt Download: 0 | File size: 0.124721 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

D:\ẢNH\LOGO BTL.jpg

PHÒNG GD&ĐT SÓC SƠN

TRƯỜNG TH PHÚ CƯỜNG

Thứ…………ngày……tháng 5 năm 2020

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2019-2020

Họ và tên:………………………………………

Lớp 5A….

Môn: Tiếng Việt - Lớp 5

Thời gian: 60 phút

Điểm

Đọc:………

Viết:……...

Nhận xét

I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (2 điểm): Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn (hoặc một vài khổ thơ), của một trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 27, đồng thời trả lời câu hỏi về nội dung bài (hoặc nội dung đoạn, khổ thơ…)

2. Đọc hiểu (8 điểm): Đọc thầm bài PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG (SGK TV 5 tập 2, trang 68) và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (1đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì. b. Nghĩa Lĩnh. c. Sóc Sơn. d. Phong Khê.

Câu 2: (1đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh dày.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh dày.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 3: (1đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

c. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.


Câu 4: (1đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 5: (1đ) Hai câu: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Dùng từ ngữ nối. b. Thay thế từ ngữ. c. Lặp từ ngữ. d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: (1đ) Từ “truyền thống” có nghĩa là gì ?.

Câu 7: (1đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến

Viết câu của em:

Câu 8: (1đ) Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.

II. KIỂM TRA VIẾT (10Đ)

1. Chính tả (Nghe viết) (2đ)

Bài: NGHĨA THẦY TRÒ

SGK Tiếng Việt 5 tập 2, trang 79

Từ Từ sáng sớm,… đến … học trò theo sau.

2. Tập làm văn (8đ):

Em hãy tả một cây bóng mát mà em thích.

Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5 giữa học kỳ 2

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I. Đọc thành tiếng (2đ )

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm.

(Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)

- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.)

II. Đọc hiểu (8đ)

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án đúng b. c b a a
Điểm 1 1 1 1 1

Câu 6: (1đ) Từ “truyền thống” có nghĩa là gì ?.

Truyền thống là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 7: (1đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến

Viết câu của em:

VD: Bạn A không những học rất giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay

(lưu ý: Câu đặt phải có từ 2 vế câu trở lên, mỗi vế câu phải đủ CN &VN thì mới đạt yêu cầu)

Câu 8: (1đ) Tìm các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Những cành hoa đại cổ thụ / tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ / che mát cho con cháu về thăm đất Tổ.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)

I. Viết chính tả: (2đ)

Bài viết: (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm/lỗi.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn: (8đ)

- Viết được một bài văn tả cây cối có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm.


D:\ẢNH\LOGO BTL.jpg

PHÒNG GD&ĐT SÓC SƠN

TRƯỜNG TH PHÚ CƯỜNG

Thứ…………ngày……tháng 5 năm 2020

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2019-2020

Họ và tên:………………………………………

Lớp 5A….

Môn: Toán - Lớp 5

Thời gian: 40 phút

Điểm Nhận xét

ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 đ) Nối cột A với cột B để được cách tính đúng

Diện tích hình thang Bằng chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật Bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy (cùng một đơn vị đo)
Thể tích của hình lập phương Bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh

Câu 2: (1đ) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m3 76 dm3 = ......... m3 là :

A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076

Câu 3: (1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a/ \(\frac{1}{2}\) giờ = 30 phút b/ 2 ngày 4 giờ > 24 giờ

Câu 4 (1đ): Một hình tròn có đường kính 20dm. Diện tích hình tròn đó là…………….


Câu 5: (2đ) Đặt tính rồi tính:

a. 96,2 - 4,85 b. 87,5 : 1,75

Câu 6: (1đ) Tim x

\[\mathbf{x\ :25,5 = 61,74 + 12,85}\]

Câu 7: (1đ) Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 10cm, mực nước trong bể cao 5cm. Người ta thả một hòn đá vào trong bể thì mực nước trong bể lúc này là 7cm. Tính thể tích hòn đá ?

Câu 8: (1đ) Tính bằng cách thuận tiện

19,5 x 2,8 + 19,5 x 7,2 =

Đáp án môn toán lớp 5

Câu 1: (2 đ) Nối cột A với cột B để được cách tính đúng

Diện tích hình thang Bằng chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật Bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy (cùng một đơn vị đo)
Thể tích của hình lập phương Bằng cạnh nhân cạnh nhân cạnh

Câu 2: (1đ) Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m3 76 dm3 = ......... m3 là :

A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076

Câu 3: (1đ) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a/ \(\frac{1}{2}\) giờ = 30 phút b/ 2 ngày 4 giờ > 24 giờ

Câu 4 (1đ): Một hình tròn có đường kính 20dm. Diện tích hình tròn đó là 314 dm2

Câu 5: (2đ) Đặt tính rồi tính : (Mỗi phép tính đúng cho 1 điểm)

a. 96,2 - 4,85 b. 112,88 : 8,3

96,2

4,85

91,45

112,8,8 8,3

29 8 13,6

4 9 8

0

Câu 6: (1đ) Tim x

\(\mathbf{x\ :25,5 = 61,74 + 12,85}\)

\(\mathbf{x\ :25,5 = 74,59\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ }\) (0,25đ)

\(\mathbf{x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ = 74,59\ \times 25,5}\) (0,25đ)

\(\mathbf{x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ = \ \ \ \ \ \ 1092,045}\) (0,5đ)

Câu 7: (1đ) Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 10cm, mực nước trong bể cao 5cm. Người ta thả một hòn đá vào trong bể thì mực nước trong bể lúc này là 7cm. Tính thể tích hòn đá ?

Bài giải

Sau khi thả vào bể nước thì mực nước trong bể tăng cao thêm là

7 – 5 = 2 (cm)

(0,5đ)

Thể tích hòn đá chính là thể tích nước tăng thêm. Vậy thể tích hòn đá là

10 x 10 x 2 = 200 (cm3)

(0,5đ)

Đáp số: 200 xăng-ti-mét khối

Câu 8: (1đ) Tính bằng cách thuận tiện

19,5 x 2,8 + 19,5 x 7,2 = 19,5 x (2,8 + 7,2) (0,25đ)
= 19,5 x 10 (0,25đ)
= 195 (0,5đ)
D:\ẢNH\LOGO BTL.jpg

PHÒNG GD&ĐT SÓC SƠN

TRƯỜNG TH PHÚ CƯỜNG

Thứ…………ngày……tháng 5 năm 2020

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2019-2020

Họ và tên:………………………………………

Lớp 4A….

Môn: Tiếng Việt - Lớp 4

Thời gian: 60 phút

Điểm

Đọc:………

Viết:……...

Nhận xét

I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Giáo viên yêu cầu học sinh đọc một đoạn (hoặc một vài khổ thơ), của một trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 đến tuần 27, đồng thời trả lời câu hỏi về nội dung bài (hoặc nội dung đoạn, khổ thơ…)

2. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài “Hoa học trò” tiếng việt 4 tập 2 trang 43 và làm bài tập sau.

Hoa học trò

    Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

    Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

    Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU


Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau

Câu 1: Phượng ra lá vào mùa nào?

A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 2: Tác giả ví lá phượng như lá gì?

A. Như lá tre B. Lá me non C. Lá dừa D. Lá bàng

Câu 3: Số hoa phượng tăng lên vào những ngày nào ?

A. Ngày đầu mùa hè B. Ngày cuối mùa hè

C. Ngày đầu mùa xuân D. Ngày cuối mùa xuân

Câu 4: Hoa phượng hòa nhịp với hình ảnh nào khiến màu hoa phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi !

A. Con bướm B. Lá me non C. Mặt trời chói lọi D. Câu đối đỏ

Câu 5: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò’?

Câu 6: Câu “Cậu học trò ngạc nhiên trông lên.” thuộc kiểu câu gì?

  1. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì?

Chủ ngữ của câu là ..............................................Vị ngữ của câu là......................................

Câu 7: Dòng nào dưới đây gồm những từ cùng nghĩa với từ “dũng cảm”:

A.Can đảm,can trường, gan dạ, gan góc, nhát gan.

B.Gan lì, gan góc, táo bạo, bạc nhược, quả cảm.

C. Táo bạo, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường.

D. Nhu nhược, khiếp nhược, bạo gan, gan lì, anh dũng, quả cảm

II. Kiểm tra viết (10Đ)

1/ Chính tả (3đ) (Nghe-viết) Con Sẻ

( Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 tập 2 Trang 90).

Đoạn viết “ Sẻ già lao đến cứu con ....... lòng đầy thán phục”

2/ Tập làm văn (7đ)

Em hãy tả lại một một cây bóng mát ( cây ra hoa, cây ăn quả...) mà em thích


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 – GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

I. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)

Đọc thầm và làm bài tập : ( 1 điểm/câu)

Câu 1: A. Mùa xuân

Câu 2: B. Lá me non

Câu 3: D. Ngày cuối mùa xuân

Câu 4 C. Mặt trời chói lọi

Câu 5: Tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò’ vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Câu 6: B. Ai thế nào?

Chủ ngữ là : Cậu học trò .

Vị ngữ là: ngạc nhiên trông lên

Câu 7: C. Táo bạo, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường.

II. Kiểm tra viết

1/ Chính tả ( 3 điểm)

Bài văn trình bày rõ ràng, sạch đẹp tương đối đúng độ cao, không mắc lỗi chính tả được 3 điểm, sai một lỗi về âm đầu, vần, dấu thanh mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

2/ Tập làm văn ( 7 điểm)

Bài văn trình bày đúng bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

Trình bày đúng nội dung, yêu cầu của đề, lý lẽ rõ ràng, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả Tả được một cây. Tùy theo mức độ sai về chính tả, các dùng từ, đặt câu mà GV cho điểm phù hợp

Trình bày bài văn sạch đẹp, chữ viết tương đối đúng độ cao được 1 điểm.

D:\ẢNH\LOGO BTL.jpg

PHÒNG GD&ĐT SÓC SƠN

TRƯỜNG TH PHÚ CƯỜNG

Thứ…………ngày……tháng 5 năm 2020

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2019-2020

Họ và tên:………………………………………

Lớp 4A….

Môn: Toán - Lớp 4

Thời gian: 40 phút

Điểm Nhận xét

Đề bài

Câu 1 (2 đ): Đúng ghi Đ, sai ghi S

a) Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó bé hơn
b) Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1
c) Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số lớn hơn phân số đã cho
d) 5 000 000 m2 = 5km2

Câu 2: ( 1 điểm) Khoanh tròn vào kết quả đúng nhất của bài sau:

a/ Hình bình hành là hình có:

  1. Hai cặp cạnh song song và bằng nhau.

  2. Hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

  3. Hai cặp cạnh song song và bốn cạnh bằng nhau.

b/ Diện tích hình bình hành có đáy 258 cm và chiều cao 85 cm là:

A. 21930 dm2 B. 21830 dm2 C. 21930 cm2


Câu 3: (1 điểm) Rút gọn các phân số

Câu 4: ( 1 điểm) Điền dấu(>;<;=) vào chỗ chấm(........):

a. b.

Câu 5: ( 2 điểm) Tính (kết quả là phân số tối giản)

a. ...........................................................................................................................

b. .............................................................................................................................

Câu 6: ( 1 điểm) Tính x (kết quả là phân số tối giản)

\(x\ :2 = \ \frac{5}{6}\) \(x\ \times \ \frac{27}{32} = \ \frac{3}{4}\)

Câu 7: ( 2 điểm) Một gia đình nuôi 36 con bò sữa và bò thịt, trong đó có tổng số bò là bò sữa còn lại là bò thịt. Hỏi số bò thịt nhiều hơn số bò sữa mấy con?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 – GIỮA KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

Câu 1 (2 đ): Đúng ghi Đ, sai ghi S

a) Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó bé hơn S
b) Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1 Đ
c) Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số lớn hơn phân số đã cho S
d) 5 000 000 m2 = 5km2 Đ

Câu 2: ( 1 điểm) Khoanh tròn vào kết quả đúng nhất của bài sau:

a/ Hình bình hành là hình có: B. Hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

b/ Diện tích hình bình hành có đáy 258 cm và chiều cao 85 dm là: C. 21930 dm2

Câu 3: (1 điểm) Rút gọn các phân số

Câu 4: ( 1 điểm) Điền dấu(>;<;=) vào chỗ chấm(........):(Mỗi phép tính đúng cho 0,5đ)

a. b.

Câu 5: ( 2 điểm) Tính (kết quả là phân số tối giản) (Mỗi phép tính đúng cho 1đ)(Nếu không tối giản trừ 0,25đ/phép tính)

a. b.

Câu 6: ( 1 điểm) Tính x (kết quả là phân số tối giản) (Nếu không tối giản trừ 0,25đ/phép tính)

\(x\ :2 = \ \frac{5}{12}\) \(x\ \times \ \frac{27}{32} = \ \frac{3}{4}\)

\(x\ \ \ \ \ \ = \ \frac{5}{12} \times 2\)

\(x\ \ \ \ \ \ = \ \frac{5}{6}\)

\(x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ = \ \frac{3}{4}:\frac{27}{32}\)

\(x\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ = \frac{8}{9}\)

Câu 7: ( 2 điểm) Một gia đình nuôi 36 con bò sữa và bò thịt, trong đó có tổng số bò là bò sữa còn lại là bò thịt. Hỏi số bò thịt nhiều hơn số bò sữa mấy con?

Bài giải

Gia đình đó có số bò sữa là

36 : 3 x 1= 12 (con)

0,5đ

Gia đình đó có số bò thịt là

36 – 12 = 24 (con)

0,5đ

Số bò thịt nhiều hơn số bò sữa số con là

24 – 12 = 12 (con)

0,5đ
Đáp số: 12 con 0,5đ
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phú Cường, ngày……tháng 5 năm 2020

BIÊN BẢN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2019-2020

Hôm nay, vào lúc…..giờ….phút. Tại phòng Phó Hiệu trưởng trường TH Phú Cường

Chúng tôi gồm:

  1. ………………………………………………GVCN lớp: …

  2. ………………………………………………GV được phân công coi và chấm lớp…

  3. Thầy Phạm Hải Nam – Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối 4, 5

Sỹ số HS:………..có mặt:……….Số HS làm bài kiểm tra:………..Số bài thu về…………

Họ tên HS vắng mặt:…………………………………………………………………………

Lý do:………………………………………………………………………………………

A. Báo cáo tình hình làm bài của HS (Tích vào ô trống)

Rất nghiêm túc Nghiêm túc Chưa nghiêm túc Rất mất trật tự

B. Báo cáo Kết quả làm bài của HS

Mức HT Điểm MÔN TIẾNG VIỆT MÔN TOÁN
Điểm cụ thể Điểm phân loại Tỉ lệ Điểm cụ thể Điểm phân loại Tỉ lệ
Chưa hoàn thành 0   Chưa hoàn thành     Chưa hoàn thành  
1    
2    
3    
4    
Hoàn thành 5   Hoàn thành     Hoàn thành  
6    
7    
8    
HT tốt 9   Hoàn thành tốt     Hoàn thành tốt  
10    

Biên bản hoàn thành lúc….giờ….phút, ngày…../5/2020 và được sao thành 02 bản

GVCN GV COI, CHẤM TM.BGH