Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề 1 (trang 16 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 3 tháng 4 2019 lúc 16:37:38

Lý thuyết

Câu hỏi

Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên.

Hướng dẫn giải

Gợi ý:

a.      Thể loại bài viết: nghị luận văn học.

b.      Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề sứ mệnh của văn chương. Có hai khuynh hướng văn chương phổ biến: loại văn chương coi trọng nghệ thuật đơn thuần, nhấn mạnh tính nghệ thuật mà coi nhẹ vai trò phản ánh và cải tạo cuộc sống; một loại văn chương lấy cuộc sống con người làm đối tượng phụng sự. Nguyễn Văn Siêu, một nhà phê bình văn học cổ đánh giá cao loại văn chương thứ hai (đáng thờ).

-    Lí giải:

+ Văn chương chuyên chú ở văn chương: Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người.

+ Văn chương chuyên chú ở con người: Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

-    Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

Tác giả muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

-   Bình luận, chứng minh: những tác phẩm lớn từ xưa đến nay chưa bao giờ thoát li cuộc sống con người. Các tác phẩm đó đều lấy hiện thực của đất nước, dân tộc, nhân loại đế phản ánh và đấu tranh cho những quyền lợi của dân tộc, của nhân dân. Ví dụ:

+ Hịch tướng sĩ (Trần Quôc Tuấn) thuyết phục các tướng sĩ bỏ việc vui chơi, chăm lo việc quân cơ, đánh giặc giữ nước.

+ Bài Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) phản ánh, tổng kết, ngợi ca cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống lại xâm lăng của giặc Minh và tuyên bố chủ nghĩa của dân tộc ta, khai sinh một đât nước - một triều đại mới

+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) là tiếng kêu đứt ruột, cũng là tiếng nói đấu tranh cho quyền sông của những con người bị áp bức nói chung trong xã hội phong kiến.

Những tác phẩm ấy chưa bao giờ rời xa quyền lợi của nhân dân, của dân tộc và sự tiến bộ của nhân loại.

-  Tuy nhiên, nghệ thuật chuyên chú ở con người không có nghĩa là không coi trọng tính nghệ thuật, cần phải đảm bảo tính nghệ thuật mới thì mới có giá trị, có sức thuyết phục cao.

Update: 3 tháng 4 2019 lúc 16:37:38

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm