Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề V.I Địa lí 12 - Thiên nhiên phân hóa Phần 2.

fed382ac27385c987cd3fe72a17cfb22
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 13:37:40 | Được cập nhật: 15 giờ trước (6:51:37) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 260 | Lượt Download: 1 | File size: 0.659994 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

A. Ôn tập lí thuyết 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao a. Đai nhiệt đới gió mùa     Độ cao : o Ở miền Bắc, độ cao TB dưới 600 – 700 m o Ở miền Nam, độ cao TB khoảng 900 – 1000 m Khí hậu : Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25độC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt. Đất gồm có: Đất phù sa (chiến 24%) và đất Feralit ở đồi núi (chiếm 6%). Sinh vật gồm: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô). b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi     Độ cao: o Ở miền Bắc, độ cao TB từ 600 – 700 m đến 2600 m o Ở miền Nam, độ cao TB từ 900 – 1000 m đến 2600 m Khí hậu : Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25độC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Đất đai o Từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m thuộc nhóm đất Feralit có mùn. o Trên độ cao 1600 – 1700 m hình thành đất mùn. Sinh vật: o Từ độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700 m hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Xuất hiện nhiều chim, thú lông dày… o Trên 1700m hệ sinh thái chủ yếu là rêu, địa y. Xuất hiện các loại cây ôn đới… c. Đai ôn đới gió mùa trên núi     Độ cao: Từ 2600 m trở lên Khí hậu: Khí hậu có tính chất ôn đới, nhiệt độ dưới 15 độ C. Đất đai: Chủ yếu là đất mùn thô Sinh vật: Có các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam. 4. Các miền địa lí Tự nhiên a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.         Giới hạn: Tả ngạn sông Hồng bao gồm vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm chung: o Cấu trúc địa chất quan hệ với nền Hoa Nam (TQ). Hoạt động Tân kiến tạo nâng yếu. o Gió mùa đông bắc xâm nhập mạnh. Địa hình: o Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m. o Hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng. o Có nhiều núi đá vôi. o Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Khoáng sản: Giàu khoáng sản như than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì, bạc, kẽm… Khí hậu: o Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều. o Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão. Sông ngòi: Dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung. Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai cận nhiệt đới hạ thấp. Thành phần rừng có thêm các loài cây cận nhiệt và động vật Hoa Nam. Trở ngại: Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết. b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ     Giới hạn : Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Đặc điểm chung: o Cấu trúc địa chất quan hệ với nền Vân Nam (Trung Quốc). Hoạt động Tân kiến tạo nâng mạnh. o Gió mùa đông bắc giảm sút về phía tây và phía nam. Địa hình: Địa hình cao nhất nước với độ dốc khá lớn. o Hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. o Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển. o Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.      Khoáng sản: Thiếc, sắt, crom, titan, apatit, vật liệu xây dựng… Khí hậu: o Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). o Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI. Sông ngòi: o Hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Bắc Trung Bộ hướng Tây-Đông. o Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện. Thổ nhưỡng, sinh vật: Có đủ hệ thống đai cao. Trong đó, rừng có nhiều ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Trở ngại: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ         Giới hạn : Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Đặc điểm chung: o Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên bazan. o Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Địa hình: o Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. o Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải. o Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng. o Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch và nghề cá. Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn, Bôxit vùng Tây Nguyên. Khí hậu: o Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20độC. o Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Sông ngòi: Có 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba), hệ thống sông Mê Kông và hệ thống sông Đồng Nai. Thổ nhưỡng, sinh vật: o Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng. o Nhiều thú lớn. o Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng. Trở ngại: Xói mòn, rửa trôi đất vùng núi, ngập lụt rộng ở đồng bằng và hạ lưu sông lớn vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của vùng :  A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.  B. Tây Bắc.  C. Bắc Trung Bộ.  D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 2: Hệ sinh thái đặc trưng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là:  A. Rừng lá kim trên đất feralit có mùn.  B. Rừng gió mùa lá rộng thường xanh.  C. Rừng lá kim trên đất feralit .  D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng thường xanh. Câu 3: Miền Tây Bắc và Bắc Trung BỘ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?  A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên một mùa đông lạnh  B. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa  C. Trong năm có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt  D. Vào mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh của gió fơn Tây Nam Câu 4: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở :  A. Trường Sơn Nam.  B. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam  C. Hoàng Liên Sơn.  D. Pu đen đinh và Pu sam sao Câu 5: Sự phân hóa theo độ cao của nước ta KHÔNG biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?  A. Khí hậu.  B. Thổ nhưỡng  C. Sinh vật  D. Khoáng sản Câu 6: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:  A. chủ yếu là đồi núi khá cao; đồng bằng bắc bộ mở rộng  B. gồm 4 cánh cung; đồng bằng bắc bộ mở rộng  C. chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng bắc bộ mở rộng  D. địa hình ven biển đa dạng Câu 7: “Miền có cấu trúc địa chất địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên và cao nguyên ba dng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển”. Đó là đặc điểm của vùng :  A. Bắc và Đông Bắc.  B. Tây Bắc.   C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 8: Đặc điểm địa hình KHÔNG đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. gồm các khối núi cổ, sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải  B. thiên nhiên phân hóa theo đông – tây biểu hiện rõ rệt  C. các đồng bằng thu hẹp, hướng vòng cung của các dãy núi  D. có sự tương phản rõ khí hậu giữa hai sườn đông – tây của Trường Sơn Nam Câu 9: Hệ thống ngòi ở miền núi của ba miền tự nhiên có thế mạnh chung là:  A. giao thông.  B. thủy sản.  C. thủy điện.  D. bồi tụ phù sa. Câu 10: Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:  A. chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam  B. chảy theo hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi  C. chảy theo hướng tây - đông  D. chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông Câu 11: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là sự phân hóa của:  A. Vị trí địa lí.  B. Địa hình.  C. Khí hậu.  D. Hướng núi Câu 12: Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao là do sự thay đổi theo độ cao của:  A. Các hệ sinh thái.  B. Khí hậu.  C. Sinh vật.  D. Gió mùa. Câu 13: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì:  A. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.  B. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.  C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn  D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn Câu 14: Sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm:  A. dày đặc, chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam  B. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng vòng cung của các dãy núi  C. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam  D. dày đặc, sông ngòi đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông Câu 15: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm :  A. mùa đông lạnh.  B. mùa đông lạnh nhất nước  C. tính chất nhiệt đới tăng dần.  D. tính chất nhiệt đới giảm dần Câu 16: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở độ cao (m):  A. Miền Bắc từ 600 – 700 đến 2600 trở lên, miền Nam : 900- 1000 đến 2600.  B. Miền Bắc từ 700 – 800 đến 2600 trở lên, miền Nam : 700- 1000 đến 2600.  C. Miền Bắc từ 900 – 1000 đến 2600 trở lên, miền Nam: 800- 1000 đến 2600.  D. Miền Bắc từ 800 – 900 đến 2600 trở lên, miền Nam : 600- 1000 đến 2600. Câu 17: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao (m):  A. Từ 2400 trở lên.  B. Từ 2500 trở lên.  C. Từ 2600 trở lên.  D. Từ 2700 trở lên. Câu 18: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa chân núi là:  A. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C.  B. Mùa đông lạnh dưới 180C  C. Tổng nhiệt độ năm trên 45000C.  D. Nhiệt độ trung bình dưới 250C Câu 19: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?  A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.  C. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit có mùn.  D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi. Câu 20: Đây là đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ :  A. Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng.  B. Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.  C. Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản.  D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển. Câu 21: Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm:  A. Mát mẻ, không có tháng nào trên 250C.  B. Tổng nhiệt độ năm trên 54000C.  C. Lượng mưa giảm khi lên cao.  D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi Câu 22: Cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới :  A. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.  B. Trong năm có 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.  C. Khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các cây ưa nóng.  D. Khí hậu có tính chất cận Xích đạo với tổng nhiệt trên 9 000ºC Câu 23: “ Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng :  A. Bắc và Đông Bắc.  B. Tây Bắc.  C. Bắc Trung Bộ.  D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 24: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. thiếu nước vào mùa khô, ngập lụt trên diện rộng  B. sự thất thường của nhịp điệu mùa  C. độ dốc sông ngòi lớn  D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán Câu 25: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :  A. xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi  B. sự thất thường của nhịp điệu mùa, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết  C. độ dốc sông ngòi lớn  D. bão lũ, rét hại vào mùa đông Câu 1: Đất chủ yếu ở đai cận nhiệt gió mùa trên núi là:  A. Đất feralit trên đá vôi.  B. Đất feralit trên đá badan.  C. Đất feralit có mùn và đất mùn.  D. Đất xám phù sa cổ. Câu 2: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây ?  A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng  B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông theo hướng tây bắc – đông nam  C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao  D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan Câu 3: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?  A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ  B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt  C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đong lạnh  D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió fơn ( gió Lào) khô nóng hoạt động Câu 4: Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là  A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hình cánh cung  B. Cấu trúc địa hình chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam  C. Các cao nguyên badan xếp tầng  D. Vừa có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước, vừa có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Câu 5: Một trong những điểm nổi bật của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là  A. Các thung lung sông lớn có hướng vòng cung  B. Cấu trúc địa chất- địa hình phức tạp  C. Vùng duy nhất có địa hình núi cao với đủ 3 đai cao  D. Có đồng bằng châu thổ lớn nhất nước Câu 6: Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả ôn đới:  A. Tây Bắc  B. ĐB sông Hồng  C. Tây Nguyên  D. Bắc Trung Bộ Câu 7: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do:  A. hướng các dãy núi và độ cao địa hình.  B. hướng gió và độ cao địa hình  C. độ cao địa hình.  D. độ nghiêng địa hình Câu 8: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới là do:  A. ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc  B. địa hình chủ yếu là núi, cao ở phía đông và phía tây, thấp ở giữa  C. có địa hình núi cao (từ 2600m trở lên)  D. có địa hình núi cao và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc Câu 9: Nhóm đất có diện tích lớn nhất trong đai nhiệt đới gió mùa là:  A. Đất phù sa.  B. Đất feralit có mùn  C. Đất feralit.  D. Đất feralit trên các loại đá khác Câu 10: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?  A. Quanh năm nhiệt đọ dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC  B. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,…  C. Đất chủ yếu là đát mùn thô  D. Các loài tú có long dày như gấu, sóc, cầy, cáo,… Câu 11: Đai ôn đới gió mùa trên núi( độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu  A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20oC  B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC  C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25oC), mùa đông lạnh dưới 10oC  D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10oC Câu 12: Đai nhiệt đới gió mùa chiếm chủ yếu trong 3 đai cao vì:  A. địa hình núi cao chỉ chiếm 1% diện tích cả nước  B. đồng bằng và đồi núi thấp chiểm 85%  C. địa hình ¾ là đồi núi  D. đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích Câu 13: Sử dụng Atlat địa lý trang 13, hãy cho biết giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:  A. Phía đông thung lũng sông Hồng đến dãy Bạch Mã  B. Từ tả ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã  C. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã  D. Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả Câu 14: Sử dụng Atlat địa lý trang 13 và trang 8, hãy cho biết Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loại khoáng sản có giá trị kinh tế nào:  A. Than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm.  B. Dầu mỏ, bô xít  C. Than, dầu mỏ, thiếc, chì kẽm.  D. Than, đá vôi, dầu khí Câu 15: Sử dụng Atlat địa lý trang 14 và trang 8, hãy cho biết khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. Than bùn, quặng sắt.  B. Đá vôi, dầu khí  C. Dầu mỏ, quặng sắt.  D. Dầu khí, bô xít Câu 16: Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:  A. Tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.  B. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.  C. Có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.  D. Gió fơn Tây Nam hoạt động rất mạnh. Câu 17: Do địa hình núi trung bình và núi cao chiếm ưu thế, nên sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:  A. Không có các loài thực vật và động vật cận nhiệt đới.  B. nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư.  C. Có hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi.  D. Không có hệ sinh thái rừng lá kim. Câu 18: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu:  A. khí hậu cận xích đạo gió mùa.  B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.  C. nhiệt đới ẩm gió mùa.  D. xích đạo gió mùa. Câu 19: Đặc điểm cơ bản về địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. địa hình cao.  B. các dãy núi xen kẻ các dòng sông chạy song song hướng tây bắc – đông nam.  C. gồm các khối núi cổ, bề mặt sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan.  D. dải đồng bằng thu hẹp. Câu 20: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi có địa hình:  A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.  B. hướng núi và thung lũng nổi bật là vòng cung.  C. đồng bằng châu thổ mở rộng về phía biển.  D. đầy đủ ba đai cao khí hậu ở địa hình miền núi. Câu 21: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi có nhiều:  A. vịnh biển nông, đảo và quần đảo.  B. Địa hình đá vôi.  C. cao nguyên badan.  D. núi cao nhất nước. Câu 22: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. Than đá và apatit.  B. Dầu khí và bôxit.  C. Vật liệu xây dựng và quặng sắt.  D. Thiếc và khí tự nhiên. Câu 23: Dọc tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ là giới hạn của miền địa lí tự nhiên:  A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ .  B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ  C. Miền Nam Trung Bộ.  D. Nam Bộ Câu 24: Đặc điểm KHÔNG phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:  A. Khí hậu cận xích đạo.  B. Có hai mùa: mưa và khô rõ rệt  C. Sông Mê Kông có giá trị thủy điện lớn  D. Khoáng sản ít, dầu khí và bôxit có trữ lượng lớn Câu 25: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam:  A. nhiệt độ trung bình càng tăng.  B. nhiệt độ trung bình càng giảm.  C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.  D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm. Câu 1: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:  A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.  B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.  C. Cận xích đạo gió mùa.  D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Câu 2: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:  A. Bắc – Nam.  B. Đông – Tây.  C. Độ cao.  D. Tây- Đông Câu 3: Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là:  A. Mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I, II).  B. Mùa mưa vào hè thu (từ tháng V – X).  C. Có một mùa khô sâu sắc.  D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng. Câu 4: Động vật nào sau đây KHÔNG tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ:  A. Thú lớn (voi, hổ, báo...).  B. Thú có lông dày (gấu, chồn...)  C. Thú có móng vuốt.  D. Trăn, rắn, cá sấu... Câu 5: Đai cao nào KHÔNG có ở miền núi nước ta:  A. Nhiệt đới gió mùa chân núi.  B. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi.  C. Ôn đới gió mùa trên núi.  D. Cận xích đạo gió mùa. Câu 6: Sự hình thành 3 đai cao chủ yếu là do sự thay đổi theo độ cao của:  A. Khí hậu.  B. Đất đai.  C. Sinh vật.  D. Khoáng sản Câu 7: Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ (m):  A. Miền Bắc dưới 500 – 600, miền Nam lên đến 600 – 700.  B. Miền Bắc dưới 600 – 700, miền Nam lên đến 900 – 1000.  C. Miền Bắc dưới 700 – 800, miền Nam lên đến 900 – 1000.  D. Miền Bắcvà miền Nam dưới 900 – 1000. Câu 8: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở:  A. Tây Bắc.  B. Đông Bắc.  C. Bắc Trung Bộ.  D. Tây Nguyên. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 160B trở vào):  A. Quanh năm nóng.  B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0C.  C. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.  D. Về mùa khô có mưa phùn. Câu 10: Đặc điểm vùng ven biển miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là  A. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo  B. Có đáy nông, ập trung nhiều đảo và quần đảo ven biển  C. Có nhiều cồn cát, đầm phá  D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh biển sâu Câu 11: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu  A. Xích đạo ẩm  B. Cận xích đạo gió mùa  C. Cận nhiệt đới khô  D. Cận nhiệt đới gió mùa Câu 12: Điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta:  A. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền.  B. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng.  C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng.  D.Thềm lục địa ở miền Trung Bộ thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu Câu 13: Thiên nhiên vùng núi Đông bắc khác Tây Bắc ở điểm:  A. Mùa Đông bớt lạnh nhưng khô hơn.  B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.  C. Mùa đông lạnh đến sớm hơn ở các vùng núi thấp.  D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình. Câu 14: Vì sao có sự khác biệt về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?  A. Gió mùa và hướng của các dãy núi.  B. Đông Nam.  C. Đông Bắc.  D. Gió Tây khô nóng Câu 15: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình nào dưới đây?  A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phái bắc  B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông cùng hướng tây bắc – đông nam  C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao  D. Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan Câu 16: Khu vực nam vùng phía Tây Bắc có mùa hạ đến sớm hơn vùng phía Đông Bắc, do nơi đây  A. Ít chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc.  B. Gió mùa Tây Nam đến sớm hơn.  C. Gió mùa đông bắc đến muộn hơn.  D. Chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn. Câu 17: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây  A. Miền khí hậu phía Nam.  B. Miền khí hậu phía Bắc  C. Miền khí hậu Nam Bộ  D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ Câu 18: Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :  A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.  B. Các dãy núi có hướng tây bắc- đông nam.  C. Đồng bằng nhỏ hẹp.  D. Đồi núi cao nhất nước Câu 19: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ là nơi:  A. Trồng được các loại rau ôn đới ở đồng bằng.  B. Lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.  C. Cảnh quan thiên nhiên ôn đới trên núi phổ biến nhiều nơi.  D. Mùa đông lạnh và rất khô. Câu 20: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc:  A. Gần chí tuyến.  B. Có một mùa đông lạnh.  C. Có một mùa hạ có gió fơn Tây Nam.  D. Gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh. Câu 21: Thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa Bắc và Nam ( ranh giới là dãy Bạch Mã), không phải do sự khác nhau về:  A. Lượng bức xạ  B. Số giờ nắng.  C. Lượng mưa  D. Nhiệt độ trung bình. Câu 22: Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc vùng :  A. Đông Bắc.  B. Tây Bắc.  C.Bắc Trung Bộ.  D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.