Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Câu 3 phần II (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 2 tháng 4 2019 lúc 10:57:14

Lý thuyết

Câu hỏi

Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn may súng ngửi trời

Ngàn lên thước cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Hướng dẫn giải

-   Các yếu tố từ ngữ: từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép nhân hóa (súng ngửi trời), lặp từ ngữ (dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm) phối hợp biện pháp lặp và đối (ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống).

-   Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).

-   Ngắt nhịp: 4 – 3 ở ba câu thơ đầu.

-   Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn. Câu cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả một không khí thoáng đãng, rộng lớn trải ra trước mắt khi đã vượt qua con đường gian lao vất vả.

-   Tác dụng: Tất cả các yếu tố trên đã phối hợp tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

Update: 3 tháng 4 2019 lúc 14:19:34

Các câu hỏi cùng bài học

Có thể bạn quan tâm