Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

XUẤT BẢN WEB LÊN INTERNET

2ad30a0ae16854a8417bd8847715ff89
Gửi bởi: Trường Cao Đẳng Cơ Điện Hà Nội 12 tháng 1 2022 lúc 16:02:09 | Được cập nhật: 20 tháng 3 lúc 20:30:04 | IP: 100.117.8.155 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 92 | Lượt Download: 1 | File size: 2.849209 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

< xmlns="http://www.w3.org/1999/x" lang="" xml:lang=""> /usr/src/Lib24/public//files//2017-xuat-ban-web-len-internet-438976915034-1641977922

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 

**************************** 

 

 

 

 

 

 

GIÁO TRÌNH  

MÔN HỌC/MÔ ĐUN: XUẤT BẢN WEB LÊN INTERNET 

NGÀNH/NGHỀ: THIẾT KẾ TRANG WEB 

 

 

 

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ-CĐCĐ-ĐT   ngày…….tháng….năm 

................... của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội) 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, năm… 

 

BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH XUẤT BẢN WEBSITE 

1.  Xây dựng website 

1.1. 

Thiết kế giao diện 

Giao diện là bộ mặt của một website, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định 

vị thương hiệu.  

Giao diện website cần được thiết kế một cách thông minh và thu hút để khiến khách 

ghé thăm ấn tượng và ghi nhớ trong đầu, tạo mối liên hệ giữa giao diện website và 

thương hiệu của bạn.  Hơn nữa, giao diện website bắt mắt và thông minh có thể tạo ấn 

tượng lôi kéo khách ghé thăm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho bạn. 

Thiết kế giao diện website có hai hướng như sau: 

+  Một là thiết kế dựa trên những mẫu website có sẵn tùy theo thể loại trang (còn 

gọi là template) 

+  Hai là tự xây dựng giao diện website và phong cách riêng. 

+  Cách thứ nhất phổ biến hơn và tất nhiên là cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Đánh 

đổi lại chính là việc giao diện website của bạn có nguy cơ bị “rập khuôn”, trùng 

lặp trong thiết kế với nhiều thương hiệu khác.  

+  Ngược  lại,  cách  thứ  hai  tốn  của  bạn  nhiều  chi  phí  và  thời gian  hơn,  nhưng  sẽ 

đảm bảo một thiết kế website duy nhất, thể hiện được nét thương hiệu riêng của 

doanh nghiệp trong thị trường trực tuyến vốn đã rất nhiều đối thủ cạnh tranh.  

Các tính năng cơ bản của một website không nhiều và thường được thiết kế theo các 

module. Các lập trình viên có thể sử dụng những module này để nhanh chóng tạo ra 

hoặc thêm các tính năng cơ bản cho trang web của bạn một cách nhanh chóng. Một số 

module cơ bản có thể kể đến như: module trang chủ, landing page, trang tin tức, form 

(biểu mẫu) hỗ trợ, trang tuyển dụng, trang “Về chúng tôi”, thanh menu hoặc thanh tìm 

kiếm, v.v… Việc áp dụng các module cơ bản này thường không mất nhiều thời gian 

và công sức, đặc biệt là khi bạn sử dụng những giao diện mẫu có sẵn. 

Bên cạnh các tính năng cơ bạn,  một  số loại  website sẽ cần  phải có những tính năng 

cao cấp và không phổ biến ở các trang web bình thường. 

 Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí thiết kế website như mua 

hàng  và  thanh  toán  online,  booking  đặt  dịch  vụ,  live-chat,  gợi  ý  nội  dung  cá  nhân 

hóa,…  vô số tính năng nâng  cao khác có thể được thêm vào tùy theo  mục đích sử 

dụng  của  doanh  nghiệp  hoặc  yêu  cầu  thực  tiễn  phát  sinh  trong  quá  trình  phát  triển 

trang web. Điều này lý giải vì sao có những trang web giá chỉ chục triệu đồng, nhưng 

cũng có những trang web giá tới trăm triệu đồng. 

2.  Chiến lược phát triển website  

Là điều rất quan trọng, nhất là đối với một Website. Tùy vào đặc thù của lĩnh vực mà 

thiết kế Website và cách thức quản lý Website . 

Mục đích của chiến lược phát triển website? 

Nếu bạn có một chiến lược phát triển website tốt thì đứa con của chúng ta sẽ có được 

một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài.  

Muốn có được điều đó thì chúng ta phải có được sự hợp lý và cân bằng của nhiều yếu 

tố.  

Bạn nên chọn lọc thêm cái gì và bỏ bớt những cái gì, nghĩa là bạn nên biết mình nên 

ưu tiên cho những vấn đề gì và hạn chế các lỗi nào để trang web của mình ngày càng 

thu hút hơn. 

   2.1. Nội dung (Content) 

-  Trước khi bạn thành lập một website bạn có thể soạn thảo cho mình cách nội dung 

thật hay liên quan đến ngành nghề dịch vụ cái giá trị mà bạn đang muốn nói đến. 

Nó thể hiện cái nội dung cốt lõi mà bạn muốn khách hàng hiểu rõ hơn về công ty 

bạn. Bạn có tạo ra một website nó đẹp đến đâu, khi nhìn thoáng qua có vẻ rất thu 

hút nhưng khi người dùng ghé  thăm, bỏ thời gian vào  trang  của  chúng ta nhưng 

không tìm được bất cứ điều gì họ cần thì liệu chúng ta có giữ chân được họ hay 

không? Nội dung của một trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược 

phát triển website. Chỉ khi nào chúng ta đáp ứng được yêu cầu người dùng, cung 

cấp các thông tin thật sự bổ ích khi ấy khách hàng sẽ không bao giờ rời bỏ chúng 

ta. 

   2.2. Giao diện 

-  Nếu như chúng ta đã có được phần nội dung hoàn hảo nhưng cách thể của chúng ta 

lại quá phức tạp, người dùng phải mất rất lâu mới tìm kiếm được những thông tin 

họ mong muốn thì việc họ tìm đến các website khác cũng sẽ là điều dễ hiểu. Bạn 

cần làm sao để các thông tin của chúng ta được thể hiện một cách trực quan, dễ 

tiếp cận, ít nhất cũng phải thân thiện và hấp dẫn người dùng. 

   2.3. SEO (Search Engine Optimization) 

 

-  Sau hai bước trên, nghĩa là sau khi có được một nền tảng nội dung tốt và giao diện 

thân  thiện  thì  điều  tiếp  theo  mà  chúng  ta  nên  quan  tâm  đó  là  làm  sao  để  nhiều 

người biết đến ngôi nhà của mình. Dịch vụ seo sẽ giúp chúng ta có được điều đó. 

Khi SEO tốt các bạn sẽ có được một nguồn traffic dồi dào, đây là con đường khá 

tốt và ổn định để người dùng biết và tìm đến chúng ta. 

-  Mọi người thường ngần ngại khi phải bỏ ra chi phí để  quảng bá  thương hiệu  của 

mình, thay vào đó họ sẽ tìm các thủ thuật để đưa website của chúng ta đến gần với 

người dùng. Nhưng chúng ta đã quên rằng ngày nay các công cụ tìm kiếm đã tích 

hợp các thuật toán để phân tích và hạn chế các thủ thuật đó của chúng ta. Việc sử 

dụng dịch vụ SEO là cần thiết để có được hiệu quả cao với chi phí hấp dẫn và được 

các công cụ tìm kiếm thừa nhận. 

-  Hãy  nhớ  rằng  thực  hiện  tốt  hai  bước  trên  trước  khi  thực  hiện  bước  này  nhé.  Nó 

cũng giống như việc bạn tạo nền móng cho một ngôi nhà tiếp theo xây dựng nó và 

sau cùng mới trang trí cho nó vậy. Đảo lộn thứ tự mọi thứ ta sẽ không có được hiệu 

quả cao. 

    

BÀI 2: ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN VÀ HOSTING 

1. Đăng ký tên miền 

1.1. Khái niện về Domain và DNS Server 

Domain: định danh của website trên Internet 

-  Domain thực chất là địa chỉ IP được biến đổi thông qua DNS VD: 203.133.35.15 -

www.codienhanoi.edu.vn

 

-  DNS Server: là server có nhiệm vụ ánh xạ địa chỉ IP thành domainvà ngược lại 

-  Máy tính lưu nội dung website sẽ có địa chỉ IP để máy tính khác truy cập vào. Do 

địa chỉ IP khó nhớ nên người ta chuyển nó thành domain bằng cách sử dụng DNS 

 

 

 

 

Minh họa về domain, DNS và web hosting 

1.2.  Phân Cấp Domain 

  Gồm hai cấp chính: cấp cao nhất và thứ cấp 

 

–  Domain cấp cao nhất (Top-level Domain): bao gồm các mã quốc gia: 

+  VN : Việt Nam 

+  US : Mỹ 

Hoặc một số lĩnh vực dùng chung như: 

+  COM: thương mại (COMmerial) 

+  NET: mạng lưới (NETwork) 

+  ORG: các tổ chức (ORGnizations)  

+  INFO: thông tin (INFOmation)  

+  EDU: giáo dục (EDUcation) 

-  Domain thứ cấp (không bắt buộc phải  có): là tất cả những domain  còn lại  mà 

phải  phụ  thuộc  vào  domain  cấp  cao  nhất.  Để  đăng  ký  domain  thứ  cấp  thông 

thường phải liên hệ trực tiếp với người quản lý domain cấp cao nhất. 

1.3. Web hosting 

Hai loại hình web hosting thường dùng nhất: 

+  Windows hosting: dựa vào nền tảng hệ điều  hành 

Windows của Microsoft 

+  Linux  hosting:  dựa  vào  nền  tảng  hệ  điều  hành 

Linux 

+  Tùy theo nhà cung cấp mà chất lượng web hosting 

khác nhau : 

Web hosting thường đặt trên máy chủ (server): 

Nếu truy cập Internet thông thường qua các nhà cung cấp Internet(ISP) thì địa chỉ 

IP của máy chúng ta luôn bị thay đổi => Máy khác   thể truy cập dữ liệu của  máy 

chúng ta qua Internet được 

Nếu đặt nội dung website trên máy chủ chuyên dụng thì địa chỉ IP của máy đó là 

cố định khác không thể truy cập dữ liệu của máy chúng ta qua Internet. 

-  Một số hosting Linux hay sử dụng nhất 

+  cPanel: đây là phần mềm mà các hosting Linux hay sử dụng nhất. Ngoài ra còn các 

phần mềm khác như:   Webmin, Hosting Controller, DirectAdmin….. 

+  Để một website hoạt động trên mạng thì cần có domain & hosting Với người dùng 

cá nhân thông thường, muốn có domain & hosting thì cần giao dịch với nhà cung 

cấp 

+  Domain & hosting đều có 2 loại : mất phí và miễn phí. Các domain & hosting miễn 

phí thường hay đi kèm quảng cáo cùng rất nhiều hạn chế, chỉ nên sử dụng với mục 

đích cá nhân 

+  Với hosting tính phí, các nhà cung cấp đưa ra nhiều sự lựa chọn tùy theo nhu cầu 

của người dùng : 

+  Shared hosting : người dùng được cấp hosting từ bên cung cấp để sử dụng 

+  Virtual Private Server : người dùng thuê một máy chủ ảo và được toàn quyền quản 

trị host trong đó 

+  Dedicated server : người dùng thuê một máy chủ thật và được toàn quyền tạo máy 

chủ ảo cũng như quản trị host trong đó. 

+  Reseller : người dùng  trở thành  một đại lý cung cấp dịch vụ Shared hosting hoặc 

VPS cho người khác.