Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Vòng lặp While trong Python

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 20 tháng 11 2020 lúc 15:19:36


Mục lục
* * * * *

Đặt vấn đề

Lại là câu chuyện về Tèo – Kter “bờ rào”. Sắp tới là sinh nhật Tèo, Tèo tham vọng mời tất cả thành viên trong group lập trình của Kteam. Thế nên, Tèo mua một xấp giấy về ghi thiệp mời các bạn tham dự buổi tiệc. 

Một bạn, hai bạn, rồi ba bạn và tới bạn thứ năm thì Tèo đã thấm mệt. Dòng chữ cũng không được nắn nót như ban đầu. Nhớ lại là còn hơn 9999 người cần phải mời nữa. Nên Tèo mệt quá, không muốn mời ai nữa và ăn sinh nhật một mình luôn.

Nếu bạn là Tèo, bạn sẽ viết được bao nhiêu tấm thiệp với dòng chữ nắn nót và đẹp như tấm thiệp ban đầu? Liệu bạn có đủ kiên nhẫn viết hết 1000 tấm thiệp thậm chí là 100000?

Hiển nhiên là “Không!”. Mà trường hợp của Tèo cũng chả phải hiếm. Vì vậy, con người đã tạo ra máy tính để giúp họ làm những việc tương tự. Máy tính có khả năng lặp đi lặp lại một tiến trình với số lần rất lớn. Hiệu suất của lần cuối cùng cũng như lần đầu tiên. Thêm một điều nữa là công việc đó được làm với một tốc độ chóng mặt

Làm sao chúng làm được như vậy? Đó là nhờ tuyệt kĩ vòng lặp. Và chúng ta sẽ bắt đầu đi tìm hiểu chiêu thức vòng lặp đầu tiên trong Python chính là While.

Cấu trúc vòng lặp while và cách hoạt động

Nào! Cùng ngó sơ cấu trúc, sau đó Kteam sẽ giải thích cho bạn cách mà nó hoạt động

while expression:

     # while-block

Lưu ý: Việc chia block như thế này cũng giống như khi bạn sử dụng câu lệnh if và đã được Kteam giới thiệu ở bài trước CẤU TRÚC RẼ NHÁNH.

Nó sẽ hoạt động ra sao?

Rất đơn giản! Việc đầu tiên, Python sẽ kiểm tra giá trị boolean của expression. Nếu là False, thì bỏ qua while-block và đến với câu lệnh tiếp theo. Ngược lại, sẽ thực hiện toàn bộ câu lệnh trong while-block. Sau khi thực hiện xong, quay ngược lại kiểm tra giá trị boolean của expression một lần nữa. Nếu False thì bỏ qua while-block, còn True thì tiếp tục thực hiện while-block. Và sau khi thực hiện xong while-block lại quay về kiểm tra giá trị boolean expression như những lần trước.

Ví dụ:

>>> k = 5
>>>
>>> while k > 0:
...     print('k =', k)
...     k -= 1
...
k = 5
k = 4
k = 3
k = 2
k = 1
>>> k # k bằng 0 nên > 0 là một boolean False, do đó vòng lặp đã kết thúc
0
1234567891011121314

Sử dụng vòng lặp để xử lí chuỗi, list, tuple

Đây là những iterable cho phép ta truy xuất một giá trị bất kí trong nó bằng phương pháp indexing. Thế nên, ta có thể nhờ điều này kết hợp với vòng lặp để xử lí chúng.

>>> s = 'How Kteam'
>>> idx = 0 # vị trí bắt đầu bạn muốn xử lí của chuỗi
>>> length = len(s) # lấy độ dài chuỗi làm mốc kết thúc
>>>
>>> while idx < length:
...     print(idx, 'stands for', s[idx])
...     idx += 1 # di chuyển index tới vị trí tiếp theo
...
0 stands for H
1 stands for o
2 stands for w
3 stands for
4 stands for K
5 stands for t
6 stands for e
7 stands for a
8 stands for m
123456789101112131415161718

Đơn giản phải không nào. List và Tuple hoàn toàn tương tự.

Câu lệnh break và continue

Lưu ý: Hai câu lệnh này chỉ có thể dùng trong các vòng lặp

Câu lệnh break

Câu lệnh break dùng để kết thúc vòng lặp. Cứ nó nằm trong block của vòng lặp nào thì vòng lặp đó sẽ kết thúc khi chạy câu lệnh này.

Trong trường hợp vòng lặp a chứa vòng lặp b. Trong vòng lặp b chạy câu lệnh break thì chỉ vòng lặp b kết thúc, còn vòng lặp a thì không.

Ví dụ *:

>>> five_even_numbers = []
>>> k_number = 1
>>>
>>> while True: # vòng lặp vô hạn vì giá trị này là hằng nên ta không thể tác động được
...     if k_number % 2 == 0: # nếu k_number là một số chẵn
...         five_even_numbers.append(k_number) # thêm giá trị của k_number vào list
...     if len(five_even_numbers) == 5: # nếu list này đủ 5 phần tử
...         break # thì kết thúc vòng lặp
...     k_number += 1
...
>>> five_even_numbers
[2, 4, 6, 8, 10]
>>> k_number
10
123456789101112131415

Câu lệnh continue

Câu lệnh này dùng để chạy tiếp vòng lặp. Giả sử một vòng lặp có cấu trúc như sau:

while expression:

    #while-block-1

    continue

    #while-block-2

Khi thực hiện xong while-block-1, câu lệnh continue sẽ tiếp tục vòng lặp, không quan tâm những câu lệnh ở dưới continue và như vậy nó đã bỏ qua while-block-2.

Ví dụ: 

>>> k_number = 1
>>> while k_number < 10:
...     if k_number % 2 == 0: # nếu k_number là số chẵn
...         k_number += 1  # thì tăng một đơn vị cho k_number và tiếp tục vòng lặp
...         continue
...     print(k_number, 'is odd number')
...     k_number += 1
...
1 is odd number
3 is odd number
5 is odd number
7 is odd number
9 is odd number
1234567891011121314

Cấu trúc vòng lặp while-else và cách hoạt động

Ta sẽ xem cấu trúc trước:

while expression:

    # while-block

else:

    # else-block

Cấu trúc này gần tương tự như while bình thường. Thêm một điều, khi vòng vòng lặp while kết thúc thì khối lệnh else-block sẽ được thực hiện.

Ví dụ:

>>> while k < 3:
...     print('value of k is', k)
...     k += 1
... else:
...     print('k is not less than 3 anymore')
...
value of k is 0
value of k is 1
value of k is 2
k is not less than 3 anymore
1234567891011

Trong trường hợp trong while-block chạy câu lệnh break thì vòng lặp while sẽ kết thúc và phần else-block cũng sẽ không được thực hiện.

>>> k = 0
>>> while k < 5:
...     print('value of k is', k)
...     k += 1
...     if k > 3:
...         print('k is greater than 3')
...         break
... else:
...     print('k is not less than 5 anymore')
...
value of k is 0
value of k is 1
value of k is 2
value of k is 3
k is greater than 3
12345678910111213141516

Củng cố bài học

Đáp án bài trước

Bạn có thể tìm thấy câu hỏi của phần này tại CÂU HỎI CỦNG CỐ trong bài CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG PYTHON

Cách 1:

k1 = int(input('Nhap so thu nhat\n=> '))
k2 = int(input('Nhap so thu hai\n=> '))
k3 = int(input('Nhap so thu ba\n=> '))

if k1 > k2 and k1 > k3:
    print('so lon nhat la', k1)
elif k2 > k1 and k2 > k3:
    print('so lon nhat la', k2)
else:
    print('so lon nhat la', k3)
1234567891011

Cách 2:

k1 = int(input('Nhap so thu nhat\n=> '))
k2 = int(input('Nhap so thu hai\n=> '))
k3 = int(input('Nhap so thu ba\n=> '))

if k1 > k2 and k1 > k3: print('so lon nhat la', k1)
elif k2 > k1 and k2 > k3: print('so lon nhat la', k2)
else: print('so lon nhat la', k3)
12345678

Câu hỏi củng cố

  1. Viết lại một vòng lặp có chức năng tương tự ví dụ * nhưng không dùng câu lệnh break
  2. Cho một file text tên draft.txt như sau:
an so dfn Kteam odsa in fasfna Kteam mlfjier
as dfasod nf ofn asdfer fsan dfoans ldnfad Kteam asdfna
asdofn sdf pzcvqp Kteam dfaojf kteam dfna Kteam dfaodf
afdna Kteam adfoasdf ncxvo aern Kteam dfad1234

Trong file này có một số chữ Kteam (Kteam sẽ không xuất hiện ở đầu dòng), và trước nó là một chữ ngẫu nhiên nào đó và nhiệm vụ của bạn là đổi chữ đó thành How. Nhớ là sử dụng vòng lặp.

Sau khi đổi thành công, bạn lưu nội dung đó vào file tên kteam.txt.

Đây là mẫu của kteam.txt:

an so How Kteam odsa in How Kteam mlfjier
as dfasod nf ofn asdfer fsan dfoans How Kteam asdfna
asdofn sdf How Kteam dfaojf kteam How Kteam dfaodf
How Kteam adfoasdf ncxvo How Kteam dfad
12345
  1. Sắp xếp một mảng số nguyên có dạng như sau:
[56, 14, 11, 756, 34, 90, 11, 11, 65, 0, 11, 35]1

Lưu ý: là các số 11 là những số cố định không được thay đổi vị trí của nó.

Sau khi sắp xếp lại mảng trên sẽ là:

[0, 14, 11, 34, 35, 56, 11, 11, 65, 90, 11, 756]1

Đáp án của phần này sẽ được trình bày ở bài tiếp theo. Tuy nhiên, Kteam khuyến khích bạn tự trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cũng như thực hành một cách tốt nhất! 


Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 2:55:26 | Lượt xem: 986

Các bài học liên quan