Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Viết bài làm văn số 6

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 10 tháng 2 2020 lúc 16:16:45


Mục lục
* * * * *

Đề 1. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay    

Dàn ý:

I. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài

1. Giải thích bệnh vô cảm là gì?

- Chẳng hạn: "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Trong gia đình - Ngoài xã hội - Nhất là giới trẻ

- Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

- Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...

3. Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh:

- Do không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

- Không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém.

- Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí.

- Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.

- Do phụ huynh nuông chiều con cái...

- Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

4. Hậu quả

- Ảnh hưởng của nó tới việc phát triển nhân cách, phát triển của xã hội... nó có sức tàn phá ghê gớm.

- Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.

- Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm "lệch chuẩn" hay "loạn chuẩn" đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ  ...

- Nói đến truyền thống "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.

- Có thể đi sâu vào phân tích như "Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người vẫn yêu quí, quan tâm đến người khác..." có thể tìm đọc trên báo hoặc internet.

- Đưa ra ý kiến của mình đây là những hành động đáng noi gương.

5. Nêu biện pháp giải quyết vấn đề trên.

Từ các nguyên nhân ở trên, các bạn có thể tự mình nêu ra một số biện pháp giải quyết. Ví dụ: cần tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng ý thức, gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng nhân cách cho thanh thiếu niên, ...

III. Kết bài

- Nêu nhận xét, quan điểm của bản thân.

- Bài học rút ra cho bản thân: bài học nhận thức và hành động.

Đề 2. Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

Dàn ý:

I. Mở bài

- "Bệnh thành tích" khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời.

- "Bệnh thành tích" gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là "bệnh thành tích"?

- Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt.

- Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán.

2. Nguyên nhân của "bệnh thành tích".

- "Bệnh thành tích" bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khang, khoác loác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốt... để tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân.

- Do bản thân háo danh, tư lợi.

- Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình.

- Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phồng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân.

3. Biểu hiện của "bệnh thành tích".

- Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác nhau. Vì thành tích có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần ... nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là "ảo".

- Ở từng cá nhân: "Bệnh thành tích" thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn nhân "học giả bẳng giả", "học giả bằng thật", mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch... có rất nhiều trong xã hội ngày nay.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Bệnh thành tích lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi... hay việc thực hiện chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng).

- Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty... làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm Nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi; thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng huân chương...

- Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình quan trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích, bị "rút ruột", gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hướng đến đời sống nhân dân. (Dẫn chứng).

4. Tác hại của "bệnh thành tích".

- "Bệnh thành tích" dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn...

- "Bệnh thành tích" ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

5. Những biệp pháp khắc phục "bệnh thành tích".

- Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói "tốt khoe, xấu che".

- Xã hội cần kiên quyết nói "không" với "bệnh thành tích" bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh giá hời hợt qua hình thức bên ngoài.

- Cần có mức độ xử lí kỉ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc "bệnh thành tích", gây hậu quả nghiêm trọng.

 III. Kết bài

 - Chúng ta phải nhận thức rõ rằng "bệnh thành tích" là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ "bệnh thành tích" và phải trung thực với chính mình.

 - Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp.

- Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực.

- Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động.

Đề 3. Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Dàn ý:

I. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

II. Thân bài

1. Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

    + Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình, với những gì đã có, đã xảy ra.

    + Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thức (đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

2. Nguyên nhân:

- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh:

   + Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

   + Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

- Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài:

    + Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sẵn tính trời."

    + Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

3. Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

- Không có kiến thức khi bước vào đời

- Gian lận được một lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.

- Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

- Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

4. Biện pháp khắc phục

- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta có thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

III. Kết bài

- Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.

- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.

Đề 4. Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Gợi ý:

* Nêu định nghĩa, biểu hiện:

- Thế nào là an toàn giao thông?

- Hiện nay vấn đề giao thông đang diễn ra như thế nào?

* Ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn giao thông?

- Chấp hành luật giao thông là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.

- Đảm bảo an toàn giao thông không chỉ đảm bảo cuộc sống của bản thân mà còn của mọi người.

* Giải pháp (phần quan trọng)

- Tuyên truyền để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong nhà trường. (giáo dục thế hệ trẻ)

- Xử phạt nghiêm minh.

- Có những chương trình tổ chức để khuyến khích người dân: nêu hậu quả của tai nạn giao thông do uống rượu bia, vượt đèn đỏ,...

* Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động.

Đề 5. Theo anh (chị), làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp?

Gợi ý:

1. Mở bài

 - Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay (nêu biểu hiện)

- Vấn đề môi trường đang luôn là vấn đề nóng hổi và được quan tâm nhiều nhất.

- Vấn đề môi trường đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tiêu cực: trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường,

b. Nêu tác động của vấn đề môi trường đến cuộc sống của con người.

- Ô nhiễm môi trường, môi trường xuống cấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người.

- Về lâu dài, vấn đề môi trường ảnh hưởng đến con cháu và sự sống trên hành tinh.

c. Giải pháp để tạo dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

- Xuất phát từ bài học nhận thức: Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Để từ đó tuyên truyền, vận động, giáo dục thế hệ trẻ

- Xuất phát từ bài học hành động: có những chiến dịch trồng cây xanh, dọn rác, làm sạch môi trường để bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường sống.

d. Liên hệ bản thân.

3. Kết bài


Được cập nhật: 9 tháng 4 lúc 4:43:31 | Lượt xem: 335

Các bài học liên quan