Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Viết bài làm văn số 3

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 10 tháng 2 2020 lúc 14:22:54


Mục lục
* * * * *
Viết bài làm văn số 3

Đề số 1: So sánh tài sắc của Thuý Vân và Thuý Kiều được thể hiện qua đoạn trích sau:

Đầu lòng hai ả tố nga […]

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài:

- Giới thiệu đoạn trích.

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Khái quát nội dung đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu hai chị em => đều đẹp: “tố nga”, “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: 4 câu tả Thúy Vân.

+ Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.

+ Vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với "xung quanh".

- Vẻ đẹp của Kiều: 12 câu tả Kiều.

+ Thúy Kiều lại được tả là "sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân.

=> Đó là nghệ thuật đòn bẩy.

+ Vẻ đẹp lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn.

+ Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn thông minh và tài hoa nữa: giỏi đánh đàn, làm thơ, ca, nhạc, hoạ…

+ Dự cảm về số mệnh: “bạc mệnh”.

- Nghệ thuật: ước lệ, tượng trung, điển cổ để miêu tả, làm nổi bật vẻ đẹp của hai chị em.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em.

- Trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của hai chị em Kiều.

=> cảm hứng nhân đạo.

Đề số 2: "Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau". Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.    

Dàn bài tham khảo:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về hai nhà thơ.

– Giọng thơ của hai ông có những điểm khác nhau.

2. Thân bài:

a) Hoàn cảnh của hai nhà thơ:

b) Nỗi niềm tâm sự của hai ông:

- Hoàn cảnh xã hội: xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công.

=> tác động đến tư tưởng trong những sáng tác của hai ông.

- Những nỗi niềm tâm sự chung:

+ Yêu nước, tâm sự thời thế.

Nguyễn Khuyến với bức tranh phong cảnh mùa thu qua bài thơ “Thu điếu” , Tú Xương đã lên tiếng chất vấn họ trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”.

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

=> Tâm hồn tha thiết với đời, với cuộc sống, với nhân dân.

=> Căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

+ Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ: Nguyễn Khuyến có bài “Mẹ Mốc” còn Tú Xương có bài “Thương vợ”.

c. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

- Nguyễn Khuyến – nhà nho chuẩn mực.

+ Giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế, mộc mạc, khi thì đằm thắm, khi thì đau xót (Thu Điếu)

+ Giọng điệu tự trào, thâm trầm mà kín đáo, hết sức thâm thúy (Tự Trào)

- Tú Xương - nhà nho thị dân.

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội (Vịnh khoa thi Hương)

+ Mảng thơ trữ tình.

d. Nguyên nhân có sự khác nhau là do mỗi tác giả sáng tác đều từ những tâm tư, tình cảm nỗi niềm riêng và do xuất phát từ quy luật của sự sáng tạo: Nhà văn không lặp lại người khác, không lặp lại chính mình.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những đóng góp to lớn mà hai tác giả mang đến cho nền văn học Việt Nam

- Tấm lòng chung của hai nhà thơ.

Đề số 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.    

Tham khảo dàn ý sau đây:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát nội dung.

- Đưa ra vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.

2. Thân bài:

Các ý chính cần triển khai:

* Nguồn gốc: Người nông dân nghĩa sĩ là những người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác

* Những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm với người nông dân:

- Chiến đấu dũng cảm: đốt xong, chém rớt, đạp rào, xô cửa, đâm ngang, chém ngược..  => Khí thế tấn công như vũ bão, làm tăng vẻ đẹp tráng ca, hiên ngang, bất khuất, kiên cường, đẹp trong tư thế ngẩng cao đầu, tay cầm vũ khí.

- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:

+ Mộc mạc giản dị.

+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm.

- Niềm tiếc thương, đau xót cùng thái độ cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ.

3. Kết bài:

- Họ đã thành những con người mang hình ảnh bất tử hóa

- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.

Đề số 4:  Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.    

Có thể bám sát những luận điểm chính sau đây:

1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

Khái quát qua cuộc đời của ông => tấm lòng thủy chung, son sắt với nước, với dân cho đến hơi thở cuối cùng.

2. Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

* Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.

- Nhân: lòng yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

- Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

- Những nhân vật lí tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

* Lòng yêu nước, thương dân:

- Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ Quốc.

- Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh.

- Ca ngợi những sĩ phu yêu nước.

- Giữ niềm tin vào ngày mai.

- Bất khuất trước kẻ thù.

=> Khích lệ lòng yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

* Nghệ thuật thơ văn:

- Bút pháp trữ tình, xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.

- Đậm đà sắc thái Nam Bộ: lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể.


Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 3:23:14 | Lượt xem: 351

Các bài học liên quan