Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn bản Hồn Trương Ba, Da hàng thịt năm học 2020-2021, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

ffb3d1dc009d53454ace90711a80690f
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:33:27 | Được cập nhật: 13 tháng 4 lúc 20:40:43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 519 | Lượt Download: 10 | File size: 0.03784 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

LƯU QUANG VŨ

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả * Cuộc đời

Lưu Quang Vũ sinh ra trong gia đình trí thức nghệ sĩ (con trai nhà viết kịch - nhà thơ hiện đại Lưu Quang Thuận )

Sinh ra ở Phú Thọ, là học sinh giỏi văn nổi tiếng ở thành phố Hà Nội.

Ông xung quanh đi bộ đội với bao nhiệt huyết nhưng “đường quân ngũ” gặp nhiều vất vả , năm 1970 ông ra quân, làm nhiều nghề để kiếm sống.

Ông qua đời trong một tai nạn bất ngờ khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp * Sự nghiệp

Ông làm thơ sớm và được yêu thích nhưng thơ ít được xuất bản.

Là một kịch tác gia nổi tiếng với sức sáng tác dồi dào và những tác phẩm kịch còn mãi với thời gian

Người tiên phong viết về những vấn đề nóng hổi của thời đại 2. Tác phẩm

- Thời điểm ra đời thời kỳ đất nước vừa bước ra cuộc kháng chiến chống Mỹ lại bước vào chiến tranh biên giới. Cơ chế bao cấp đang bộc lộ những hạn chế, xã hội có nhu cầu thay đổi để phát triển Viết năm 1981 nhưng đến 1984 mới được công diễn

- Tóm tắt vở kịch: SGK

- So sánh nội dung vở kịch với cốt truyện dân gian

Cốt truyện dân gian

ND kịch HTB DHT

Xung đột bên ngoài, đặt vấn đề được sống

Xung đột bên ngoài và bên trong, đặt ra vấn đề sống như thế nào

3.Vị trí đoạn trích

Cảnh VII - đoạn kết của vở kịch, chứa đựng cao trào của xung đột kịch và cách giải quyết xung đột 4. Vài nét về đặc trưng thể loại kịch

Đặc trưng thể loại kịch: kịch tính - xung đột, thể hiện qua ngôn ngữ kịch: đối thoại - độc thoại và kết cấu kịch

II. ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH 1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác 1.1. Hoàn cảnh nảy sinh cuộc đối thoại Lúc đầu: hạnh phúc trong thân xác mới vì được sống lại Tiếp theo: nhận ra những rắc rối khi phải sống trong thân xác khác lạ, bị người thân lên án xa lánh Sau cùng đau khổ muốn thoát khỏi xác, tin mình sẽ trở lại là mình một cách trọn vẹn. 1.2. Diễn biến cuộc đối thoại Phần một cuộc đối thoại giữa hồn và xác

Trương Ba

Xác hàng thịt

- Mạnh mẽ qủa quyết chủ động tách ra khỏi thân xác

- Đuối lý chối bỏ không dám thừa nhận việc bị ảnh hưởng bởi thân xác

Khẳng định Linh hồn không thể tách ra khỏi thân xác

Linh hồn không thể nguyên vẹn trong sạch thẳng thắn khi phải tồn tại nhờ thân xác

Phủ nhận tiếng nói của thân xác

Khẳng định xác thịt có tiếng nói

Hồn luôn bị xác thịt sai khiến

Vì âm u đui mù nên càng có sức mạnh

ghê gớm

Xếp tiếng nói của xác thịt vào những thứ thấp kém

Không phủ nhận sự thấp kém Liệt kê thêm sự hấp dẫn của những thứ thấp kém đó đối với hồn

- Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo

Chẳng có cách nào chối bỏ được ta đâu

Phần 2 cuộc đối thoại giữa hồn và xác

Sự khẳng định vai trò của xác thịt

Tôi là hoàn cảnh mà anh buộc phải quy phục

Tôi là bình chứa linh hồn, tôi xứng đáng được coi trọng

Sao lại khinh thường tôi

Sao lại bỏ bê thân xác

Tôi rất biết chiều chuộng linh hồn

Làm xongmột cái gì xấu cứ việc đổ lỗi cho tôi để được thanh thản

Miễn là làm đủ mọi việc để thỏa mãn thể xác của tôi

=>Xác thịt cũng có vai trò không thể phủ nhận * Tiếng nói xác thịt có hai cách hiểu

Một là: Tiếng nói xác thịt là hoàn cảnh nghiệt ngã của linh hồn, khi ấy nó cất lên tiếng nói xấu xa ti tiện đáng sợ, đó là sự thắng thế của chủ nghĩa vật chất. Tư duy hiện thực nghiêm ngặt của Lưu Quang Vũ cho ta nhận ra một hiện thực tàn nhẫn đang tồn tại. - > Mâu thuẫn giữa tính cách và hoàn cảnh

Hai là: Tiếng nói xác thịt là tiếng nói của của bản năng khuất lấp, thường bị coi là thấp kém, nhưng là một phần không thể chối bỏ của con người, tiếng nói bên trong chính con người chúng ta. - > Mâu thuẫn trong cùng một bản thể Cơ chế tha hóa nghiệt ngã

Cơ chế tha hóa

Không hiểu rõ không dám đối diện được và thành thực với bản thân

Chối bỏ tiếng nói thân xác

Đổ lỗi cho thân xác

Đổ lỗi cho hoàn cảnh

Không dám chịu trách nhiệm về bản thân

Hành hạ và chà đạp thân xác

Coi thường thân xác

Càng làm cho lí lẽ ti tiện của thân xác lấn át mình

Hồn Trương Ba mạnh mẽ qủa quyết chủ động trở nên bối rối lúng túng, luống cuống và cuối cùng tuyệt vọng bần thần nhập lại vào xác thịt.

Xác hàng thịt lạnh lùng tự tin thuyết phục an ủi dỗ dành. => Trạng thái bần thần nhập lại vào xác thịt có lẽ là sự ngộ ra, vỡ lẽ nhiều điều của Hồn Trương Ba, chuẩn bị cho những tình tiết mới của vở kịch xuất hiện. 1.3. Ý nghĩa cuộc đối thoại

- Thể hiện quan niệm của Lưu Quang Vũ về cuộc sống và con người: đó là cái nhìn cuộc sống luôn vận động, cái đúng ngày hôm nay chưa chắc đã đúng với ngày mai. Ở đó, con người cũng luôn vận động, là con người tự ý thức với cái nhìn đa chiều. Đây là quan niệm về con người và cuộc đời thời hậu chiến đa diện hơn trong văn học thời chiến tranh .

- Qua cuộc đối thoại, Lưu Quang Vũ ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người, vạch rõ khía cạnh siêu hình của thái độ coi thường vật chất và thân xác.

Nghệ thuật: sự chuyển hóa xung đột bên ngoài và xung đột bên trong căng thẳng và có tính gợi mở. 2. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và những người thân 2.1. Hoàn cảnh nảy sinh

Ngay sau cuộc đối thoại hồn và xác, hồn đã bần thần nhập lại vào xác hàng thịt Đó là thất bại trong nỗ lực trở lại là mình, ông vẫn phải phụ thuộc vào một thân xác không phải của mình. -> Thất bại không ngờ khiến Trương Ba cảm thấy cô đơn 2.2. Diễn biến cuộc đối thoại.

* Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và vợ

Vợ Trương Ba

Người đã từng lên tận thiên đình để khiếu nại cho chồng sống lại

Trương Ba

Ông bây giờ còn biết đến ai nữa

Tôi phải đi

Để ông được thảnh thơi với cô vợ hàng thịt

Ông đâu còn là ông , đâu còn là ông Trương Ba làm vườn

Thôi tùy ông

Ốm nặng?

Sao bà lại nói thế ?

Thật sao?

Không được!

=> Bà vẫn còn yêu Trương Ba và vô cùng cay đắng khi phải nói với chồng như thế. Lời nói ấp úng của Trương Ba cho thấy ông không còn cách nào phân trần về những gì mình đã gây ra cho vợ.

* Cuộc đối thoại với cái Gái

Cái Gái

Đứa cháu nội ông yêu quý ông vô cùng, nó đã cất, giữ nhặt nhạnh từng chút kỷ niệm về ông

Trương Ba

Tôi không phải cháu ông

Ông nội tôi chết rồi

Quý cây!.. Ông mà quý cây à?

Ông nội tôi đời nào thô lỗ, phũ phàng như thế

Ông xấu lắm, ác lắm, cút đi! Lão đồ tể, cút đi

Gái, cháu...

Gái, rồi lớn lên cháu sẽ hiểu

Dù sao... cháu... sáng nào ông cũng ra cuốc xới

Ông không dè... Đấy là... tại...

=> Trẻ con không nói dối, cho dù là tàn nhẫn chưa bao giờ công nhận Trương Ba trong thân xác hàng thịt. Nó cương quyết phủ nhận mọi lời nói của Trương Ba.

Trương Ba cố gắng thanh minh nhưng rất bối rối và bất lực.

* Cuộc đối thoại của Trương Ba với con dâu

Con dâu

Người hiểu và thương Trương Ba nhất

Trương Ba

Con sợ lắm bởi con cảm thấy ... mỗi ngày thầy một đổi khác dần,mất mát dần, tất cả như lệch lạc, mờ nhòa dần đi, đến nỗi chính con cũng không nhận ra thầy nữa...

Thầy ơi,làm sao, làm sao con có thể giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của con ngày xưa.

Đến lúc này cả nhà còn mình con vẫn thương thầy như xưa

Thầy đã làm u khổ

Giờ thì cả con cũng...( Lời đứt quãng cho thấy sự tuyệt vọng của TB)

Không, ta không giận, cám ơn con đã nói thật.

=> Ba cuộc đối thoại như một tấm gương mà Trương Ba soi vào và nhận ra hình hài của mình trong mắt người thân yêu. Cay đắng thay, cho dù ông có soi vào “tấm gương” những người thân của mình thì cũng chỉ thấy một hình hài thân xác xa lạ, không phải chính mình. Ông nhận ra: Mày (xác) đã thắng thế. Đó sự thức tỉnh trước hiện thực.

2.3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại

* Chủ đề tư tưởng - Buộc Trương Ba phải nhìn thẳng vào sự thật: không một ai trong gia đình chấp nhận sự tồn tại khi lý quái gở của ông.

- Mọi lý do để tồn tại trong nghịch lý này đã bị bác bỏ * Nghệ thuật kịch: đẩy xung đột kịch lên cao trào buộc phải có hành động giải quyết .

3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích 3.1. Hoàn cảnh nảy sinh cuộc đối thoại

Trương Ba đối mặt với sự chối bỏ của người thân, khi sống trong thân xác hàng thịt với những cay đắng tột cùng nên buộc phải có chọn lựa và hành động quyết liệt. 3.2. Diễn biến cuộc đối thoại.

Trương Ba thắp một nén hương mời Đế Thích xuống và đưa ra tối hậu thư Tôi muốn là tôi toàn vẹn

Cuộc đối thoại là xung đột kịch giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.

Trương Ba

Đế Thích

Xoay quanh nguyện vọng của Trương Ba muốn trả xác lại cho anh hàng thịt

Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa

Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được

Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống

Không thể sống với bất cứ giá nào

Có gì không ổn đâu

Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư

Nhưng mà ông muốn gì

Ông phải sống dù bất cứ giá nào

Hai cuộc đối thoại trước làm cho Trương Ba kiên quyết Tôi đã chết hãy để cho tôi được chết hẳn

Đế Thích rất ngạc nhiên bất ngờ tiếng nói của Đế Thích là cái nhìn, tiếng nói của số đông nhìn sự việc như thế, cũng chính là lời nói của Trương Ba khi Trương Ba chưa có cuộc đối thoại với xác hàng thịt và với người thân.

Thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả cho anh ta

Tầm thường nhưng đúng là của anh ta ... chúng sinh ra là để sóng với nhau...

Tại sao có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt

=> Từ việc coi thường thân xác, coi thân xác là thứ thấp kém, Trương Ba đi đến nhận thức mới: coi trọng thân xác.Ông nhận ra rằng thân xác đáng quý khi nó hòa hợp với tâm hồn phù hợp với thân xác ấy đó là nhận thức vô cùng có lý và sâu sắc

Xoay quanh gợi ý của Đế Thích để Trương Ba nhập vào xác cu Tị

Cu Tị là bạn của cái Gái, rất dễ thương. Cậu bé chết đột ngột đưa đến cho Đế Thích hướng giải quyết mới

Trương Ba

Đế Thích

Sợ chỉ càng oái oăm rắc rối hơn. Trẻ con phải ra trẻ con người lớn phải ra người ra người lớn.

Mình tôi giữa đám người hậu sinh ... Vô lý lắm... Không

Ông sống trong thân thể thằng bé chắc sẽ ổn

Trong thân xác của một đứa bé ông sẽ có cả cuộc đời trước mặt

=> Trương Ba ngộ ra nếu ta phải ở trong một cái vỏ cao quý hơn ta mà không hợp với ta thì cũng không phải là chính mình, đó là sự tồn tại quái gở.

=>Ông hãy cứu nó, ông phải cứu nó

3.3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại.

3.3.1. Quan niệm về lẽ tồn tại

Tư tưởng trọng sinh của con người: muốn được sống. Nhưng có một sự thật nghiệt ngã rằng chính trong đời sống, chúng ta dễ đánh mất chính mình. Muốn sống bằng bất kỳ giá nào đều là sự phản bội. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.

3.3.2.Sự trân trọng thể xác

Mọi giá trị dù là linh hồn hay thể xác đều có ý nghĩa trong cuộc đời

Cần tạo cho con người có được cuộc sống hài hòa hai mặt tinh thần và vật chất

Không thể nhân danh giá trị này mà hạ thấp giá trị kia.

Không thể duy ý chí, không được kỳ thị với những đòi hỏi vật chất của con người

3.3.3. Nhầm lẫn sai và sửa sai

Nam Tào, Bắc đẩu nhầm lẫn gạch tên là cái sai, ở trong thân xác anh hàng thịt để sửa sai cũng không đúng. Có những cái sai không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Để không sai phải hiểu được mình, hiểu được đời, phải dũng cảm dám chấp nhận đánh đổi để sửa sai. Điều đó khẳng định chất người, tính người, tình người 4. Đoạn kết của vở kịch

Trương Ba không còn nữa. Ông ở lại trong tâm trí người thân. Đó là sự tồn tại nguyên vẹn. Bi kịch đã trở thành chính kịch.

Sự đổi mới của Lưu Quang Vũ đem đến một cái kết có hậu, vở kịch tiếp thêm niềm tin và động lực cho con người. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung

Được sống làm người quý giá thật nhưng sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn con người phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với bản thân chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 2. Nghệ thuật

Xung đột kịch căng thẳng hấp dẫn thông qua ngôn ngữ kịch và kết cấu kịch Kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, giữa yếu tố phê phán mạnh mẽ quyết liệt với chất trữ tình đằm thắm bay bổng. B .BÀI TẬP CỦNG CỐ:

I.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Viết vở kịch Hồn Trương Ba, da hang thịt, Lưu Quang Vũ dựa vào một câu chuyện dân gian. Truyện đó có tên là gì?

A.Bi kịch của Trương Ba. C.Hồn Trương Ba và da hàng thịt.

B.Hồn Trương Ba, da hang thịt D Nỗi oan Trương Ba.

Câu 2: Cốt truyện vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gồm có mấy cảnh?

A.Năm cảnh và một đoạn kết. C.Sáu cảnh và một đoạn kết.

B.Bảy cành và một đoạn kết. D.Tám cảnh và một đoạn kết.

Câu 3:Ý nghĩa triết học trong vở kịch của Lưu Quang Vũ nằm ở khía cạnh nào?

A.Cho thấy sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn.

B.Cho thấy sự chi phối của thân xác đối với linh hồn.

C.Cho thấy những phiền toái do sự không hòa hợp, không thống nhất giữa linh hồn và thân xác.

D.Kết hợp các nội dung trên.

Câu 4:Qua vở kịch này Lưu Quang Vũ đã KHÔNG gửi gắm triết lí sâu sắc vào lẽ sống, lẽ làm người?

A.Cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được.

B.Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn , nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi.

C.Cuộc sống thật đáng quý, ta có thể sống nhờ, sống gửi miễn sao ta dung hòa được tâm hồn , nhân cách và nhu cầu vật chất.

D.Cuộc sống của mỗi con người chỉ thực sự hạnh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất.

Câu 5: Đoạn trích trong SGK KHÔNG nói về sự kiện nào?

A.Cuộc đối đầu giữa hồn và xác trong nhân vật hồn Trương Ba lên đến căng thẳng và hồn có nguy cơ bị xác lấn át.

B.Hồn Trương Ba bị người thân nghi ngờ, xa lánh.

C.Hồn Trương Ba đau khổ, dằn vặt và đi tới quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết.

D.Lí trưởng sách nhiễu Trương Ba, chị hang thịt đòi chồng.

Câu 6:Ý nào nêu KHÔNG đúng đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích?

A.Mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào.

B.Xây dựng được tình huống kịch độc đáo.

C.Có những đoạn đối thoại sinh động và đầy ý nghĩa triết lí.

D.Đặt nhân vật vào thử thách để bộc lộ tâm hồn của nhân vật.

Câu 7: Từ khi ở trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba có sự thay đổi nào?

A.Hồn Trương Ba bây giờ không còn là người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con như trước.

B.Hồn Trương Ba không còn hiền hậu, vui vẻ, tốt bụng và biết quan tâm đến chuyện của bà con hàng xóm như trước .

C.Hồn Trương Ba trở nên vụng về, thô lỗ, phũ phàng, không còn khéo léo, nhẹ nhàng như trước.

D.Tất cả những sự thay đổi trên.

Câu 8:Trong cuộc đối thoại, xác anh hàng thịt có thái độ như thế nào đối với hồn Trương Ba?

A.Giễu cợt hồn Trương Ba và tự đắc.

B. Thông cảm và xót thương cho hồn Trương Ba.

C. Lên án và phê phán hồn Trương Ba.

D. Ca ngợi và tự hào về hồn Trương Ba.

Câu 9: Những lời tự giải thích , thanh minh của hồn Trương Ba với thân xác anh hàng thịt cho thấy hồn Trương Ba đang rơi vào tình cảnh như thế nào?

A.Đầy đủ, sung sướng B.Yếu thế, bế tắc

C. Tiến thoái lưỡng nan D.Buồn vui lẫn lộn

Câu 10: Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, tác giả muốn nói lên điều gì?

A.Những nhu cầu của thân xác có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất của tâm hồn.

B.Đạo đức của con người khó giữu được khi sống theo bản năng quá nhiều.

C.Kết hợp A và B.

D.Con người chỉ hạnh phúc khi biết tự hài lòng với những gì mình có.

Câu 11:Thái độ, cách cư xử của những người thân trong gia đình khiến hồn Trương Ba rơi vào tâm trạng nào?

A.Đau khổ, tuyệt vọng B. Vui vẻ, hạnh phúc

C.Băn khoăn, nghi hoặc D. Lo lắng , sợ hãi

Câu 12:Câu nói “ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của hồn Trương Ba thể hiện ý thức của ông về vấn đề gì?

A.Con người phải có khát vọng ,lí tưởng sống.

B.Con người phải có lời nói đi đôi với việc làm.

C.Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phait hài hòa.

D.Con người phải có cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần.

Câu 13: Lời độc thoại nội tâm của hồn Trương Ba khi đối thoại với xác anh hàng thịt thể hiện điều gì ở ông?

A.Tình yêu cuộc sống và yêu con người.

B. sự trân trọng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

C.Quyết tâm không chịu khuất phục thân xác và tự đánh mất mình.

D. Sự căm ghét những cái tàn bạo trong đời sống.

Câu 14:Đoạn kết của vở kịch mang không khí như thế nào?

A.Vui vẻ, phấn khởi và cuộc sống trở lại yên bình.

B.Ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối.

C.Đau buồn, mệt mỏi vì Trương Ba không còn nữa.

D.Trầm lắng ,vui buồn lẫn lộn.

Câu 15:Khi Trương Ba chết hẳn, không phải ở trong tình trạng “ bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo” hơn nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, tình yêu thương của những người thân. tác giả muốn nói điều gì qua chi tiết này?

A.Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người không phải sống nhờ , sống gửi, sống chắp vá.

B.Khi có được vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, con người sẽ trở nên bất tử.

C.Những con người cao quý như Trương Ba vẫn luôn có mặt giữa cuộc sống hằng ngày của gia đình , của mỗi chũng ta.

D.Con người chỉ thực sự có hạnh phúc khi được sống bên cạnh người thân, trong tình yêu thương của mọi người.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 đến 12 câu), nêu suy nghĩ của anh / chị về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác .

Câu 2:Từ trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng 400-600 từ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình.

Câu 3: Bài tập nâng cao: Trong đoạn trích “ Hồn Trương ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ ( SGK ngữ văn 12), ở màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và xác anh hàng thịt, Trương ba cho rằng; “Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn...”, đến khi đối thoại với Đế Thích, Trương ba lại khẳng định “ Không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba qua hai lời thoại trên để thấy được sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật.