Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) Ngữ văn 12 năm học 2020-2021, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

0284a218f83b4d14f2dd8d36a9c39d59
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:33:35 | Được cập nhật: 8 giờ trước (3:36:14) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 952 | Lượt Download: 19 | File size: 0.03081 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

I.Vài nét về tác giả, tác phẩm:

1.Tác giả:

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những sáng tác viết về đề tài chiến tranh , cách mạng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

-Là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

- Ông luôn tâm niệm sáng tác văn học là hành trình đi tìm “ hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”: “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm của nó là con người”.

-Ông “ thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” ( Nguyên Ngọc)

2. Tác phẩm:

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (8- 1983) in trong tập truyện cùng tên là tác phẩm tiêu biểu của ông sau 1975.

- Tác phẩm ra đời trong bối cảnh đát nước thống nhất.

- In đậm triết lí của nhà văn về con người, nghệ thuật, cuộc đời vô cùng sâu sắc.

II. Tìm hiểu văn bản:

  1. Nhan đề:

-Chiếc thuyền: Nơi cư ngụ của gia đình làng chài,nơi chứa đựng hiện thực cuộc sống phong phú, cảnh đắt trời cho.

- >Biểu tượng: hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp nghệ thuật.

-Ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống.

2. Cốt truyện:

-Phùng được giao nhiệm vụ chụp bức ảnh nghệ thuật vào cảnh biển buổi sáng có sương mù.

-Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: từ xa “ cảnh dắt trời cho” khiến cho Phùng xúc động mãnh liệt.khi chiếc thuyền đến gần: “ cảnh người đàn ông đánh vợ”, khiến Phùng cảm thấy kinh ngạc, thẫn thờ.

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng người đàn bà đã từ chối, kể lại câu chuyện về cuộc đời mình.

-Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm đó.Bức ảnh đen trắng, nhìn kí bức ảnh sẽ thấy màu hồng hồng của ánh sương mai, người đàn bà bước ra từ bức ảnh.

3. Tình huống truyện:

- Tình huống nghịch lí có giá trị nhận thức:

+ Tình huống 1:Cảnh đắt trời cho > < Hiện thực quái đản

+ Tình huông 2: Cách giải quyết hôn nhân của Đẩu > < Người đàn bà hàng chài.

+ Tình huống 3: Yêu cầu của thủ trưởng về bức ảnh > < Bức ảnh và cảm nhận của nghệ sĩ.

*Tình huống 1: Nghịch lí giữa một cảnh đắt trời cho về bức ảnh nghệ thuật mà người nghệ sĩ sau nhiều ngày mai phục đã chụp và một bên là hiện thực “quái đản”- trận bạo hành tàn nhẫn:

-Bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa- hiện thân của cía đẹp, sứ giả của ình minh rực rỡ tươi sáng trên biển cả hùng vĩ.

+ Giống như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

+ Có sự huyền ảo màn sương mù trắng như sữa.

+ Có một chút tinh khôi, tinh khiết của bình minh ánh hồng do mặt trời chiếu vào.

+ Có sự tĩnh lặng của bóng người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc.

+ Đó là một vẻ đẹp hài hoà từ đường nét đến màu sắc.

->Một cái đẹp hoàn hảo, toàn bích. Một bức họa diệu kì của thiên nhiên và cuộc sống.

- Thái độ của người nghệ sĩ:

+ Bối rối, vui sướng

+ Nhận thức được cái đẹp là đạo đức.

+ hành động: bấm liên thanh.

  • Tâm hồn được thanh lọc: khám phá ra chân lí cái đẹp. Cái đẹp tồn tại ở chính cuộc sống con người giữa thiên nhiên hùng vĩ. Cái đẹp gắn với lương thiện.

-Chiếc thuyền tiến vào bờ: phùng đã tận mắt chứng kiến:

+ Cảnh người đàn ông đánh đập vợ, người đàn bà cam chịu, đứa con đánh bố.

+ người bố đánh con, người mẹ khóc, lạy con.

+ cảnh gã đàn ông đánh vợ “ dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.

->Không phải do bộc phát hay say rượu, từ hành động cho đến lời nói, người chồng đều coi vợ như kẻ thù.

-> Người vợ không có bất cứ phản ứng nào trước hạnh động vũ phu của người chồng.

->Người vợ cam chịu một cách nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng , không hề chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

-> Con đánh bố: “ giằng chiếc thắt lưng..” hành động hết đường nhưng trái với đạo lí.

-> Bức tranh nghịch lí, trong bức tranh này người ta không thấy bình yên.

- Những nghịch lí đã tác động đến nghệ sĩ Phùng:

+ Thái độ kinh ngạc, thẫn thờ.

+Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới, người nghệ sĩ như chết lặng bởi vì đàng sau vẻ đẹp của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, hiện diện của cái ác , cái xấu. Đó chính là hiện thực cuộc sống khuất chìm sau cái đẹp của nghệ thuật.

Nghịch lí: giữa cảnh đắt trời cho > < hiện thực cuộc sống.

xa > < gần

Đẹp- Thiện > < Xấu- Ác

Hạnh phúc > < Đau đớn tột cùng.

  • Nghệ sĩ Phùng đã nhận ra chân lí nghệ thuật nhiều khi không phải là chân lí cuộc đời. Giua nghệ thuật và cuộc đời tồn tại một khoảng cách rất xa. “ Nếu nhìn cuộc sống từ xa, người ta chỉ thấy cái vẻ bề ngoài của nó. Đó là cái nhìn một chiều. Nếu quan sát cận cảnh, người nghệ sĩ sẽ bớt đi ảo tưởng, thậm chí còn phát hiện ra những bí mật dữ dội bên trong của cuộc sống.”

*Tình huống 2: Nghịch lí giữa cách giải quyết hôn nhân của Đẩu và thực tế cuộc sống của người dân làng chài.(Người đàn bà hàng chài)

-Chánh án Đẩu và Phùng phê phán thói vũ phu của người chồng, dụng ý sẵn sàng đưa ra một giải quyết giúp chị giải quyết bi kịch .Sẵn sàng ủng hộ người đàn bà và mong chờ sự chấp nhận.

-Người đàn bà hàng chài chấp tay vái lia lịa, từ chối, giải thích nguyên nhân vì sao không bỏ gã đàn ông đó.

-Lí do: Gã chồng vũ phu đó là kẻ mà chị phải chịu ơn.Gã là người cục tính nhưng hiền lành, nghèo khổ. Hơn nữa bắt nguồn từ chính cuộc sống của chị không trể thiếu một người đàn ông để cùng chèo chống con thuyền dù hắn tàn bạo. Hiện thực cuộc sống gia đình đông con, cần một người đàn ông để chia sẻ, đồng hành chèo chống con thuyền trước bão tố cuộc đời,không đẻ các con thiếu tình yêu thương. Cũng có lúc gia đình hòa thuận .

- Đẩu và Phùng vỡ lẽ:

+ Trong cuộc sống bao nhiêu việc tưởng chừng vô lí nhưng xem ra lại có cía lí riêng.

+ Nhiều chuyện ngỡ đơn giản, kì thực lại rất phức tạp.

  • Đối với Đẩu: Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống. Không thể thực thi pháp luật bằng sự thông hiểu sách vở và những nguên tắc đạo đức phổ biên đơn thuần.

  • Đối với phùng: Người nghệ sĩ mới chỉ đứng ngoài “ chụp ảnh” hiện thực thì sẽ không bao giờ hiểu thấu được cuộc đời. Chỉ khi nào biết nhìn hiện thực một cách sâu sắc, mới đến được sự thật và cái đẹp làm tròn trách nhiệm của mình.

->Phùng nhận thức về con người: người đàn bà hàng chài là người là người sâu sắc, thấu hiểu. Gã đàn ông vừa là tội phạm, vừa là nạn nhân. Người con đáng thương hơn đáng trách.

-> Trong đời sống; cái xấu bề nổi đoi khi lại che lấp cái đẹp , cái đáng cảm thông bề sâu.

Không nên nhìn nhận đánh giá sự vật, con người một cách đơn thuần, cần có cía nhìn đa diện, nhiều chiều.

  • Người nghệ sĩ cần phải có cái tâm của mình vào cuộc sống, cuộc đời mới có thể khám phá ra những sự thật và vẻ đẹp khuất lấp của cuộc sống.

*Tình huống 3: Nghịch lí giữa yêu cầu của trưởng phòng về bức ảnh nghệ thuật “ Hoàn toàn là tĩnh vật” với bức ảnh cuộc đời và cảm nhận của người nghệ sĩ.

- Trưởng phòng yêu cầu bức ảnh tĩnh vật. Cảnh chiếc thuyền ngoài xa. Nghệ thuật vị nghệ thuật. Màn sương hồng, chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp nghệ thuật.

-Nghệ sĩ Phùng chụp được bức ảnh đời sống. Cảnh chiếc thuyền ngoài xa( đen trắng) nhưng thấy màu hồng của sương mai, hình ảnh người đàn bà.Nghệ thuật vị nhân sinh .Người đàn bà hàng chài bước chậm..Hiện thực cuộc sống lam lũ, cơ cực. Khái quát chung cho người phụ nữ vùng biển.

->Người nghệ sĩ từ bỏ thứ nghệ thuật vị nghệ thuật mà theo thứ nghệ thuật vị nhân sinh. Anh nhận ra nghệ thuật là cuộc đời.

->Tác giả bày tỏ qua điểm về quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống. Nghệ thuật chan chính không bao giờ rời xa cuộc sống.

4.Người đàn bà hàng chài:

A.Tên gọi, ngoại hình:

- Tên gọi: phiếm chỉ: Mụ, chị ta, người đàn bà- ý nghĩa khái quát: người phụ nữ có cuộc đời, số phận, phẩm chất tương tự.

-Ngoại hình:

+ Từ nhỏ đã là đứa con xấu số, rỗ mặt.

+ Trạc ngoài 40 tuổi, cao lớn với những đường nét thô kệch.

+ Khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá.

->Thua thiệt về nhan sắc , hé mở một số phận lam lũ, cơ cực, vất vả.

b.Cuộc sống:

- Nghèo khổ về vật chất, nơi ở trên thuyền, thuyền chật .Lúc biển động, cuối tháng toàn phải ăn xương rồng luộc chấm muối.

-Đau đớn về thể xác và tinh thần: thường xuyên bị chống đánh đập tàn nhẫn , bị chồng nguyền rủa.

-> Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.

c. Phẩm chất , tính cách:

- Người mẹ yêu thương con:

+ Nhẫn nhục, chịu đụng đòn roi của chồng chịu đựng nuôi con khôn lớn.

+ Luôn cố tránh cho con khỏi bị tổn thương về tinh thần.

+ Đau đớn vì không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ của con.

+ Xót xa khi chứng kiến đứa con vì thương mẹ mà lỗi đạo với cha.

+ Chắt chiu niềm vui bình dị với con.

+Ý thức về thien chức làm mẹ.

  • Người đàn bà hàng chài sống cho con chứ không phải cho mình, giàu lòng hi sinh.

  • Hiện thân của tình mẫu tử, kì quan tuyệt vời của cuộc sống.

  • Người vợ yêu chồng:

+ Biết ơn chồng ( có hạnh phúc làm vợ, làm mẹ).

+ Yêu chồng ( yêu nhất thằng Phác giống bố nhất)

+ Thấu hiểu chồng: hiểu tính cách của chồng ( cục tính nhưng hiền lành) ; cảm thông với nhồng vì hoàn cảnh mà sinh ra tha hóa.

+ Cần chông để chia sẻ những khó khăn., cùng nhau chèo chống con thuyền lúc phong ba, bão táp, cùng nhau làm ăn nuôi nấng các con, cùng gánh vác gia đình trong cuộc sống mưu sinh.

+ Bao dung với chồng: coi mình bị đánh đập, bị hành hạ là đương nhiên; tự nhận lỗi, chắt chiu những khoảnh khắc vợ chồng sống hòa thuận, vui vẻ.

  • Ít nhiều mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nuwv Việt Nam.

-Người từng trải, sống sâu sắc, thấu lẽ đời:

+Tư thế, thái độ; từ người cúi gục xuống đứng ngẩng lên nhìn thẳng vào Đẩu và Phùng.

+Từ khúm núm , sợ sệt bỗng nhiên tỏ vẻ “ sắc sảo” đén bất ngờ.

  • Lời nói, giọng điệu: Lời nói thuyết phục, giọng điệu của người từng trải.

d.Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Đặt nhân vật vào các tình huống nghịch lí để bộc lộ phẩm chất, tính cách.

-Tập trung khắc họa số phận, tính cách, nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, điệu bộ.

-Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật góp, phần tạo nên tính chất chân thực, sống động cho nhân vật và tính đa chiều của nhân vật trong cảm nhận , đánh giá về nhân vật.

e.Đánh giá chung:

-Là hình tượng nghệ thuật chân thực, gợi cảm về số phận, nghèo khổ, bất hạnh nhưng có vẻ đẹp khuất lấp, cao cả của những người vùng biển sau chiến tranh.

-Là nhân vật cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện góp phần thể hiện chủ đề ,tư tưởng: bài học nhận thức đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sốn và con người với một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

III. TỔNG KẾT:

*Nội dung : Bức thông ddiiepj sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống, phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải vì con người.

*Nghệ thuật: Tình huống truyện đọc đáo, nghệ thuật trần thuật đăc sắc, kết hợp xây dựng nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách, số phận,Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ:

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

1.Dòng nào sau đây nêu đúng nhất vai trò quan trọng của Nguyễn Minh Châu trong việc góp phần đổi mới văn học nước nhà?

A. Một trong những người mở đầu xuất sắc cho truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.

B. Một trong những cây bút tiên phong, đã mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975.

C. Một trong những người mở đường tinh anh cho văn học quốc ngữ Việt Nam thế kỉ XX.

D. Một trong những người mở đường tinh anh cho truyện, kí hiện đại Việt Nam sau 1975.

2.Dòng nào dưới đây ghi sai tên một tác phẩm văn học của Nguyễn Minh Châu?

A.Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Bến quê.

B.Vùng cháy, Những người đi từ trong rừng ra.

C.Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau.

D.Dấu chân người lính, Chiếc thuyền ngoài xa.

3.Dòng nào dưới đây nêu KHÔNG đúng nội dung chính của truyệ ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

A.Kể lại chuyến đi thực tế của người phóng viên báo ảnh.

B.Kể lại chuyện về một người đàn bà và một gia đình hàng chài.

C. Miêu tả một phong cảnh đầm phá có “ chiếc thuyền ngoài xa”

D.Kể lại những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc đời.

4.Bức ảnh mà phóng viên Phùng quyết định “ phục kích” chụp bằng được để đưa vào tờ lịch năm sau cụ thể là cảnh nào dưới đây?

A.Cảnh bình minh trên biển có sương mù được nhìn từ xa qua những mắt lưới.

B. Cảnh một chiếc thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh được nhìn từ xa qua những mắt lưới.

C. Cảnh một chiếc thuyền lưới vó đang chèo thẳng vào bờ, được nhìn qua những mắt lưới.

D.Cảnh ngư dân sôi nổi kéo mẻ lưới cuối cùng trước bình minh được nhìn qua những mắt lưới.

5.Cụm từ nào dưới đây nói lên được một cách giản dị và đạt nhất vẻ đẹp mà may mắn lắm phóng viên Phùng mới ghi lại được từ một “ chiếc thuyền ngoài xa”?

A.Một cảnh đẹp “ đơn giản và toàn bích”

B.Một cảnh đẹp “ hài hòa, tươi sáng”

C.Một cảnh đẹp khiến người ta “ trở nên bối rối”

D.Một cảnh “ đắt” trời cho.

6. Câu văn nào dưới đây diễn tả rõ và đầy đủ nhất cảm xúc sung sướng, hứng khởi của phóng viên Phùng vào thời điểm ghi lại thành công vẻ đẹp của bức tranh “ chiếc thuyền ngoài xa”?

  1. [...] Đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.

  2. [...] Tôi tưởng chính mình vừa khám phá được cái chân lí [...], khám phá được cái khoảnh khắc [...]

  3. Tôi [...] bấm “ liên thanh” một hồi [...], thu vào [...] cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình.

  4. Có lẽ suốt một đời cầm máy chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “ đắt” trời cho như vậy.

7. Nguyên nhân chính nào khiến người đàn bà tuy chấp nhận để người chồng vũ phu đánh mình “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nhưng nhất định xin chồng “ đưa [...] lên bờ mà đánh”?

A.Vì không muốn ảnh hưởng đến công việc làm ăn ở trên thuyền.

B.Vì không muốn cả hai vợ chồng cùng chết đuối dưới nước.

C.Vì không muốn các con mình phải chứng kiến cảnh đau lòng.

D. Vì muốn cho gia đình vẫn có vẻ trong ấm, ngoài êm.

8. Dòng nào dưới đây nêu KHÔNG đúng đặc điểm tính cách nổi bật của người đàn bà hàng chài?

A. Khổ đau, nhẫn nhục và cam chịu

B.Thương con và quý trọng gia đình đến mức quên mình.

C.Người thô, mặt rỗ, không biết quý trọng bản thân và ân nhân.

D.Ý thức rất rõ gia cảnh và thân phận của mình.

9. Trong các đoạn văn khái quát về tính cách nhân vật trong truyện, đoạn nào khái quát chưa đúng?

A. Nhân vật Phùng là hình ảnh người nghệ sĩ tự ý thức về mình, về nghề, về cuộc đấu tranh vượt lên chính mình để hoàn thiện nhaan cách.

B. Người chồng là một nhân vật phản diện xấu xa: lầm lì, vũ phu, đánh vợ như một thói quen đẻ giải tỏa tâm lí và nỗi khổ đời thường.

C. Người vợ là hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu nhưng có bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tình thương con mê muội mà cảm động.

D. Đứa con trai là một thằng nhỏ hoang dã, tình yêu thương mẹ mãnh liệt bao nhiêu thì nối oán thù bố cũng mê muội , mãnh liệt bấy nhiêu.

10. Dòng nào dưới đay phát biểu CHƯA đúng về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

A. Nghệ thuật không phải chỉ là một tấm ảnh đơn thuần “ chụp” lại đời sống mà là một bức tranh thấm đẫm hơi thở của đời sống.

B. Nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần túy mà còn là sự kết tinh của chân- thiện –mĩ.

C. Nghệ thuật là thế giới hoàn toàn do nghệ sĩ tưởng tưởng tượng, sáng tạo ra, xa lạ với đời thực vì nó cao hơn đời thực.

D. Nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không chỉ là hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực tâm hồn.

II.ĐỌC - HIỂU:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa.Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài ba người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh nhìn qua cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bói rối, trong trái tim như có gì bóp thắt vào. Chẳng biêt sai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “ liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại.

( Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục -2008,tr.70-71)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó.

2. Nêu chủ đề của văn bản.

3. Vẻ đẹp của bức tranh được thu vào trong chiếc máy ảnh của người nghệ sĩ được bao phủ bởi bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do mặt trời chiếu vào. Nêu cảm nhận của anh chị về chi tiết này.

4. Phân tích sự kết hợp phương thức biểu đạt của văn bản.

5. Vẻ đẹp của “ chiếc thuyền ngoài xa” đã khiến nghệ sĩ phát hiện ra điều gì?

III. LÀM VĂN:

Đề 1: Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Đề 2 :NÂNG CAO

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả thái độ của người đàn bà: “ lúng túng, sợ sệt- cái vẻ lúng túng .sợ sệt mà ngay lúc mụ đứng giữa bãi xe tăng cũng không hề có...chắp tay vái lia lịa: Con lạy quí tòa..”. Và sau đó “ mất hết vẻ khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác , ngôn ngữ khác: Chị cảm ơn các chú!”.

( Ngữ văn 12,Tập 2,NXBGD Việt Nam,2025tr73-74)

Phân tích sự thay đổi thái độ của người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.