Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn lớp 9 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 9 lúc 23:29:37 | Update: 18 giờ trước (13:42:39) | IP: 42.117.77.255 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 3 | Lượt Download: 1 | File size: 1.833795 Mb
Nội dung tài liệu
Tải xuốngCác tài liệu liên quan
- Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn lớp 9 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Cam Thượng năm 2023 - 2024
- Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Xuân Vinh năm học 2023 - 2024
- Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Trần Phú
- Đề thi học kì 1 Sinh học lớp 9 ĐỀ SỐ 21
- Đề thi học kì 1 Sinh học lớp 9 ĐỀ SỐ 16
- Đề thi học kì 1 Văn lớp 9 ĐỀ SỐ 12
- Đề thi học kì 1 Văn lớp 9 ĐỀ SỐ 10
- Đề thi học kì 1 Văn lớp 9 ĐỀ SỐ 11
- Đề thi học kì 1 Văn lớp 9 ĐỀ SỐ 9
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 1 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Chủ đề: THÔNG ĐIỆP CỦA CUỘC SỐNG
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
(Trích trong tập thơ “Thư mùa đông”, Hữu Thỉnh, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 1.2. (0,5 điểm): Các từ ngữ “tôn cao”, “làm đầy”, “đan vào”, “làm nên” cùng có chung nét nghĩa gì?
Câu 1.3. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.
Câu 1.4. (2,0 điểm): Dường như câu hỏi của nhân vật trữ tình “Tôi” với người chưa có câu trả lời. Bằng việc chiêm nghiệm lại bản thân và lắng nghe những thông điệp từ cuộc sống, em hãy trả lời câu hỏi: “Người sống với người như thế nào?”
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Quan sát các hình ảnh trong cuộc sống, chúng ta lắng nghe những thông điệp quý giá:
Hình ảnh 1: Trứng gà, đập vỡ từ bên ngoài là thức ăn, đập vỡ từ bên trong là sinh mạng. Con người cũng thế, đập vỡ từ bên ngoài là áp lực, đập vỡ từ bên trong là trưởng thành.
Hình ảnh 2: Một người thấy con bướm non đang cố gắng vươn mình ra khỏi chiếc kén. Vì muốn giúp con bướm kia, người ấy đã tách đôi cái kén cho nó chui ra. Nhưng ngờ đâu, con bướm không chui ra được và mãi là con sâu.
Hình ảnh 3: Than đá vốn xấu xí xù xì và rẻ tiền, nhưng nếu nó được mài dưới áp lực cực mạnh, nó sẽ biến thành thứ đáng giá và tuyệt đẹp nhất trên trần thế - Kim Cương.
Lựa chọn một trong ba hình ảnh trên làm điểm nhìn, hãy viết bài văn nghị luận với nhan đề: Thư gửi những ai đang nỗ lực…
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long), nhân vật người hoạ sĩ nghĩ rằng: “Ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật (…) trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.”
Em có đồng ý với suy nghĩ trên không? Bằng những hiểu biết về mối quan hệ giữa nghệ thuật (nói chung) và văn học (nói riêng) với hiện thực cuộc sống, em hãy viết bài văn đối thoại với nhân vật người hoạ sĩ.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 2 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đây là lời của một bà mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước) nói với con trai mình:
Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!
(Trích bài thơ “Mẹ”, Phạm Ngọc Cảnh)
Câu 1.1. (1,0 điểm): Xác định đối tượng trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 1.2. (1,0 điểm): Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 1.3. (1,0 điểm): Phân tích dấu chấm câu giữa câu thơ 3 và từ nhưng. Tác dụng của hai dấu hiệu ấy với nội dung như thế nào?
Câu 1.4. (1,0 điểm): Có bạn cho rằng khổ thơ này có hai ý đối lập nhau. Em có đồng ý với nhận xét trên không? Ý kiến của em như thế nào?
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Trong hình trên, phải chăng người thanh niên không thể vượt qua bức tường vì chưa đủ số thang?
Từ việc trả lời câu hỏi ấy, em hãy rút ra bài học cho bản thân mình.
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
“Thơ ca với muôn vàn những quan niệm khác nhau, luôn được cải biến hoàn thiện, phong phú cùng với thời gian, tựa như cây lớn trong trời rộng tỏa thêm nhiều cành nhánh. Mỗi cá thể sáng tạo đều chọn cho mình con đường riêng biệt, nhưng mọi nhà thơ đều chung một đích đến là khám phá và tôn vinh cái Đẹp”.
(Trích “Vẻ đẹp và quyền năng của thơ ca” – Mai Văn Phấn – Tham luận tại Liên hoan thơ châu Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất – tháng 2/2012 tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)
Bằng việc phân tích các tác phẩm thơ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 3 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu chuyện thứ nhất: Năm 1950, Florence Chadwich trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche ở cả hai chiều đi và về. Hai năm sau, cô quyết định bơi từ Cadelina sang bờ biển Califonia với mong muốn lập một kỷ lục mới. Hôm ấy, bầu trời đầy sương, còn nước biển thì lạnh buốt. Sau khi đã bơi 16 tiếng đồng hồ, môi cô thầm lại vì lạnh, toàn thân run rẩy. Cô ngẩng đầu nhìn lên, trước mắt chỉ toàn sương mù dày đặc. Cô có cảm giác như mình còn cách bờ rất xa. Cô cảm thấy kiệt sức và yêu cầu người bạn trên thuyền kéo mình lên. Dù người bạn động viên: Cố lên, chỉ còn một hải lý nữa thôi! Nhưng cô không tin và nhất quyết lên thuyền. Đến khi lên bờ, cô biết người bạn đã không lừa mình, cô thực sự hối hận vì đã không cố gắng thêm chút nữa
Câu chuyện thứ hai: Một người đàn ông có cơ hội được tham gia nhóm chinh phục đỉnh Everest. Tuy nhiên, vì sức khỏe không tốt lắm nên ông đành dừng lại ở độ cao 6.400 mét. Khi ông kể lại chuyện này, những người bạn đều thấy tiếc cho ông. Ông trả lời: Tôi thì không thấy tiếc về điều đó, bởi tôi biết rất rõ độ cao 6.400 mét là điểm cao nhất trong sự nghiệp leo núi của mình.
(Trích “Góc nhìn diệu kỳ của cuộc sống”, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Xác định phép liên kết về hình thức có trong câu chuyện I:
“Dù người bạn động viên: Cố lên, chỉ còn một hải lý nữa thôi! Nhưng cô không tin và nhất quyết lên thuyền. Đến khi lên bờ, cô biết người bạn đã không lừa mình, cô thực sự hối hận vì đã không cố gắng thêm chút nữa”
Câu 1.2. (0,5 điểm): Dựa vào câu chuyện II, hãy cho biết tại sao người đàn ông “không thấy tiếc” về việc “dừng lại ở độ cao 6.400 mét”.
Câu 1.3. (1,0 điểm): Xác định thông điệp của cả hai câu chuyện.
Câu 1.4. (2,0 điểm): Trong cả hai câu chuyện trên, điểm dừng có phải là tín hiệu của sự thất bại. Trả lời trong khoảng nửa trang giấy thi.
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “…những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” (lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê).
Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất?
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người.
Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi thương nhớ con.
Qua cảm nhận về những hành động nghịch lí của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 4 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Chủ đề: CON ĐƯỜNG
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty.
Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.
(Theo “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 1.2. (0,5 điểm): Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì những lí do nào?
Câu 1.3. (1,0 điểm): Đoạn trích cho thấy những ích lợi gì của việc tích cực hành động?
Câu 1.4. (2,0 điểm): Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên là gì?
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Bàn về mối liên hệ giữa các hình tượng con đường và con người trong cuộc sống, có ba ý kiến sau:
Con đường 1: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Lỗ Tấn).
Con đường 2: Không có con đường nào là không thể đi, chỉ có con người không dám bước.
Con đường 3: Đôi khi bạn chọn nhầm con đường nhưng nếu kiên trì đi tiếp, bạn có thể tạo ra một con đường mới.
Ở góc nhìn tuổi trẻ, em sẽ chọn bước đi trên con đường nào trong ba con đường trên?
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”.
Từ ý kiến trên và từ những trải nghiệm văn học, em hãy viết bài văn thảo luận về “con đường riêng” của mỗi người nghệ sĩ.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 5 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“The Pursuit of Happyness” (Mưu cầu hạnh phúc) kể về cuộc đời của Chris Gardner (Will Smith). Anh sinh ra trong một gia đình khó khăn, thậm chí từng phải sống trong trại tế bần. Lớn lên, Chris lấy vợ sinh con nhưng cái nghèo vẫn đeo bám khiến cho cuộc hôn nhân này cũng sớm kết thúc.
Chris cùng con trai lang thang khắp nơi, vạ vật từ ga tàu, công viên, thậm chí là nhà vệ sinh công cộng. Ngay cả trong những tháng ngày tăm tối đó, anh vẫn không mất đi phẩm giá, niềm tin và nỗ lực vươn tới một tương lai tươi sáng. Kết quả Chis đã tạo nên kì tích của riêng mình, khi từ kẻ vô gia cư dưới đáy xã hội trở thành một trong những nhà môi giới thành công nhất trong giới chứng khoán.
Chúng ta lớn lên với vô vàn câu hỏi về khởi điểm và đích đến. Liệu không có bằng đại học có thể thành đạt? Liệu xuất phát điểm nghèo khó có thể chỉ bằng nỗ lực mà sống sung túc, giàu có trong tương lai? Thất bại, phá sản, hôn nhân tan vỡ, liệu đời ta có thể một lần nữa hồi sinh từ đống hoang tàn đổ nát đó…
Nếu bạn để ý, chữ “Happyness” trong tựa đề phim đã bị viết sai chính tả. Đây là một lỗi sai có dụng ý, rằng không có một khuôn mẫu, định nghĩa chung nào cho Hạnh phúc. Hạnh phúc dù vuông hay tròn, hợp với tiêu chuẩn xã hội hay đi ngược chiều số đông thì miễn nó là lựa chọn của riêng ta và phù hợp với ta nó vẫn xứng đáng được tôn trọng. Như Chris đã nói: “Khi thực hiện các lựa chọn đúng đắn, số mệnh sẽ tự tìm đến với ta”.
(Nguồn: Internet)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Nếu được đặt nhan đề cho đoạn trích, em sẽ đặt như thế nào? Nêu rõ lí do vì sao em đặt nhan đề như vậy.
Câu 1.2. (0,5 điểm): Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ hai.
Câu 1.3. (1,0 điểm): Những câu hỏi trong đoạn văn thứ ba gợi thông điệp gì về “khởi điểm và đích đến”.
Câu 1.4. (2,0 điểm): Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Hạnh phúc dù vuông hay tròn, hợp với tiêu chuẩn xã hội hay đi ngược chiều số đông thì miễn nó là lựa chọn của riêng ta và phù hợp với ta nó vẫn xứng đáng được tôn trọng.” Trả lời trong khoảng nửa trang giấy thi.
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Bàn về chữ Hán tự “Nhân” (Nghĩa tiếng Việt: Người): Chữ “Nhân” (Hán tự: 人) viết hai nét thì dễ, nhưng viết đẹp mới khó. Để viết được chữ này, ta có một kỹ thuật trong thư pháp gọi là nghịch phong lạc bút (Hán tự: 逆鋒落筆): Khi khởi bút, ta hướng bút ngược lại chiều muốn kéo gọi là nghịch phong (ngược ngọn bút). Nét chữ “Nhân”, từ đầu đến cuối ngòi bút, ẩn chứa ý nghĩa nhân sinh trong từng nét bút. Một chữ “Nhân” tuy đơn giản nhưng diễn giải sâu sắc cái khôn của đạo làm người. “Chữ như người, chữ như đời”. Hãy nắm rõ tổng thể nội dung, ý nghĩa của bức tranh bên cạnh và viết một bài văn phản ánh cách hiểu và cách đánh giá, nhận định và lựa chọn của mình, đồng thời phản ánh suy nghĩ của giới trẻ trong thời đại mới. |
---|
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Nhà thơ Chế Lan Viên, trong bài “Sổ tay thơ” có viết:
Anh chỉ là một giọt nước thôi như các giọt
Chỉ vì ở trong bể thôi nên anh đã mặn như đời
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Hãy chia sẻ những suy nghĩ em về vấn đề Chế Lan Viên đặt ra trong những câu thơ ấy.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 6 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12,
tập một, NXB Giáo dục, 2013, tr. 125)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 1.2. (0,5 điểm): Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên.
Câu 1.3. (2,0 điểm): Hai câu thơ đầu của đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ý nghĩa biểu đạt của nó.
Câu 1.4. (1,0 điểm): Ý nghĩa tu từ của các từ: nung nấu, bồn chồn trong đoạn thơ.
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
“Tôi nhìn lên bầu trời đêm và cảm thấy vô cùng hoảng sợ.
Nếu trái đất mất đi lực hấp dẫn, tôi sẽ trở thành một ngôi sao băng, trôi dạt trên bầu trời mà không có bất kỳ chấp trước* nào.
Ôi không! Để từ chối sự “tự do” này, tôi xin trở thành một cái rễ cây cắm sâu vào lòng đất.”
(Phỏng theo ý thơ của nhà thơ Cố Thành)
*: Từ “chấp” có nghĩa là cầm, nắm giữ, trong khi “trước” có nghĩa là bị vướng mắc hoặc giữ chặt. Chấp trước là hành động bám chặt vào một ý tưởng hoặc niềm tin, cho rằng nó là thật sự và vĩnh cửu.
Từ những suy nghĩ của nhân vật “tôi”, em hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của bản thân về sự lựa chọn trở thành “một ngôi sao băng trôi dạt trên bầu trời” hay là “một cái rễ cây cắm sâu vào lòng đất”.
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Đọc tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc vô tận: ngắn ngủi về thời gian vật lí nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh.
Đó là khoảnh khắc người cha cố kìm nén những vang vọng ngân rung trong trái tim mình khi con bày tỏ tình yêu thương: “Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.” (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
Đó là khoảnh khắc đau thương của lão Hạc khi bán cậu Vàng mà lão cưng nựng như con đẻ. (Lão Hạc, Nam Cao)
Đó là khoảnh khắc Thúy Kiều “Bẽ bàng mấy sớm đèn khuya,/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đó là khoảnh khắc về những biến chuyển của thiên nhiên và con người theo bước đi của thời gian. (Sang Thu, Hữu Thỉnh)
Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm khi đọc các tác phẩm văn học yêu thích, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Những khoảnh khắc vô tận”.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 7 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
“LATE BLOOMERS” - “NHỮNG ĐÓA HOA NỞ MUỘN”1
Hôm qua mình và anh bạn thân, trong cuộc trò chuyện như thường lệ, bỗng dưng đề cập với nhau về “late bloomers” - “những đóa hoa nở muộn”. Nó làm mình nhớ đến cái triết lý mà mình đã theo đuổi trong nhiều năm nay: Những điều tốt đẹp sẽ đến với những người biết chờ đợi. [...] Cho đến tận thời điểm này, được làm việc là một loại hạnh phúc kì lạ, tận hưởng niềm vui trong công việc càng là một xúc cảm đáng trân trọng. Mình đã thấy những nụ hoa bắt đầu nở sau cả một hành trình. Dù không biết nó nở trong bao lâu và có thể sẽ vẫn bị bão táp vùi dập thêm nhiều nữa. Nhưng may mắn thay, nó đã nở.
Late bloomers làm mình nhớ tới Mozart. Không ai phủ nhận tài năng của ông được nữa nhưng suốt cả thời kỳ thiếu niên cho tới giai đoạn những năm 20 tuổi ông đã chỉ chơi đàn ở Salzburg để kiếm sống qua ngày, bị trả lương thấp, không đạt yêu cầu và ràng buộc bởi những hợp đồng rẻ mạt. Dù thế, mong muốn cống hiến nhiều hơn và tích lũy nhiều năng lượng cho công việc nghệ thuật nhưng không được chấp nhận khiến ông dũng cảm bỏ việc, bắt tay vào những gì ông muốn, mở một cửa hàng ở Vienna. Ông cũng không ngờ được đó chính là bước ngoặt đánh dấu thời kỳ năng suất và sáng tạo nhất trong cuộc đời.
Cuốn sách Late Bloomers của Rich Karlgaard mình đọc cách đây hai năm cũng là động lực để mình thoát khỏi nỗi ám ảnh về thành tích trong nền văn hóa của con người. Những nỗi ám ảnh rằng phải thành công trước 30 tuổi, phải có vị trí chỗ đứng trong xã hội khiến mình không dám từ bỏ để nghỉ việc và làm những gì mình muốn. Những nỗi ám ảnh về sự nghiệp an toàn, ổn định, tài chính vững chắc và đâu đó có nhiều người có thể xuất sắc về chuyên môn nhưng thật ra không cảm thấy thỏa mãn ý chí cá nhân. Họ đánh mất chính mình trong quá trình này.
Có lẽ không quan trọng ở thời điểm này mình đã kiếm được bao nhiêu tiền hay đã là người có ảnh hưởng hay chưa. Mà quan trọng mình đang được làm công việc “là chính mình” và sống được với những gì mình làm. [...] Mỗi người đều là một bông hoa. Không bao giờ là quá muộn để trở thành chính mình. Và những đóa hoa sẽ luôn nở nếu đủ những điều kiện cần, dù có muộn. 2
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Từ việc đọc văn bản trên, em hãy thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1.1. (1,0 điểm): Em có đồng ý với ý kiến: “Những điều tốt đẹp sẽ đến với những người biết chờ đợi” không? Vì sao?
Câu 1.2. (0,5 điểm): Dựa vào văn bản, hãy cho biết đâu là những “nỗi ám ảnh về thành tích trong nền văn hóa của con người”?
Câu 1.3. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản.
Câu 1.4. (2,0 điểm): Ở góc nhìn tuổi mười lăm, thông điệp có ý nghĩa nhất mà đoạn trích trên gửi đến em là gì? (Trả lời trong khoảng nửa trang giấy thi)
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Từ những suy nghĩ mà văn bản trên gợi ra và từ những trải nghiệm cuộc sống, em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi sau:
Là một người trẻ, theo em, nên chọn cho mình cách sống như những đóa hoa nở sớm hay là những đóa hoa nở muộn?
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Trong sáng tạo nghệ thuật, vấn đề “đôi mắt” được xem là một trong những đặc điểm cơ bản của chủ thể sáng tạo.
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, em hãy làm sáng tỏ điều đó. Qua đó, trả lời câu hỏi: “đôi mắt” có phải là “điều kiện cần” để tác phẩm “nở hoa” trong lòng người đọc?
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 8 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn
|
(Trích “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, Lưu Quang Vũ, NXB Hội Nhà văn, 2010, tr.185) |
---|
Câu 1.1. (0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 1.2. (1,0 điểm): Chỉ ra những chi tiết diễn tả về những nỗi buồn của nhà thơ.
Câu 1.3. (1,0 điểm): Em hiểu gì về nhan đề bài thơ: Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn?
Câu 1.4. (1,5 điểm): Nội dung câu thơ Một cuộc đời - một bài ca duy nhất có ý nghĩa như thế nào với em?
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Tư liệu 1: Nó bị đám mây ngũ sắc trên trời thu hút. Nó dùng hết sức bay vút lên. Rét, đói, mưa gió không ngăn được nó. Nó kiên quyết bay lên. Lên đến đỉnh núi, nó kiệt sức, trên người đầy những vết sẹo. Một thanh âm hỏi: “Đáng giá sao?” Trời đất bao la, mây ngũ sắc vây quanh, trong lòng tràn đầy thỏa mãn, nó thì thào nói: “Ta nguyện ý.” | Tư liệu 2: Đối diện bàn làm việc của cha có một chiếc ghế nhỏ, người con trai ngồi đó để chờ người cha về nhà cắt báo. Trước bàn làm việc, hai cha con không nói chuyện, chỉ lặng lẽ đối mặt với nhau. Người con trai nhìn khuôn mặt ôn hòa của cha, trong lòng tràn ngập niềm hạnh phúc và sự bình yên: “Cha, cha đã vất vả rồi, con thật nguyện ở bên cha như thế này.” |
---|
Dựa vào hai tư liệu trên, kết hợp với cảm nhận, suy nghĩ của bản thân, hãy chọn góc nhìn, lập chủ đề và viết một bài văn nghị luận.
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng con người vô danh trong tác phẩm thường được các nhà văn xây dựng một cách chỉn chu, có số phận, có cá tính, tâm lý và đôi khi hội tụ đầy đủ mọi phẩm hạnh. Tuy nhiên nhà văn không định danh, và vì không định danh nên nhân vật mãi mãi là những ám ảnh day dứt trong tâm hồn bạn đọc.” (Mạc Ngôn - Nhà văn đạt giải Nobel văn học của Trung Quốc)
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn chương, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến trên.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 9 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Nếu như những loại đá quý khác vì trầm tích lâu ngày trong các lớp địa chất mà thành, như nàng công chúa ngủ trong rừng, mặc kệ thế sự đẩy đưa, thì ngọc trai được hình thành từ sự chủ động chiến thắng nghịch cảnh, như nàng tiên cá quyết đổi giọng hát để có được đôi chân con người, tìm mọi cách để tiếp cận tới hạnh phúc đời mình. “Ngọc” chính là tâm hồn đẹp của nàng, đó là thứ ngọc sáng trong nhất, đẹp đẽ nhất.
Ngọc trai cũng được hình thành từ cuộc chiến chống lại thương tổn sâu xa trong lòng mình, cũng cay đắng, xót xa, đau đớn để tựu thành ngọc. Cả một quá trình tưởng chừng như quy luật bình thường của tự nhiên, nhưng là một chuỗi đau đớn không ngừng mới có thể tạo nên điều quý giá cho nhân loại.
Chính vì vậy mà ngọc trai đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người: nhân ái, khiêm tốn, dũng cảm, công bằng và thông thái.
(Trích “Ngọc trai – khi nỗi đau viên thành”, Nhà văn Trương Huỳnh Như Trân, 2018)
Câu 1.1. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 1.2. (0,5 điểm): Thái độ của tác giả đối với “cuộc chiến chống lại thương tổn sâu xa trong lòng ngọc trai” được đề cập trong đoạn trích trên?
Câu 1.3. (1,0 điểm): Hãy tìm trong đoạn trích một biện pháp tu từ nổi bật và phân tích giá trị biểu đạt của nó?
Câu 1.4. (2,0 điểm): Từ câu chuyện về loại trai làm ngọc, em hãy chọn một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người mà ngọc trai đại diện, để viết đoạn văn ngắn với nhan đề:
Ngọc trai – khi nỗi đau viên thành [phẩm chất được chọn]
Ví dụ: Ngọc trai – khi nỗi đau viên thành lòng dũng cảm…
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
|
---|
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Có một giai thoại về thi sĩ, thiền sư Basho (Nhật Bản), đồng thời cũng là một nhà thơ haiku lỗi lạc: Một nhà thơ trẻ mang bài thơ mới sáng tác tới gặp Basho để nhờ ông góp ý. Bài thơ như sau:
Con chuồn chuồn đỏ
Ngắt đi đôi cánh
Quả ớt
Về mặt kỹ thuật, thì đây là một bài haiku hoàn chỉnh, nhưng Basho nghe xong không nói gì. Để cho nhà thơ kia sốt ruột gặng hỏi ông mới thủng thẳng góp ý: “Anh hãy thử đặt các câu thơ ngược lại.”
Quả ớt
Chắp thêm đôi cánh
Con chuồn chuồn đỏ
Vẫn ngần ấy câu chữ, nhưng khi thay đổi trật tự, và đổi từ “ngắt đi” bằng “chắp thêm” ta đã có một bài thơ haiku cực hay. Con chuồn chuồn bị biến thành quả ớt làm sao có thể so sánh với quả ớt biết cất cánh bay! Cái hay nằm ở chỗ, nếu ta chưa tạo thêm sự nảy nở, sinh sôi cho cuộc đời, thì cũng đừng lấy đi những gì nó có. “Thêm vào” mà không “bớt đi” đôi khi chỉ giản dị như vậy thôi.
(Trích “Thêm vào và bớt đi”, Hữu Việt, Báo Nhân dân, 2015)
Từ hành động “ngắt đi” – “chắp thêm” trong câu chuyện trên và từ những trải nghiệm văn học, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ và khám phá của em về “những phát hiện diệu kì của văn học”.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐỀ THI THAM KHẢO 10 (Đề thi có 02 trang) |
|
---|
Câu 1: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Giữa thế kỉ 20, nhà toán học cũng đồng thời là nhà khí tượng học Edward Norton Lorenz đã nhập các chỉ số thời tiết vào máy tính theo kiểu làm tròn con số. Ví dụ chỉ số 0,56123 được ông nhập tròn lại thành 0,56 với suy nghĩ những con số còn lại là những phần trăm li ti bé nhỏ, không đáng kể gì. Ấy vậy mà một tập hợp những dữ liệu được làm tròn sau đó đã cho ra một kết quả dự báo hoàn toàn khác so với dữ liệu gốc, dù giá trị làm tròn của mỗi dữ liệu là không đáng kể. Từ đây, Lorenz kết luận: việc cố gắng dự báo thời tiết xa hơn một tuần là vô tác dụng, bởi những diễn biến cụ thể của thời tiết với hệ thống dữ liệu ban đầu có độ nhạy cảm rất cao. Sau đó, Lorenz phát biểu điều này bằng câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”
(Trích “Tại sao một cánh bướm có thể tạo nên một cuộc cách mạng?”, Phan Đăng, 39 câu hỏi dành cho người trẻ, NXB Kim Đồng, 2021, tr. 214)
Câu 1.1. (1,0 điểm): Hãy đặt nhan đề thật ngắn gọn cho đoạn trích. Lý giải tại sao lại chọn cách đặt nhan đề như thế.
Câu 1.2. (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 1.3. (1,0 điểm): Hiệu ứng cánh bướm được đề cập trong đoạn trích trên gợi cho em liên tưởng đến sự vật/hiện tượng/phẩm chất/hình ảnh… gì trong cuộc sống? Điều gì gợi cho em có sự liên tưởng đó?
Câu 1.4. (1,5 điểm): Bằng những hiểu biết từ sách vở và trải nghiệm trong thời đại 4.0, hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng “hiệu ứng cánh bướm”.
Câu 2: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
“Đồ long chi kỹ” (kỹ thuật giết rồng) là một tích cổ Trung Quốc mang tính ngụ ngôn: có người bỏ ngàn vàng của nhà, để đi học nhiều năm thuật giết rồng, song rồi không biết dùng cái kỹ thuật ấy để làm gì bởi vì có rồng đâu để mà giết.
Đó là ý người xưa chê việc bỏ công sức học tập những điều vô ích. Nhưng có lẽ cũng cần xét xem vô ích cho ai, và thực dụng cho ai, bởi vì cái “kỹ thuật giết rồng” này vô ích cho xã hội nhưng thực dụng cho người dạy nếu như người đó được hưởng ngàn vàng.
(Trích “Kỹ thuật giết rồng”, GS. Bùi Trọng Liễu, Tạp chí Tia Sáng, 2006)
Từ câu chuyện trên, hãy viết bài văn bàn về việc lựa chọn sự học trong thời đại trí tuệ nhân tạo (ChatGPT, Robot, AI,…) phát triển như vũ bão.
Câu 3: Nghị luận văn học (10,0 điểm)
Từ đất tới bình
(Nhan đề một bài thơ trong “Chế Lan Viên - Tác phẩm chọn lọc”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)
Nhan đề trên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa hiện thực và tác phẩm?
Bằng những trải nghiệm khi đọc các tác phẩm văn học, hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của mình.
--------- HẾT ---------
Họ và tên thí sinh: …………………………… | Chữ ký CBCT số 1: …………………………… |
---|---|
Số báo danh: …………………………………. | Chữ ký CBCT số 2: …………………………… |