Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tuyển tập đề thi chuyên tham khảo rất hay

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 19:22:58 | Được cập nhật: 9 giờ trước (14:14:29) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 771 | Lượt Download: 14 | File size: 0.807648 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Năm học 2016-2017
Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2016
Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và giải thích ( viết phương trình phản ứng nếu có)
a. Nhỏ vài giọt Iot vào mặt cắt mới của củ khoai lang.
b. Cho vài giọt chanh vào cốc sữa bò
c. Cho một miếng cao su tự nhiên vào xăng
d. Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2
e. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào nước vôi trong.
f. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím.
Câu 2: (1 điểm) Cho biết tổng số proton, notron, electron trong 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 78.
Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều
hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì? Cho biết điện thế hạt nhân của các
nguyên tố sau : ZN = 7 ; ZNa = 11 ; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.
Câu 3: ( 1 điểm) 2 hợp chất hữu cơ X, Y chứa C, H, O chỉ chứa 1 loại nhóm chức đã học và có khối
lượng mol phân tử đều bằng 46g.
a. Xác định công thức cấu tạo của X và Y. Biết X,Y đều phản ứng với Na, dung dịch của Y làm quì tím
hóa đỏ.
b. Từ X viết các phương trình phản ứng điều chế etilen glicol và propan 2-ol
Câu 4: (1 điểm) Viết phương trình và tính khối lượng tinh bột thu được và thể tích khí O2(dktc) giải
phóng từ quá trình quang hợp của cây xanh. Nếu lượng nước tiêu thụ là 5 tấn và lượng khí CO 2 tham gia
phản ứng dư. Cho hiệu suất phản ứng là 80%
Câu 5: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,74g hỗn hợp 2 este là đồng phân của nhau( đều được tạo thành từ
axit và ancol no, đơn chức, mạch hở). Lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho từ từ qua 500 ml dung dịch
Ba(OH)2 0,1M (D = 1,12 g/ml). Sau phản ứng thấy nồng độ của dung dịch Ba(OH)2 dư 0,615%.
1. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
2. Thủy phân hoàn toàn 0,74g hỗn hợp 2 este trên bằng lượng NaOH vừa đủ rồi lấy hỗn hợp muối tạo
thành tiến hành phản ứng với vôi tôi xút, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 7,3. Tính khối

lượng mỗi este trong hỗn hợp đầu.
3. Từ tinh bột viết chuỗi biến hóa ( ghi rõ điều kiện) điều chế 1 trong 2 este trên.
Câu 6: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit E, thu được 2,12 mol CO2 và 1,96 mol H2O. Hiđro
hóa hoàn toàn m gam E, thu được 33,36 gam chất béo no T. Xà phòng hóa hoàn toàn T bằng lượng vừa đủ
dung dịch KOH, thu được bao nhiêu gam muối?
Câu 7: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong
dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O,
NO và NO2. Trong Y, số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol
HNO3 đã tham gia phản ứng là?
Câu 8: (1 điểm) Cho hình vẽ thí nghiệm sau:
a)Viết tất cả phản ứng xảy ra ở thí nghiệm.
b)Tính hiệu suất hợp nước của axetilen?

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) trong các trường hợp sau:
a. Cho kim loại bari vào dung dịch natri hiđrocacbonat.
b. Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO4, khí tạo thành dẫn vào dung dịch NaOH có nhúng mẫu giấy
quỳ tím.
c. Dẫn từ từ khí propilen (CH3-CH=CH2) vào dung dịch brom tới dư.
d. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sau đó đun nóng và để nguội.
Câu 2: (1 điểm) Cho một lượng kim loại A tác dụng hết với brom, thu được 88,8 gam muối B. Hòa tan B
trong nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thấy tạo thành 32,1 gam kết tủa. Nếu lấy
lượng kim loại A trên tác dụng hết với khí oxi, thu được một oxit duy nhất có khối lượng 24 gam.
a. Xác định kim loại A.
b. Xác định công thức của oxit kim loại A tạo thành.
Câu 3: (1 điểm) Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phản
ứng). Biết A là hiđrocacbon ở thể khí có tỉ khối so với khí hiđro là 14. E là hợp chất hữu cơ có khối lượng
mol nhỏ nhất.
A B  C  D  E  F  A
Câu 4: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm kim loại canxi và canxi cacbua trong một
lượng nước lấy dư, sau phản ứng thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 5.
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
b. Nếu thể tích của hỗn hợp C là 6,72 lít (đktc), thì giá trị của m là bao nhiêu?
Câu 5: (1 điểm) Chia 80 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất
tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 78,5 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500
ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng, thu được 84,75 gam muối khan.
a. Xác định % về khối lượng của mỗi chất trong X.
b. Tính nồng độ mol/lit của các axit trong dung dịch Y
Câu 6: (1 điểm) Giải thích:
1. Khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình sử dụng máy phát điện, nhưng vì sao không nên chạy máy
phát điện ở trong phòng kín?
2. Tại sao ngày nay không dùng chất làm lạnh CF2Cl2, CFCl3...( gọi chung là freon) trong các máy lạnh, tủ
lạnh, mặc dù chúng làm lạnh tốt, không độc và không mùi?

Câu 7: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình
đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 13,3 gam và tạo thành 20 gam kết tủa.
a. Xác định CTPT và CTCT của X. Biết X có cấu tạo mạch không phân nhánh.
b. Oxi hóa không hoàn toàn m gam X ở trên trong điều kiện thích hợp (hiệu suất phản ứng là 60%) thu
được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Ngưng tụ Y, loại bỏ hoàn toàn X được hỗn hợp Z (có chứa duy nhất một
chất hữu cơ dùng sản xuất giấm ăn). Cho Z tác dụng hết với kim loại natri thoát ra V lít khí (đktc). Tính
V?
Câu 8: (1 điểm) Một bình kín có chứa 2,24 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm H2, C2H4 và C3H6 (C2H4 và C3H6
có cùng số mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về điều kiện ban đầu thu
được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A, B so với CH4 lần lượt là 0,95 và 1,05. Biết thể tích bình không đổi.
a. Hãy giải thích tại sao tỉ khối của hỗn hợp khí lại tăng sau phản ứng?
b. Tính % về thể tích các khí trong hỗn hợp A?
c. Nếu dẫn từ từ hỗn hợp khí B qua bình đựng dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 nhạt màu và khối lượng
bình đựng dung dịch Br2 tăng lên 1,05 gam. Tính hiệu suất phản ứng cộng H2 của mỗi hiđrocacbon nói
trên?
Câu 9: (2 điểm) Cho hình vẽ thí nghiệm sau:
a) Cho biết phản ứng giữa benzen và Brom tên gọi là gì. Viết ba phản ứng cùng loại?
b) Chất rắn Y có trong bình cầu có tên là gì? Đóng vai trò gì trong phản ứng giữa benzen với brom?
c) Khí X là khí gì? Viết phương trình tạo ra khí X.
d) Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang hóa hơi,
đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình cầu thay vì thoát ra theo ống dẫn khí X. Để đảm bảo tác
dụng đó của ống sinh hàn, hãy cho biết nước làm nguội đi vào ống theo đầu số (1) hay đầu số (2) trên hình
vẽ. Vì sao?
e) Nắp Z đậy bình chứa dung dịch NaOH có điểm gì sai? Vì sao?
f) Vai trò của dung dịch NaOH là gì? Có thể thay bằng dung dịch Ca(OH)2 được không?

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN

HÀ NAM

NĂM HỌC 2019-2020

ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:……………………Thời gian:150 phút

Câu 1:(0,5 điểm) Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hổn hợp muối gồm CuCl2,
BaCl2, AlCl3 mà không làm thay đổi khối lượng của từng chất. Viết phương trình phản ứng minh
họa.
Câu 2: (1 điểm)Dùng một thuốc thử nhận ra các dung dịch trong suốt không màu đựng trong các
lọ mất nhãn sau: NaOH; NaCl; HCl; MgCl2; AlCl3
Câu 3: (1 điểm)Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là : C3H6O,
C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau:
- Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2.
- Chỉ B và C tác dụng với dung dịch NaOH.
- A tác dụng với B ( trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C.
Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: (1 điểm)
1.Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích:
a) Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”.
b) Không nên bón phân đạm ure chung với vôi sống.
2. Cho năm hợp chất vô cơ A, B, C, D và E (có tổng phân tử khối là 661 đvc). Biết chung tác dụng
với HCl và đều tạo ra nước. Hỗn hợp năm chất trên tác dụng vừa đủ với dd HCl tạo ra dd X chứa 2
muối. Dung dịch X tác dụng với dd NaOH dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến
khối lượng không đổi thu được chất rắn chỉ gồm 1 chất. Xác định các chất A, B, C, D, E và viết
các phương trình xảy ra.
Câu 5: (1 điểm)Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm Pb(NO3)2 0,05M ; AgNO3 0,10M
và Cu(NO3)2 0,1M , sau 1 thời gian thu được 3,84g hỗn hợp kim loại và dung dịch X . Cho 3,25g
Zn vào dung dịch X , sau phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 3,895g hỗn hợp kim loại và dung
dịch Y. Tính giá trị của m?

Câu 6: (1 điểm) Một bình kín chỉ chứa một ít bột niken và hỗn hợp X gồm 0,05 mol điaxetilen
(HC≡C-C≡CH), 0,1 mol hiđro. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối
hơi so với H2 bằng 22,5. Cho Y phản ứng vừa đủ với 0,04 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, sau
phản ứng thu được 5,84 gam kết tủa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng tối đa với a
mol Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của a?
Câu 7: (1 điểm)Đốt 61,6 gam Fe trong 20,16 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, thu được
102,1 gam hỗn hợp Y chỉ gồm oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng dung dịch
HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Tìm m?
Câu 8: (1 điểm)Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí
trơ, thu được hỗn hợp rắn X.Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không
tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết
vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2(ở đktc,
là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
Câu 9: (1,5 điểm)Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol( số nguyên tử C trong phân tử
nhỏ ≤ 3), cần dùng vừa đủ V (lít) O2 , thu được a(g) H2O và 12,32 lít CO2 . Mắt khác, cho 1 mol X trên tác
dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,64 lít H2 . Các thể tích khí đều đo ở
đktc.
a) Xác định công thức cấu tạo của 3 ancol trên?
b) Tìm các giá trị a , V?
Câu 10: (1,5 điểm) X là este hai chức, Y, Z là hai este đều đơn chức (X, Y, Z đều mạch hở và M Y< MZ ).
Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Z lớn hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa
đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp muối G. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư,
thấy khối lượng bình tăng 17,12 gam; đồng thời thoát ra 5,376 lít khí H (đktc). Nung nóng G với vôi tôi
xút, thu được duy nhất một hiđrocacbon M đơn giản nhất có khối lượng là m gam.
a) Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biện luận tìm công thức cấu tạo của M,X,Y,Z?
b) Xác định thành phần phần tram khối lượng từng chất X,Y,Z trong 5,7 m(g) hổn hợp E?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
a. Viết phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) khi cho khí clo lần lượt tác dụng với các
chất (riêng biệt): H2 (k); Fe (r); NaBr (dd); NaOH (dd).
b. Cho 0,896 lít (ở đktc) Cl2 hấp thụ hết vào dung dịch X chứa 0,06 mol NaCl; 0,04 mol Na2SO3 và 0,04
mol Na2CO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa m gam muối và V lít (ở
đktc) khí Z. Xác định các giá trị m, V
Câu 2: (1 điểm) Chia m gam glucozơ thành hai phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, phản ứng xong thu được m1 gam kết tủa.
- Tiến hành lên men rượu phần 2 với hiệu suất 75% và cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí thoát ra vào 2 lít
dung dịch NaOH 0,5M (D=1,05 g/ml) thu được dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 3,21%.
a. Xác định m (gam) và m1 (gam).
b. Chưng cất và tách lấy lượng rượu sau phản ứng, sau đó hòa tan hết lượng rượu này vào V ml nước
nguyên chất, thu được dung dịch rượu 100. Tìm V, biết khối lượng riêng rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml
và quá trình chưng cất đã làm hao hụt mất 5%
Câu 3: (1 điểm) Etanol (rượu etylic) là hợp chất hữu cơ có khả năng cháy tốt. Nếu trộn etanol với các
loại xăng thông thường sẽ được loại xăng sinh học có thể thay thế các loại xăng thông thường khác và có
thể dùng làm nhiên liệu cho ô tô, xe máy. Xăng sinh học E5 là xăng gồm hàm lượng etanol 5% và 95%
xăng thông thường về mặt thể tích. Với những động cơ chưa được thiết kế lại (động cơ thiết kế để sử dụng
xăng thông thường), nếu sử dụng nhiên liệu xăng có hàm lượng etanol cao (hơn 10% theo thể tích) có thể
gây ảnh hưởng đến một số chi tiết của động cơ làm từ kim loại, cao su, nhựa hoặc polime, còn với hàm
lượng 5% etanol trong E5 thì các ảnh hưởng này không xảy ra. Hãy giải thích vì sao khi hàm lượng etanol
trong xăng cao (hơn 10% theo thể tích) thì gây ra những hỏng hóc đối với một số chi tiết của động cơ như
đã nêu?
Câu 4: (1,5 điểm) Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2,0 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu
được dung dịch B và 6,72 lít (ở đktc) khí H2. Khi thêm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch B thì
thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện và để kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M
đã dùng tổng cộng là 4,8 lít, dung dịch thu được khi đó gọi là dung dịch C.
a. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
b. Thêm dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 1,0M phải dùng để thu được
kết tủa sau khi nung nóng cho ra 10,2 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 5: (1 điểm) Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2
0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào

dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y.
Xác định giá trị của m.
Câu 6: (1 điểm) Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO 2 và H2O
theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, nếu dẫn toàn bộ X qua bình chứa dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xong,
khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên 0,82 gam và thấy có khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng
khí thoát khỏi bình chứa dung dịch brom, thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O.
a. Xác định hidrocacbon A và tính phần trăm theo thể tích các chất trong X.
b. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp X.
Câu 7: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH
thu được 2,688 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với
30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Tính phần trăm theo số mol từng chất trong X và
xác định công thức cấu tạo của CxHyCOOH.
Câu 8: (1 điểm) Trong dân gian người ta thường sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột.
Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic được gọi là bỗng rượu (bã rượu).
a. Viết phương trình phản ứng điều chế rượu etylic từ tinh bột.
b. Giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lâu ngày lại bị chua và khi ăn bỗng rượu ta thấy có mùi
thơm?
Câu 9: (1 điểm) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X Hình vẽ mô tả thí nghiệm nào sau
đây?

1) Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với MnO2 thu được khí Clo
2) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm CH3COONa, NaOH và CaO thu được khí metan
3) Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được khí etilen
4) Đun nóng đá vôi ở 1000oC thu được khí cacbonic. Hãy xác định đúng thí nghiệm và viết phương trình hóa học
minh họa cho thí nghiệm đó
5) Thí nghiệm canxi cacbua phản ứng với nước tạo khí C2H2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (1 điểm) Cho rượu etylic, axit axetic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp một ít axit sunfuric đặc vào
làm xúc tác. Lắp dụng cụ như hình
Bước 1: Đun sôi hỗn hợp trong ống nhiệm A, sau đó ngừng đun
Bước 2: Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B, lắc nhẹ.

a. Nêu hiện tượng quan sát được sau mỗi bước, viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
b. Trong thí nghiệm trên cốc nước lạnh có vai trò gì.
Câu 2: (1 điểm) Có một hỗn hợp gồm Na2SO4 và K2SO4 được trộn theo tỉ lệ 2 : 3 về số mol. Hòa tan hỗn
hợp trong 119,4 gam nước thì thu được dung dịch A. Cho 1248 gam dung dịch BaCl2 15% vào dung dịch
A, xuất hiện kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thêm H2SO4 dư vào nước lọc thấy tạo ra 93,2 gam kết tủa. Xác định
nồng độ Na2SO4 và K2SO4 trong dung dịch A ban đầu?
Câu 3: (1 điểm) Trong công nghiệp, khí CO được dùng làm nhiên liệu thường có lẫn tạp chất là các khí
CO2 và SO2. Hãy trình bày phương pháp loại bỏ những tạp chất này ra khỏi CO bằng những hóa chất rẻ
tiền nhất ? Viết PTHH xảy ra.
Câu 4: (1 điểm) Không dùng thêm hóa chất, hãy phân biệt các dung dịch không màu: NaCl, K2CO3,
Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 5: (1 điểm) Từ Phenyl axetat và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết khác có đủ, hãy viết phương trình
điều chế cao su cloropren và P.P (poli propilen)
Câu 6: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6g một mẫu cacbon chứa x% tạp chất trơ bằng oxi, thu được 10,08 lít
(đktc) hỗn hợp khí D gồm CO và CO2. Sục từ từ D vào 100 ml dung dịch E chứa Ba(OH)2 2M và NaOH
1M. Sau phản ứng kết thúc thu được 19,7 gam kết tủa. Tính x và thể tích(đktc) khí oxi đã dùng?

Câu 7: (1 điểm) Hỗn hợp F gồm 0,1 mol C2H4; 0,1 mol C2H2 và 0,3 mol H2. Nung nóng F với xúc tác Ni,
thu được hỗn hợp G. Cho G đi qua dung dịch brom, thấy khối lượng dung dịch brom tăng 2,42 gam và thu
được hỗn hợp khí K. Tỉ khối của K đối với khí hidro là 7,16. Tìm thể tích của K ở điều kiện tiêu chuẩn?
Câu 8: (1 điểm) Cho m gam hỗn hợp khí ( số nguyên tử C trong mỗi chất < 5) gồm ankan N(CnH2n+2) và
ankin M (CmH2m-2, phân tử chứa 1 liên kết 3). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp cần dùng 18,4 gan oxi , thu
được 6,3 gam nước. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thể tích của CO2 tạo ra bằng 8/3 thể tích hỗn
hợp đem đốt. Xác định CTPT và CTCT có thể có của M và N ?
Câu 9: (1 điểm) Để sản xuất giấm ăn người ta dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng
a) Hãy cho biết giấm ăn là gì ? Viết PTHH của phản ứng lên men giấm ancol etylic .
b) Tiến hành lên men giấm 345 ml dung dịch ancol etylic 120 ( có d = 0,975 g/ml) thu được dung dịch
giấm ăn có nồng độ axit axetic là 5%. Tính hiệu suất của phản ứng lên men giấm? Biết rằng khối lượng
riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml.
Câu 10: (1 điểm) Hỗn hợp A gồm axit X(CxH2x+1COOH) và rượu Y (CyH2y+1OH) có khối lượng phân tử
bằng nhau. Chia A thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 2,688 lít khí CO2(đktc0 .
Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa thu được m gam este Z (CxH2x+1COOCyH2y+1). Biết hiệu suất phản
ứng este hóa là 60%.
a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra
b. Xác định CTPT, viết CTCT thu gọn của X,Y,Z
c. Tính m

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2017-2018
Khóa ngày 02 tháng 6 năm 2017

Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1 điểm) Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau đựng riêng biệt trong 4 lọ mất nhãn: KNO3,
Al(NO3)3, MgCO3, CaCO3. Chỉ được dùng nước và các thiết bị cần thiết (lò nung, đèn cồn...). Hãy trình
bày cách phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có).
Câu 2: (1 điểm) Từ Đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết khác, điều kiện có đủ. Viết các phương
trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Hãy điều chế: etylaxetat, PVC, cao su buna-N, metyl
clorua; toluen.
Câu 3: (1 điểm) Cho các chất X, Y, Z, T đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử là C 4H6O2 và có
đặc điểm sau:
- X có mạch cacbon phân nhánh và dung dịch X làm đổi màu quì tím.
- Y có phản ứng tráng bạc, thủy phân Y trong NaOH thu được ancol không no
- Thủy phân Z cho 2 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon
- T không có phản ứng tráng bạc và không tham gia phản ứng với dung dịch NaHCO3. Hãy xác định công
thức cấu tạo của các chất X, Y, Z, T.
Câu 4: (1 điểm) Quan sát sơ đồ điều chế và làm khô khí X trong phòng thí nghiệm theo hình vẽ sau :

- Cho biết sơ đồ trên điều chế khí gì trong phòng thí nghiệm ? Biết khí đó màu vàng lục, rất độc.
- Xác định công thức chất rắn (2)( biết rắn có màu tím) và dung dịch (1),(3),(4); bông tẩm dung dịch(6) ?
Nêu tác dụng 2 chất (3) và (4). Viết phản ứng xảy ra( nếu có).
- Nêu ít nhất 2 chất rắn khác thay thế cho chất rắn (2). Viết phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 5: (1,5 điểm) Hỗn hợp rắn X gồm M, MO và MCl2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho 18,7
gam X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc).
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến
khối lượng không đổi thì còn lại 18,0 gam chất rắn. Mặt khác cho 18,7 gam hỗn hợp X vào 500ml dung
dịch CuCl2 1,0 M, sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch thì còn lại 65,0 gam
muối khan. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra, xác định kim loại M và tính thành phần
phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Câu 6: (1,5 điểm) Đốt cháy V lít hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc, bình 2 chứa KOH đặc thì thấy khối lượng tăng thêm ở bình 2 nhiều
hơn khối lượng tăng thêm ở bình 1 là 13,8 gam. Nếu lấy 1/2V lít hỗn hợp X ở trên cho tác dụng với dung
dịch Br2 dư thì thấy có 24 gam Br2 phản ứng. Biết tỉ khối của X so với H2 bằng 10,75. Cho các phản ứng
xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra và tính % thể tích các
khí trong hỗn hợp X.
Câu 7: (1,5 điểm) Cho m gam một chất hữu cơ A gồm 3 nguyên tố C,H,O tác dụng vừa đủ với dung dịch
NaOH 10%. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì trong thành phần hơi chỉ thu
được 75,6 gam H2O, còn lại chất rắn Y có khối lượng 16,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,6 gam
Na2CO3, 13,2 gam CO2 và 5,4 gam hơi H2O.
a) Hãy tính m và xác định công thúc đơn giản nhất của A.
b) Biết 2,5 Câu 8: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M ( có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl
được dung dịch D. Thêm 179.88 gam dung dịch NaHCO3 9,34% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết
với lượng HCl dư, thu được dung dịch E, trong dung dịch E nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua
của kim loại M tương ứng là 2,378% và 7,724%. Thêm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đó
lọc kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn. Xác định kim loại M và nồng
độ phân trăm của dung dịch axit clohiđric.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN

THỪA THIÊN HUẾ

NĂM HỌC 2019-2020

ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:……………………Thời gian:150 phút

Câu 1:(1 điểm) Xác định các chất A, B, D, E, U, V, G, M, X, A, Y, Z và viêt phương trình phản ứng xảy
ra biết rằng: E và G là hai chất vô cơ; V và Z là hai polime thường gặp; các chất B, U, M, X, Y có cùng số
nguyên tử Cacbon. Chất A pư với dung dịch kiềm tạo chất T thuần chức không phản ứng với NaOH, phản
ứng tạo H2 tỉ lệ nT:nH2=1:1,5.

Câu 2: (1 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hổn hợp các chất sau: Na 2CO3;
Fe(OH)3 và BaCO3. Viết pư xảy ra?.
2. Tinh chế khí metan từ hổn hợp metan lẫn các chất khí sau: metan, etilen, axetilen , lưu huỳnh dioxit và
cacbon dioxit. Biết hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cần thiết có đủ.
Câu 3: (1,5 điểm)
1. Có 6 ống nghiệm đựng 6 dung dịch không nhãn được đánh số từ 1 đến 6 gồm: Na2CO3, BaCl2, MgSO4,
H2SO4, KOH, NaCl. Không dùng thêm thuốc thử nào khác, trình bày phương pháp nhận biết các mẫu thử
trên. Viết pư xảy ra.
2. Nhận biết Toluen, Stiren, benzen bằng duy nhất một thuốc thử.
Câu 4: (1 điểm) Hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O) có khối lượng mol nhỏ hơn 200 gam/mol, trong đó
oxi chiếm 32% khối lượng X. Khi cho X vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí bay ra, X không làm mất
màu dung dịch KMnO4/KOH loãng lạnh. Viết công thức cấu tạo các chất X thỏa mãn( Biết X thuần chức).
Câu 5: (1 điểm)Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở, ở thể khí có
công thức CnH2n, Cn-1H2n và Cn+1H2n. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thu vào bình chứa 250 gam dung
dịch Ca(OH)2 23,68%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 60 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung
dịch nước lọc thì thấy kết tủa trở lại. Mặt khác 21,6 gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa V ml dung dịch
Br2 1M. Xác định công thức cấu tạo của 3 hiđrocacbon và tính giá trị của V.
Câu 6: (1 điểm)Cho hỗn hợp X gồm MgCl2, BaCO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch
HCl 20%. Sau phản ứng thu được khí A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH

vừa đủ đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch C và kết tủa D. Lọc kết tủa D đem nung đến khối
lượng không đổi thu được 0,6 gam chất rắn . Dung dịch C đem cô cạn thu được 3,835 gam muối khan.
Nếu cho khí A vào bình chứa 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Hãy tính
khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và m.
Câu 7: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp Z gồm 2 este R1COOC2H5(X) và
R2COOC2H5(Y). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng 190 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu
được kết tủa và dung dịch X. Dung dịch X có khối lượng lớn hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 7,36
gam. Cho tiếp vào dung dịch X một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thấy kết tủa lại xuất hiện. Khi phản ứng
kết thúc, tổng khối lượng kết tủa thu được ở 2 lần là 36,73 gam. Mặt khác, 6,64 gam Z phản ứng vừa đủ
với m gam dung dịch KOH 20% thu được dung dịch muối và C2H5OH.
a) Hãy tính m và xác định công thức cấu tạo của X và Y, biết rằng tỉ lệ M Y : MX tỉ lệ với 11 : 9,25.
b) Từ chất Y điều chế cao su buna-S và cao su poli vinyl xianua.( Biết điều kiện phản ứng, và các chất vô
cơ cần thiết có đủ)
Câu 8: (1 điểm) Nung m gam hỗn hợp Al và FexOy trong điều kiện không có không khí đếnkhi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn A. Chia hỗn hợp rắn A làm 2 phần
Phần 1 có khối lượng 60,3 gam. Cho phần 1 tác dụng với một lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, sau
khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 30,24 lít SO2 duy nhất (đktc)
Phần 2 có khối lượng m2 gam. Cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 5,04
lít H2 (đktc) và còn lại 8,4 gam chất rắn không tan.
Hãy xác định công thức phân tử của FexOy và tính m ?
Câu 9: (1 điểm) Teflon là một polime tổng hợp có rất nhiều ưu điểm như: bền với axit, kiềm và các chất
oxi hóa có khả năng cách điện cao, chống dính cao, bền với nhiệt. Với các ưu điểm trên, Teflon xứng đáng
với danh hiệu “Vua” chất dẻo.
a) Viết công thức của một đoạn mạch và công thức chung của mạch Teflon.
b) Phân tử khối trung bình của một đoạn mạch Teflon là 250000 đvC, hãy tính k số mắt xích ứng với đoạn
mạch polime này.
KÌ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
MÔN THI: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 150 PHÚT( KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ)

Câu I: (2 điểm) Hổn hợp X gồm 2 ancol đều đơn chức, mạch hở A,B. Đốt cháy hoàn toàn a(g) X thu
được 17,6/9 a(g) CO2 và a(g) H2O. Nếu thêm vào hổn hợp X này một lượng ancol A gấp đôi lượng A
hiện có trong X rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 8,8a/3(g) CO2 và 1,8a(g) H2O.
a) Xác định công thức phân tử A, B. Viết công thức cấu tạo và đọc tên.
b) Tìm phần trăm khối lượng từng ancol trong hổn hợp X ban đầu.
c) Oxi hóa a(g) X bằng CuO. Sản phẩm thu được đem thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 10,8 gam
Ag. Tính a?( giả thiết hiệu suất đạt 100%)
d) Từ một trong hai ancol trong X, hãy viết phương trình điều chế glucozơ và etyl axetat.
Câu II: (2 điểm) Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (khối lượng
riêng 1,44 g/ml) theo các phản ứng sau:
FeCO3 +HNO3  muối X + CO2 + NO2 + H2O
FeS2

(1)

+ HNO3  muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2)

Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỉ khối của B đối với oxi bằng 1,425. Để phản ứng
vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem
nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản
ứng xảy ra hoàn toàn.
a) X là muối gì ? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2).
b) Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
c) Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng (giả thiết HNO3 không bị bay hơi trong quá trình phản ứng).
Câu III: (2 điểm) Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2
chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ
hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa.
a) Biện luận và xác định công thức hai muối cacbonat và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của
chúng.
b) Lấy 7,2 gam A và 11,6 gam FeCO3 cho vào bình có thể tích không đổi 10 lít. Cho không khí (20% oxi
và 80% nito) và bình ở 27,3oC đến khi áp suất trong bình là 1,232 atm. Nung bình ở nhiệt độ cao để phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Đưa nhiệt độ trong bình về ban đầu thì áp suất trong bình lúc này là bao nhiêu?
Câu IV: (2 điểm)
1. Cho A, B, C, D, E, F là một trong các dung dịch sau: phenol, lòng trắng trứng, glucozơ, hồ tinh bột,
ancol alylic, benzen. Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, C, D, E, F và viết phản ứng xảy ra( nếu
có) biết:

- C và D tác dụng với Na giải phóng khí không màu, không mùi; D làm quì tím hóa hồng.
- E có phản ứng tráng bạc.
- C, E tan nhiều trong nước lạnh; còn B, D tan nhiều trong nước nóng, ít tan trong nước lạnh
- F không tan trong nước, phân lớp với H2O
- A có phản ứng màu biure( tạo dd màu tím với Cu(OH)2 và NaOH)
2. Hoàn thành sơ đồ sau:
A

toB

+X

C

+Y

D

+Y

F

G

C

H

E

+X

Biết E là ancol etylic, G và H là 2 polime thường gặp
Câu V : (2 điểm) Cho hình vẽ thí nghiệm sau. Hãy trả lời các câu a,b,c,d,e :

a) Biết thí nghiệm trên điều chế khí metan( CH4). Hãy chọn các chất phù hợp có trong hổn hợp rắn X. Viết
phương trình điều chế khí CH4.
b) Ta thu khí metan bằng phương pháp gì, tại sao ?
c) Khi kết thúc thí nghiệm, ta tháo ống dẫn khí trước hay tắt đèn cồn trước, tại sao lại làm vậy.
d) Từ một axit có công thức C3H4O4, viết phương trình điều chế CH4. Và từ CH4, viết phương trình điều
chế cao su PVC. Tìm thể tích khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn để tạo ra một tấn nhựa PVC( biết hiệu suất
toàn bộ quá trình điều chế đạt 20%)
e) Nêu cách để thu khí metan tinh khiết từ hổn hợp khí metan lẫn CO2, SO2, C2H4, C2H2 và H2O

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2019-2020
THỜI GIAN: 120 PHÚT
(ĐỀ CÓ TẤT CẢ 4 CÂU)