Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tôi yêu em (Puskin) Ngữ Văn 11, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

e212e14bc7e5a89a34f5125478af328b
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:35:27 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 3:27:33 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 310 | Lượt Download: 11 | File size: 0.036927 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TÔI YÊU EM

Puskin

A. Kiến thức cơ bản

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Puskin (1799-1837)

- Là nhà thơ Nga lỗi lạc vĩ đại

- Xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng có tư tưởng tiến bộ chống chế độ chuyên chế Nga hoàng độc đoán

* Sự nghiệp văn học:

- Tài năng đa dạng: viết trường ca, truyện ngắn, kịch, thơ trữ tình,

- Sáng tác của ông thể hiện:

+ Vẻ đẹp tâm hồn Nga khao khát tự do tình yêu cháy bỏng

+ Tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, giản dị, chân thực

- Hơn 800 bài thơ tình ông được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”

2.Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1829, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na -con gái chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga. Mùa hè năm 1829, Puskin ngỏ lời cầu hôn với nàng nhưng không được chấp nhận; từ cảm giác thất tình nỗi đau xót rung thức lên lên tận đáy lòng đã lay động nhà thơ cầm bút viết lên một áng thơ tình vĩ đại.

Bài thơ ra đời trở thành “khuôn vàng thước ngọc” đưa Puskin lên đài vinh quang của thi ca Nga bấy giờ.

- Bài thơ vốn không có nhan đề, “Tôi Yêu Em” do người dịch đặt

* Cảm xúc chủ đạo của bài thơ (Điệp khúc Tôi yêu em)

- Một lời giã từ một tình yêu không thành đổ vỡ

- Cũng là lời giãi bày về một tình yêu mãnh liệt, sôi nổi, nồng nàn, trong sáng cao thượng

*Kết cấu:

+ Bốn dòng thơ đầu: Tình yêu đắm say mãnh liệt, sự kìm nén cảm xúc

+ Bốn dòng thơ cuối: Những cung bậc tâm trạng và lời khẳng định tình yêu chân thành đằm thắm

II. Đọc hiểu văn bản

- Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nga Bielinxiki đã nói rằng: “Tình yêu là văn hóa cao cấp của nhân loại, muốn biết một người ra sao chỉ cần nhìn vào cách người ấy yêu là chúng ta có thể biết người ấy như thế nào”

1. Bốn dòng thơ đầu tiên

- Dòng thơ 1-2: Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng, rực lửa, yêu thương

+ Điệp khúc Tôi yêu em (Tôi đã yêu em): là lời thổ lộ tình yêu lãng mạn, nồng nàn, tràn đầy yêu thương, mãnh liệt

+ Đại từ nhân xưng: tôi – em diễn tả cảm xúc mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa rụt rè, vừa đằm thắm của nhân vật trữ tình đúng mực, rất trung thực, điềm tĩnh

- Trong một bài thơ khác của Puskin cũng viết rằng:

Và tôi nói thưa cô cô đẹp lắm

Mà thâm tâm anh rất đỗi yêu em”

- Nếu dịch “tôi yêu cô” tạo ra khoảng cách xa lạ không phù hợp với tình yêu nồng nàn, tha thiết; nếu dịch “anh yêu em” ngọt ngào, thân thiết, gần gũi nhưng không phù hợp với mối tình đơn phương của nhà thơ

+ ngọn lửa tình: hình ảnh ẩn dụ (chỉ có trong thơ dịch) ngọn lửa tình yêu bùng cháy lên mãnh liệt hình ảnh giàu sức gợi cảm, tình yêu âm thầm, chưa bao giờ tắt

+ Các từ ngữ: “chừng”, “có thể”, “chưa hẳn” và dấu hai chấm đặt giữa câu thơ thơ: tạo giọng điệu ngập ngừng, ẩn trong đó là nhịp đập của trái tim tình yêu đắm say, đó cũng là những cảm xúc băn khoăn, còn những điều khó nói của mối tình đơn phương

- Tình yêu âm ỉ cháy, dai dẳng, vững bền:

+ đã (quá khứ) - vẫn (hiện tại)- có lẽ (tương lai): tình cảm dành cho người yêu đầy đắm say, sâu đậm, bền vững theo thời gian

+ “chưa hẳn đã tàn phai” (chưa tắt hẳn): tình yêu ấy không bao giờ phai nhạt, bay màu mà nó vẫn rực rỡ, nồng ấm như ánh lửa hồng đang cháy giữa đêm đông cô đơn, lạnh lẽo trong lòng nhân vật tôi, tình yêu bền vững mà ngọn lửa tình ấy có lúc bùng cháy dữ dội nhưng có lúc lại âm ỉ, dai dẳng và có lẽ nó chưa bao giờ tắt khi Tôi yêu em

- Dòng thơ 3-4: Lời thú nhận tình yêu chân thành mãnh liệt bền bỉ của một trái tim chung thủy

+ Mạch thơ đột ngột chuyển đổi (nhưng) ngăn lại dòng thác cảm xúc yêu thương đang dâng trào từ đắm say sang suy tư, sâu lắng

Mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn giữa tình cảm và lý trí

+ tình cảm vẫn hướng về em yêu em da diết, đậm sâu>< lý trí mách bảo nên dừng bước trước tình yêu

+ Từ “không”: phủ định tạo âm điệu dứt khoát, cần phải nghiêm túc tự dứt bỏ, dừng lại tình yêu này, tự nhủ lòng mình phải dập tắt tình yêu với người con gái

  • không để em bận lòng (không muốn làm phiền em thêm nữa

  • không để hồn u hoại (không muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì)

- Với Puskin lại khác: ông yêu nhưng không muốn để người phụ nữ mình yêu bận lòng hay buồn sầu

=> Tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, một trái tim yêu cao thượng, nhân hậu và vị tha

- Nghệ thuật: Lời thơ giản dị, trong sáng, tinh tế:

+ Tình yêu chân thành nồng nàn say đắm

+ Biết vượt qua cái tôi và để mang lại sự thanh thản cho người mình yêu yêu yêu

2. Bốn dòng thơ cuối

* Dòng thơ 5-6: tình yêu vẫn mãnh liệt con tim không tuân theo mệnh lệnh của lý trí

- Điệp khúc: Tôi yêu em (Tôi đã yêu em): điệp khúc trái tim, điệp khúc của yêu thương tuôn trào mãnh liệt

- Nhịp thơ nhanh hơn dồn dập hơn diễn tả cung bậc tâm trạng buồn nhưng cứ tuôn trào một tình yêu như ngọn lửa đang bùng cháy lên dữ dội

- Nhân vật trữ tình thổ lộ các cung bậc cảm xúc như vỡ òa

+ cấu trúc câu theo thể bị động: “Bị giày vò khi bởi... khi bởi... khi” nhấn mạnh những biến động phức tạp để sóng gió trong tâm hồn đang yêu

tình yêu âm thầm với nỗi đau khắc khoải

với những tuyệt vọng sâu xa

với sự rụt rè khổ sở

với lòng ghen tuông giàu vò

+ các cung bậc cảm xúc:

âm thầm (lặng thầm)

không hi vọng (vô vọng)

rụt rè

hậm hực lòng ghen (ghen tuông)

=> Bộc lộ thành thực tất cả những góc khuất tận đáy sâu tâm hồn yêu thương cháy bỏng, yếu đuối, bất lực trong tình yêu nhưng sáng lên giá trị nhân văn

* Dòng thơ 7-8: Là lời khẳng định tình yêu chân thành đằm thắm

- Điệp khúc: “Tôi yêu em” láy lại như con sóng khẳng định tình yêu chân thành đằm thắm, càng về sau sóng cuốn trào mãnh liệt

- Tính từ: chân thành, đằm thắm (dịu dàng) dành tặng những gì đẹp đẽ nhất cho người mình yêu là cái gốc của lòng cao thượng

- Dòng thơ cuối một sáng giá trị nhân văn như lời chúc phúc vị tha cao thượng “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”

+ “Cầu” (cầu trời): Cầu mong, nguyện cầu tiếng nói chân thành từ đáy con tim, ẩn chứa nỗi niềm tiếc nuối xót xa nhưng không bi lụy c

+ còn là lời tỏ tình đầy kiêu hãnh, tự tin về một tình yêu chân thành nghiêm túc cháy bỏng

+ tấm lòng cao cả nhân ái vị tha

- Đối với Puskin dù người con gái không đáp lại tình yêu của mình nhưng Puskin vẫn đủ cao thượng, nhân ái làm mờ đi cái ích kỷ cá nhân của con người để cầu chúc cho người con gái mình yêu với một người tình nào đó.

- Câu thơ cuối vụt sáng: mạch cảm xúc yêu chân thành mãnh liệt bị giày vò đau khổ vẫn yêu chân thành cháy bỏng dịu dàng tột cùng của nỗi đau cầu chúc hạnh phúc cho người yêu tận cùng của sự cao thượng

=> Nhân cách cao đẹp của nhà thơ, một thái độ độ lượng che chở đầy nhân ái => Dòng thơ cuối đã đưa tình yêu lên ngôi bài thơ tình yêu của nhà thơ mang tầm vóc của nhân loại

- Nghệ thuật:

+ Lời thơ giản dị, trong sáng, tinh tế

+ Điệp ngữ Tôi Yêu Em

=> Khẳng định tình yêu chân thành đằm thắm; làm nổi bật nét đẹp “văn hóa tình yêu” sáng ngời, nhân cách cao đẹp của nhà thơ

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc (chỉ sử dụng điệp ngữ Tôi yêu em)

- Giọng điệu thơ chân thực, sinh động thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau

- Cấu tứ bài thơ chặt chẽ

2. Nội dung: Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của một mối tình vô vọng Nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, cao thượng, vị tha, nhân ái, làm vụt sáng giá trị trị nhân văn cao đẹp.

B. Bài tập.

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Puskin được tôn vinh là gì?

A. Ông hoàng của thơ tình Nga C. Nhà thơ vĩ đại nhất

B. Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Nga D. Mặt trời của thi ca Nga

Câu 2: Điệp khúc “Tôi (đã) yêu em” được nhắc lại mấy lần trong bài thơ?

A. 2 B.3 C.4 D.5

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất tác dụng của việc lặp lại điệp khúc đó?

A. Duy trì giọng điệu chủ đạo của bài thơ

B. Mở ra nhiều cung bậc tình cảm trong tình yêu của nhân vật trữ tình

C. Hé mở chiều sâu bí ẩn của tâm trạng nhân vật trữ tình

D. Cả A, B và C

Câu 4: Nội dung của bốn câu đầu là gì?

A. Nhân vật trữ tình thổ lộ tình yêu với người mình yêu

B. Nhân vật trữ tình nói với người mình yêu những mâu thuẫn giằng xé trong tình yêu của anh ta

C. Nhân vật trữ tình khao khát mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu

D. Nhân vật trữ tình động viên, an ủi người yêu của mình

Câu 5: Bốn câu thơ đầu nói về mâu thuẫn nào trong con người nhân vật trữ tình?

A. Mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm

B. Mâu thuẫn giữa khát vọng và hoàn cảnh

C. Mâu thuẫn giữa khả năng và hiện thực

D. Mâu thuẫn giữa tình yêu và tình thương

Câu 6: Trong bốn câu thơ đầu, ngoài tình yêu nhân vật trữ tình còn thể hiện tình cảm nào khác?

A. Tình thương với người mình yêu

B. Sự cảm phục với người mình yêu

C. Sự đồng cảm với người mình yêu

D. Sự tôn trọng tình cảm của người mình yêu

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất các trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình được nhắc đến trong hai câu 5-6?

A. Nỗi khổ đau âm thầm, niềm hi vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông

B. Nỗi cô đơn, sự tuyệt vọng, lòng mong mỏi và lòng ghen tuông

C. Nỗi khổ đau âm thầm, sự tuyệt vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông

D. Niềm vui sướng, sự tuyệt vọng, sự rụt rè và lòng ghen tuông

Câu 8: Từ khi được lặp lại hai lần trong bản dịch nghĩa( Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè,khi thì bởi nỗi hờn ghen) diễn tả điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Những đổi thay trong cảm xúc, tình cảm

B. Nỗi đau đớn đến tuyệt vọng

C. Sự hi vọng đến tuyệt vọng

D. Sự âm thầm chờ đón tình yêu

Câu 9: Câu thơ nào khái quát chính xác tình cảm của nhân vật trữ tình đối với người mình yêu?

A. Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

B. Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

C. Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

D. Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

Câu 10\: Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ của Puskin?

A. Tình yêu phải có sự đắm say, mãnh liệt

B. Tình yêu phải có sự khéo léo, tế nhị

C. Tình yêu phải có sự vị tha, rộng lượng

D. Tình yêu phải có sự chân thành, cao thượng

Câu II: Tự luận

Câu 1: viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu cảm nhận của anh( chị ) về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ ?

Câu 2 :Suy nghĩ của anh ( chị ) về câu nói :Có ghen mới yêu, nhưng quá ghen sẽ giết chết tình yêu “” ( Von Meck).

7