Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tích hợp liên môn protein

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 12:38:04 | Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 14:00:06 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 315 | Lượt Download: 0 | File size: 14.175744 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:

PRÔTÊIN
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Môn Sinh học
a. Kiến thức.
- Học sinh chứng minh được prôtêin là chất cơ bản không thể thiếu của cơ thể sống
- Biết và hiểu được thành phần hoá học của prôtêin gồm:
+ Nguyên tố cấu tạo.
+ Kích thước, khối lượng phân tử rất lớn.
+ Cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều axit min tạo nên.
- Phân tích được tính đặc trưng và đa dạng của prôtêin .
- Mô tả được cấu trúc hóa học của axitamin và các bậc cấu trúc không gian của prôtêin
và hiểu được vai trò của nó.
- Hiểu được các chức năng của prôtêin.
- Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi chức năng của prôtêin.
- Bảo vệ động vật, không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài
sinh vật.
b. Kỹ năng.
- Phát triển tư duy lí thuyết: phân tích, hệ thống hoá kiến thức.
- Rèn kỹ năng quan sát kênh hình để phân tích, đánh giá và rút ra cấu tạo, chức năng
của prôtêin.
- Vận dụng những kiến thức đã học được về prôtêin để giải quyết tình huống thực tế,
hình thành kỹ năng sống.
- Biết vận dụng kiến thức để tham gia tuyên truyền, bảo vệ động vật hoang dã, động
vật quí hiếm.
c. Thái độ.
- Ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong thảo luận nhóm.
1

- Có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm giàu
prôtêin.
- Biết quí trọng và bảo vệ động vật quí hiếm.
2.2. Môn Hóa học
a. Kiến thức.
- Biết và hiểu được thành phần hoá học của prôtêin gồm:
+ Nguyên tố cấu tạo.
+ Cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều aminoaxit tạo nên.
- Nêu được tính chất của prôtêin đó là thuỷ phân, sự phân hủy bởi nhiệt và sự đông tụ.
- Nêu được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của prôtêin trong thực tế.
b. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm hóa học.
- Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm rút ra hiện tượng, nhận xét.
c. Thái độ.
- Ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong thảo luận nhóm.
- Nghiêm túc, chính xác trong làm thí nghiệm hóa học.
2.3. Kiến thức liên môn
a. Kiến thức.
- Biết và hiểu được thành phần và cấu trúc hoá học của prôtêin
- Mô tả được cấu trúc hóa học của axitamin và các bậc cấu trúc không gian của prôtêin
và hiểu được vai trò của nó.
- Phân tích được tính đặc trưng và đa dạng của prôtêin.
- Hiểu được các chức năng và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi chức năng của prôtêin.
- Nêu được tính chất của prôtêin đó là thuỷ phân, sự phân hủy bởi nhiệt và sự đông tụ.
- Học sinh chứng minh được prôtêin là chất cơ bản không thể thiếu của cơ thể sống.
- Nêu được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của prôtêin trong thực tế.
b. Kỹ năng.
- Phát triển tư duy lí thuyết: phân tích, hệ thống hoá kiến thức.
- Rèn kỹ năng: quan sát kênh hình , làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng để phân
2

tích, đánh giá và rút ra cấu tạo, tính chất, chức năng của prôtêin.
- Vận dụng những kiến thức đã học về prôtêin để lập được 1 khẩu ăn chứa prôtêin hợp
lí, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức để tham gia tuyên truyền, bảo vệ động vật hoang dã, động
vật quý hiếm.
c. Thái độ.
- Ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong thảo luận nhóm và làm thí nghiệm hóa
học.
- Có thái độ đúng đắn trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm giàu
prôtêin.
- Biết quí trọng và bảo vệ động vật, không săn bắn động vật hoang dã, quí hiếm và
khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Đúng đắn, khoa học trong ăn uống, vận động, tập luyện TDTT.
2.4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực tự học: đọc và tìm kiếm thông tin về prôtêin, nghe, ghi chép….học sinh tự
mình hoàn thành các nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận thông tin về prôtêin để trả lời các
câu hỏi vận dụng liên quan đến prôtêin.
+ HS thu thập thông tin, quan sát thực tế, tiến hành thí nghiệm.
- Năng lực tư duy sáng tạo: HS tự đặt ra nhiều câu hỏi về chủ đề prôtêin: vai trò của
prôtêin, sự chuyển hóa prôtêin trong cơ thể, bảo vệ các đồ dùng có bản chất prôtêin, đề
xuất được hàm lượng prôtêin phù hợp trong xây dựng khẩu phần ăn.
- Năng lực tự quản lí:
+ Quản lí bản thân: biết làm việc độc lập khi nghiên cứu thông tin.
+ Quản lí nhóm: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực giao tiếp: mạnh dạn trình bày ý kiến của bản thân và của nhóm trước lớp.
- Năng lực hợp tác: biết làm việc cùng nhau trong nhóm để thống nhất rút ra nội dung
kiến thức về prôtêin.
3

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: biết khai thác thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau về prôtêin để báo cáo.
- Năng lực ngôn ngữ: HS diễn đạt được các thuật ngữ khoa học: enzim, liên kết peptit,
chuỗi polipeptit, prôtêin, phản ứng thủy phân….
- Năng lực chuyên biệt: Quan sát, dự đoán, thí nghiệm, tìm mối liên hệ, vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của chủ đề
- Đối tượng dạy học của chủ đề là học sinh.
- Số lượng 24 em - Khối lớp 9.
- Số lớp thực hiện: 1.
- Được triển khai thực hiện trong chương trình môn Sinh học 9
- Thời lượng dạy: 2 tiết.
- Kiến thức trọng tâm gồm: Cấu trúc, tính chất và chức năng của prôtêin – thuộc môn
sinh học 9.
Dự án mà chúng tôi thực hiện là một chủ đề sinh học lớp 9 đồng thời giảng dạy
luôn đối với học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Các em là học sinh lớp 9 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS
được hơn ba năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương
pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy.
4. Ý nghĩa của chủ đề:
- Đối với thực hiện chương trình:
Khi học xong chủ đề này, đến tuần 34 học sinh không cần học lại bài: Prôtêin –
Môn hóa học 9, tránh được việc lặp lại cùng một nội dung kiến thức, chồng chéo kiến
thức.
- Đối với thực tiễn dạy học:
Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức prôtêin
trong hai môn học ( sinh học 9, hóa học 9) là việc làm mang lại hiệu quả tốt. Với
chuỗi các hoạt động dạy học, học liệu sinh động giáo viên chuyển giao các nhiệm vụ
4

học tập cho học sinh một cách logic và liên tục. Điều này đòi hỏi người giáo viên bộ
môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức
các môn học khác để tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó
tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Tích hợp trong giảng dạy giúp gắn kết kiến thức, kỹ năng, thái độ các môn học
với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó yêu thích môn
học hơn và yêu cuộc sống.
- Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập. Học sinh có điều kiện trình bày, trao đổi, thảo luận
và đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung học tập cũng như khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tế đời sống.
Học sinh biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực
tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân hình thành các kỹ năng
sống.
Cụ thể: Đối với chủ đề này khi thực hiện không chỉ giúp các em học sinh nắm
được kiến thức bài học đã đặt ra mà còn hiểu sâu hơn về cấu tạo, tính chất, chức năng
của prôtêin và lấy được các ví dụ minh họa từ đó có ý thức chăm sóc, rèn luyện bảo
vệ bản thân, có chế độ ăn uống hợp lí và chăm sóc, tuyên truyền bảo vệ động vật( đặc
biệt là động vật quí hiếm), bảo vệ môi trường sống.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
+ Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng internet; Máy chiếu projecter)
+ Phần mềm : PowerPoint, Total Video Conveter, ...
- Các tư liệu giảng dạy :
+ Hình 1.1: Cấu trúc prôtêin
+ Hình 1.2: Công thức chung của axit amin
5

+ Hình 1.3: Sự hình thành liên kết peptit
+ Hình 1.4: Các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin
+ Hình 1.5: Bài tập về tính đa dạng, đặc thù của prôtêin
+ Hình 1.6: Biến đổi hóa học thức ăn chứa prôtêin ở dạ dày, ruột non
+ Hình 1.7: Các chức năng của prôtêin
+ Hình 1.8: Cơ thể béo phì, suy dinh dưỡng, khỏe mạnh cân đối.
+ Hình 1.9: Tê giác bị cắt mất sừng
- Mẫu vật : Trứng, cá, thịt nạc, gạo, chuối, lạc, cà chua, bắp cải, lông gà.
- Chuẩn bị dụng cụ hóa chất:
+ Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp ống nghiệm, bật lửa, ống nghiệm, đũa thủy tinh, khay
nhựa, giá đựng ống nghiệm.
+ Hoá chất: Nước cất, lòng trắng trứng, rượu ( cồn).
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

* Bảng mô tả các mức độ nhận thức :
Chuẩn Nội dung
Nhận biết
KT-KN
1. Kiến Trạng thái - Nhận biết
thức.
tự nhiên
được Prôtêin có
trong các cơ thể
sinh vật( động
vật, thực vật,
con người)
Cấu tạo - Nhận biết
hóa học
được
Prôtêin
gồm các nguyên
tố hóa học
chính: C, H, O,
N
- Phân tử có
kích thước, khối
lượng lớn
- Nhận biết
được các thành
phần
của
axitamin.

Thông hiểu

Vận dụng
thấp

- Nêu được
đơn phân và
nguyên
tắc
cấu tạo của
prôtêin

- Biết được
sự
hình
thành liên
kết peptit
trong phân
tử prôtêin.

Vận dụng
cao
- Phân loại
thực
phẩm
cho sẵn vào 2
nhóm: giàu –
ít prôtêin

6

Cấu trúc
không
gian
Tính đa
dạng và
đặc thù

- Nêu được 4
bậc cấu trúc
của prôtêin.

Tính chất
của
prôtêin

- Nêu được 1
số tính chất
của prôtêin:
Sự thủy phân,
sự phân hủy
bởi nhiệt, sự
đông tụ.

Chức
- Nhận biết
năng của được 3 chức
prôtêin
năng chính của
prôtêin:
chức
năng cấu trúc,
xúc tác và điều
hòa quá trình
trao đổi chất.
2.

- Quan sát hình
năng.
ảnh, thí nghiệm
rút ra được nhận
xét về thành
phần cấu trúc,
tính chất và
chức
năng
prôtêin.

3. Thái
độ.

- Giải thích
được tính đa
dạng và đặc
thù
của
prôtêin
do
các yếu tố
nào?

Chứng
minh
được
prôtêin

chất cơ bản
không
thể
thiếu của cơ
thể sống
- Thiết kế thí
nghiệm
để
phát hiện và
chứng minh
tính chất của
prôtêin.
- Hệ thống hóa
kiến thức chủ
đề theo sơ đồ.

- Có ý thức
nghiêm
túc,
cẩn thận trong
thực hành thí
nghiệm.

- Viết được
phương
trình chữ
của phản
ứng thủy
phân
- Vận dụng
kiến thức
chủ đề vào
giải thích
hiện tượng
thực tế.
- Biết cách
sử
dụng
thực phẩm
prôtêin.
- Có hành

- Biết xây
dựng
khẩu
phần ăn hợp
lí.

- Giáo dục
tuyên truyền
để mọi người
nâng cao ý
thức tự giác
7

động cụ thể về bảo vệ
bảo
vệ động vật, môi
động vật và trường.
môi trường

* Phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tư duy thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trò chơi.

* Chủ đề được tiến hành trong 2 tiết - trong khung thời lượng chương
trình sinh học 9.
Tiết 1:
A/ Hoạt động khởi động
Nhiệm vụ học tập 1: Nhận xét chung về trạng thái tự nhiên của prôtêin.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu cấu tạo hóa học của prôtêin.
Nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu cấu trúc không gian của prôtêin.
Nhiệm vụ học tập 4: Tìm hiểu tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
Nhiệm vụ học tập 5: Tìm hiểu phản ứng thủy phân của prôtêin.
Nhiệm vụ học tập 6: Tìm hiểu sự phân hủy bởi nhiệt và sự đông tụ của prôtêin.
Tiết 2:
B/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Nhiệm vụ học tập 7: Tìm hiểu chức năng của prôtêin.
Nhiệm vụ học tập 8: Sử dụng hợp lí prôtêin.
C/ Hoạt động luyện tập.
Nhiệm vụ học tập 9: Luyện tập củng cố kiến thức về prôtêin.
8

D/ Hoạt động vận dụng.
Nhiệm vụ học tập 10:
- Tìm hiểu ứng dụng về prôtêin.
- Vận dụng kiến thức về prôtêin giải thích hiện tượng trong thực tế.
Nhiệm vụ học tập 11(Về nhà )
E/ Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Nhiệm vụ học tập 12: Tìm tòi mở rộng về prôtêin
Nhiệm vụ học tập 13(Về nhà )

* Tiến trình dạy học cụ thể như sau:
A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Nhiệm vụ học tập 1:
a/ Nội dung học tập
- Nhận xét chung về trạng thái tự nhiên của prôtêin.
+ Prôtêin có trong cơ thể động vật như: Trứng, thịt, máu, tóc, sừng….
+ Prôtêin có trong cơ thể thực vật như: Thân, lá, quả, hạt…..
+ Prôtêin có trong cơ thể người.
b/ Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình đều có các thực phẩm chứa gluxit, lipit,
prôtêin, vitamin và muối khoáng. Prôtêin là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất
cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất
nguyên sinh của các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tái tạo thường xuyên
của prôtêin. Chính vì vậy, cơ thể cần một lượng prôtêin bổ sung thông qua chế độ ăn
hàng ngày.
+ Mỗi tế bào trong cơ thể con người có chứa prôtêin. Nó là một phần quan trọng của
da, cơ bắp, các cơ quan, và các tuyến. Prôtêin cũng được tìm thấy trong tất cả các
chất dịch cơ thể, ngoại trừ mật và nước tiểu.

9

Các em hãy đọc bảng thông tin trên và hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi:
1/ Kể tên các thực phẩm thường xuyên sử dụng trong bữa ăn của gia đình em?
2/ Trong những thực phẩm đã kể, thực phẩm nào chứa prôtêin? Hãy phân loại
chúng vào hai nhóm prôtêin động vật, prôtêin thực vật?
3/ Prôtêin có từ đâu?
* Hoạt động của học sinh:
- Cá nhân HS ghi vào vở nhiệm vụ 1: đọc thông tin, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
- Ghi ý kiến của mình vào vở.
- Trình bày ý kiến của mình. Ghi vở.
* Hoạt động của giáo viên:
- Chuyển giao nhiệm vụ 1cho HS và yêu cầu HS ghi vào vở.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Trợ giúp HS khi cần thiết.
- Đáng giá hoạt động của HS khi cần thiết.
c/ Sản phẩm hoạt động
- Vở ghi:
Trạng thái tự nhiên của prôtêin: Prôtêin có trong cơ thể người, động vật, thực vật.
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ học tập 2:
I/ TÌM HIỂU CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN
a/ Nội dung học tập
- Nhận xét chung về cấu tạo hóa học của prôtêin.
+ Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố chính: C, H, O, N( S, P, kim loại chiếm tỉ
lệ nhỏ).
10

+ Thuộc đại phân tử có kích thước, khối lượng lớn.
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân- Đơn phân là các axit amin( α – amino axit).
- Xác định các thành phần của một axit amin.
+ Mỗi axit amin gồm:
-> Nhóm amin ( - NH2)
-> Nhóm cacboxyl( - COOH)
-> C trung tâm và gốc R( H hoặc gốc hiđrôcacbon)
- Tìm hiểu sự hình thành liên kết peptit trong phân tử prôtêin.
+ Khái niệm: Liên kết peptit là liên kết giữa nhóm cacboxyl của axit amin này với
nhóm amin của axit amin kia( CO - NH) và giải phóng một phân tử nước.
b/ Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc thông tin sau:
Prôtêin là hợp chất hữu cơ có kích thước, khối lượng phân tử lớn, gồm 4 nguyên
tố chính: C, H, O, N và 1 lượng nhỏ các nguyên tố khác.
Bảng tỉ lệ Phần trăm các nguyên tố trong phân tử prôtêin:

Các nguyên tố

Tỉ lệ( %)

C

50,6 – 54,4

H

6,5 - 7,3

O

21,5 – 23,5

N

15,0 – 17,6

S

0,3 – 1,5

Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hàng trăm đơn
phân. Có hơn 20 loại đơn phân khác nhau( hơn 20 loại axit amin). Mỗi loại axit amin
có thể gặp nhiều lần trong phân tử prôtêin.

11

Có hơn 20 loại axit amin khác nhau, trong đó đơn giản nhất là Glycine( Gly ):
H2N – CH2 – COOH. Các axit amin khác nhau ở gốc R( Hiđrô hoặc gốc
hiđrôcacbon). Gốc R xác định tính chất hóa lí và chức năng sinh học cho mỗi loại axit
amin.
Các axit amin được nối với nhau bằng liên kết peptit – giữa nhóm cacboxyl và
nhóm amin( CO - NH). Căn cứ vào số axit amin liên kết với nhau mà gọi chúng là di,
tri hay polipeptit. Một hay nhiều chuỗi polipeptit cùng hay khác loại kết hợp với nhau
tạo thành phân tử prôtêin.
Các em quan sát các hình vẽ:
+ Hình 1.1: Cấu trúc prôtêin

+ Hình 1.2: Công thức chung của axit amin

12

+ Hình 1.3: Sự hình thành liên kết peptit giữa hai axit amin.

Hãy hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập 1:

Hãy hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
13

1/ Mỗi axit amin có cấu tạo gồm những thành phần nào?
2/ Nêu khái niệm và sự hình thành liên kết peptit?
* Hoạt động của học sinh:
- Cá nhân HS ghi vào vở nhiệm vụ 2: Đọc thông tin, quan sát hình và trả lời các câu
hỏi.
- Quan sát hình 1.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.
+ Ghi ý kiến trao đổi của nhóm( có thể đúng hoặc sai).
+ Thống nhất báo cáo và trình bày ý kiến của nhóm. Ghi vở
- Cá nhân HS quan sát hình 1.2, hình 1.3 , trả lời câu hỏi.
+ Ghi ý kiến của mình vào vở.
+ Trình bày ý kiến của mình. Ghi vở.
* Hoạt động của giáo viên:
- Chuyển giao nhiệm vụ 2 cho HS, cho thảo luận để rõ nhiệm vụ và yêu cầu HS ghi
vào vở.
- Quan sát, trợ giúp HS làm việc nhóm, hỗ trợ khi cần thiết.
- Theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo và đánh giá sản phẩm hoạt động của nhóm.
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi
- Đánh giá hoạt động cá nhân HS khi cần thiết
- Sử dụng: + hình 1.1 phân tích và nhấn mạnh cấu tạo hóa học của prôtêin.
+ hình 1.2, hình 1.3 phân tích các thành phần chung của một axit amin và
giới thiệu sự hình thành liên kết peptit.
c/ Sản phẩm hoạt động
- Báo cáo hoạt động của nhóm: Phiếu học tập 1
14

- Vở ghi: ( HS ghi nội dung học tập)
Nhiệm vụ học tập 3:
a/ Nội dung học tập
- Tìm hiểu cấu trúc không gian của prôtêin.
+ Prôtêin có cấu trúc không gian gồm 4 bậc.
+ Đặc điểm các bậc cấu trúc: Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong
chuỗi axit amin( dạng nguyên liệu cấu trúc cơ bản) . Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin
tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của
15

prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. Cấu
trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng
loại hay khác loại kết hợp với nhau( Cấu trúc bậc 3, 4: Dạng chức năng, giúp prôtêin
thực hiện được chức năng của nó).
b/ Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Quan sát hình 1.4: Các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin.

Hãy hoạt động cá nhân, hoàn thành đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau( Chọn trong số các từ hoặc cụm
từ: vòng xoắn lò xo, cùng loại, trình tự sắp xếp, đặc trưng, khác loại, không gian ba
chiều, hai hoặc nhiều chuỗi):
Cấu trúc bậc 1 là ……………… các axit amin trong chuỗi axit amin. Cấu trúc
bậc 2 là chuỗi axit amin tạo các ……………… đều đặn. Cấu trúc bậc 3 là hình dạng
……………… của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu ………………
cho từng loại prôtêin. Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm

16