Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Thu hứng ngữ văn lớp 12

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 7 tháng 2 2020 lúc 14:05:05


Mục lục
* * * * *

GHI NHỚ

- Bài thơ Thu hứng được sáng tác bởi Đỗ Phủ.

- Thu hứng là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt đến trình độ mẫu mực.

Câu 1

Bài thơ có thể chia thành 2 phần: 4 câu đầu thiên về tả cảnh, 4 câu sau thiên về tả tình:

- 4 câu đầu: tả cảnh mùa thu ảm đạm và hiu hắt.

- 4 câu sau: miêu tả nỗi nhớ quê hương và nỗi niềm "dân nước".

Câu 2

- Sự thay đổi điểm nhìn: 4 câu đầu, cảnh được nhìn bao quát, rộng và xa. 4 câu sau, điểm nhìn được thu hẹp lại, gần hơn.

- Có sự thay đổi điểm nhìn từ xa tới gần, từ bao quát đến cụ thể như trên vì nó phù hợp hơn với mạch vận động của tứ thơ và cũng phù hợp hơn với mạch vận động của tình cảm, cảm xúc.

Câu 3

- Mối quan hệ giữa 4 câu đầu và 4 câu cuối: bốn câu đầu tả cảnh thu ở không gian rộng, bốn câu sau miêu tả cảnh thu ở không gian hẹp. 2 cảnh góp phần tạo nên bức tranh thu trầm hùng mà bi tráng. Đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ trong sự vận hành của tứ thơ: đi từ cảnh tới tình, tình đan cài trong cảnh.

- Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng: Toàn bài thơ đều nhằm truyền tải tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu. Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng hàm ẩn trong đó là nỗi u uất của lòng thi nhân, bốn câu sau tâm sự của thi nhân lại thấm đẫm vào cảnh, từ tình mà cảm cảnh tạo nên hai hình ảnh gợi buồn đến ám ảnh.

=> Bởi vậy mà nhan đề vừa gợi tình vừa gợi cảnh.


Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 5:54:12 | Lượt xem: 367

Các bài học liên quan