Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ ADN (SINH 9)

4fcd5d42663b100b96dbb3afd1484e5c
Gửi bởi: Thành Đạt 27 tháng 9 2020 lúc 13:20:08 | Được cập nhật: hôm kia lúc 20:23:22 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1805 | Lượt Download: 132 | File size: 0.047054 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ/CHUYÊN ĐỀ

Tên chủ đề: ADN

Số tiết: 03 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được thành phần hoá học, tính đặc thù và đa dạng của ADN.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn , F. Crick.

- Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn

- Nêu được bản chất hóa học và chức năng của gen

- Giải được một số dạng bài tập phần ADN

2. Kỹ năng:

- Tìm tòi, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thảo luận nhóm.

- Biết quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn tháo tác lắp ráp mô hình ADN.

- Kĩ năng giải bài tập về ADN.

3. Thái độ:

Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Yêu thích bộ môn

4. Năng lực cần phát triển:

- Năng lực quan sát, mô tả cấu trúc không gian và quá trình nhân đôi của ADN.

- Năng lực thực hành tháo lắp mô hình ADN.

- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu để rút ra được kết luận.

- Phát hiện, nêu tình huống có vấn đề và giải quyết tình huống trong quá trình học.

- Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi, bài tập về ADN; vận dụng kiến thức về AND trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

- Tranh phóng to: H15, H16 (hoặc máy chiếu, máy tính có mô hình ADN và Video về quá trình nhân đôi ADN)

- Mô hình ADN (đã được lắp ráp hoàn chỉnh)

- Cấu trúc mô hình ADN (đã tháo rời tương ứng với số lượng các nhóm HS)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Tìm hiểu cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian và quá trình nhân đôi của ADN.

- Sách giáo khoa, bài soạn.

III. Hoạt động dạy

Thời lượng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

5 phút

Hoạt động 1: Mở đầu

(hoạt động khởi động)

- Kiểm tra bài cũ

- Đặt vấn đề để chuyển nội dung chuyên đề mới.

Mục tiêu HĐ1: Khởi động vào bài mới

- Trả lời câu hỏi GV

- Lắng nghe, có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới

75 phút

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1. Tìm hiểu ADN. (20’)

- GV treo H.15 yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:

? Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của phân tử ADN?

*? Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

*? Tính đa dạng và đặc thù của AND đã tạo nên điều gì?

*?Trong giao tử, hợp tử thì hàm lượng ADN có gì thay đổi không? Nguyên nhân do đâu?

2. Tìm hiểu cấu trúc không gian của AND. ( 20’)

- GV yêu cầu HS quan sát mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN

? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND?

- GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện lệnh /SGK46

*? Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?

* ? Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở những điểm nào?

3. Tìm hiểu cơ chế tự nhân đôi của AND. (15’)

- GV: Cho HS q/s video về quá trình nhân đôi của ADN (hoặc q/s H16) -> Y/C HS thảo luận:

? Đặc tính quan trọng của AND là gì?

? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?

? Nêu hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi?

? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN?

? Các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp

? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN diễn ra như thế nào?

*? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?

*? Quá trình nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc nào?

- GV: Nhấn mạnh sự tự nhân đôi là đặc tính quan trọng chỉ có ở ADN.

4.Tìm hiểu bản chất hoá học của gen (10’)

? Gen là gì?

- GV: Thông báo khái niệm về gen

+ Thời Menđen: quy định tính trạng cơ thể là các nhân tố di truyền.

+ Moocgan: nhân tố di truyền là gen nằm trên NST, các gen xếp theo chiều dọc của NST và di truyền cùng nhau.

+ Quan điểm hiện đại: gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng DT xác định. Mỗi gen thường có khoảng 600 – 1500 cặp nu có trình tự xác định.

? Bản chất hoá học của gen là gì? Nêu chức năng của gen.

5. Tìm hiểu chức năng của ADN. (10’)

- GV: Cho HS tìm hiểu thông tin ở SGK

? ADN thực hiện những chức năng gì?

- GV: Phân tích và chốt lại 2 chức năng của ADN.

- GV nhấn mạnh: sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới nhân đôi NST phân bào sinh sản của sinh vật.

H: Ghi nhớ kiến thức

Mục tiêu HĐ 2:

+ Nêu được cấu tạo của ADN; Mô tả cấu trúc không gian của ADN.

+ Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? Bản chất hóa học và chức năng của gen.

+ Rèn tháo tác lắp ráp mô hình ADN

- HS q/s H15, đọc thông tin và trả lời, các em khác nhận xét bổ sung

- Tính đặc thù: do số lượng, thành phần, trật tự các loại nu

- Tính đa dạng: do trật tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu sẽ tạo ra vô số phân ADN.

- Tính đa dạng và đặc thù của AND là cơ sở cho tính đa dạng, đặc thù của sinh vật.

- HS: Dựa vào mô hình để mô tả, xác định chu kì xoắn; xác định số lượng nu, khối lượng và chiều dài; Xác định trình tự các đơn phân trên đoạn mạch …

TL: + Nếu biết trình tự của các nucleotit trên 1 mạch thì sẽ xác định được trình tự các nucleotit trên mạch còn lại.

+ Tỉ lệ các loại nu của ADN :

A = T; G = X

A + G = T + X

=> (A+G) : (T+X)=1

-> Tỉ lệ A+T/G+X đặc trưng cho loài.

TL: Tính đặc trưng thể hiện:

+ Đặc trưng về cấu trúc (số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotit)

+ Đặc trưng về hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

+ Đặc trưng về tỉ lệ

HS: q/s cơ chế tự nhân đôi của ADN

HS thảo luận:

- Nêu được đặc tính tự nhân đôi của ADN: Diễn ra trong nhân tb, tại các NST ở kì trung gian, đang ở dạng sợi mảnh

- HS nêu được: Quá trình nhân đôi diễn ra trên 2 mạch. ADN tháo xoắn, tách mạch và các nu trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nu tự do ở môi trường nội bào 2 mạch mới ngược chiều nhau

- HS nhận ra là 2 mạch này tổng hợp ngược chiều nhau

- HS tìm hiểu thông tin ở SGK trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét bổ sung

- HS thu thập thông tin trả lời và nêu được :

+ Lưu giữ thông tin di truyền

+ Truyền đạt thông tin di truyền

1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN

- Là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- Thuộc loại đại phân tử, có kích thước, khối lượng lớn

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là nuclêtic cấu tạo nên.

Có 4 loại nu : A, T, G, X

- Tính đặc thù của phân tử ADN: Do số lượng và thành phần, đặc biệt là sự sắp xếp của các loại nuclêôtit

-Tính đa dạng: do trật tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu sẽ tạo ra vô số phân AND.

2. Cấu trúc không gian AND

- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song và quấn quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải tạo nên các chu kì xoắn.

- Mỗi chu kì xoắn gồm: + 10 cặp nuclêôtit

+ Cao 34Ao -> 1 nu dài 3,4A0.

+ Khối lượng 1 nu = 300 đvc

+ Đường kính vòng xoắn 20 Ao

- Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành cặp theo NTBS:

+ A liên kết với T bởi 2 lk hiđrô.

+ G liên kết với X bởi 3 lk hiđrô.

=> Số liên kết H = 2A + 3G

3. Cơ chế tự nhân đôi của AND

- Quá trình tự nhân đôi diễn ra tại NST ở kì trung gian, trên 2 mạch của phân tử ADN theo chiều ngược nhau.

- Quá trình tự nhân đôi như sau:

+ Quá trình nhân dôi diễn ra trên 2 mạch. ADN tháo xoắn, tách mạch và các nu trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nu tự do ở môi trường mội bào 2 mạch mới ngược chiều nhau

- Kết quả: Tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ

- Nguyên tăc tổng hợp:

+ NTBS

+ Nguyên tắc bán bảo toàn.

4. Bản chất hoá học của gen

- Gen: là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.

- Bản chất hoá học của gen là ADN.

- Gen có nhiều loại: gen cấu trúc, gen điều hòa, gen xúc tác … mỗi gen thực hiện một chức năng.

VD: Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.

5. Chức năng của ADN

- Lưu giữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc protein)

- Truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể nhờ khả năng tự nhân đôi.

25 phút

Hoạt động 3: Luyện tập :Thực hành quan sát, lắp mô hình ADN

- GV cho q/sát mô hình cấu trúc không gian hoàn chỉnh của ADN để HS quan sát và từ đó HS trình bày được các đặc điểm sau:

+ Vị trí tương đối của 2 mạch

+ Xác định chiều cao của chu kì xoắn, đường kính.

+ Số cặp nu trong mỗi vòng xoắn

+ Các loại nu nào liên kết với nhau thành cặp?

+ Ở vị trí nào là lk hidro? ở vị trí nào là lk cộng hóa trị?

+ Nhận xét về tương quan số lượng giữa các nu.

- Sau khi HS quan sát thật kĩ mô hình ADN rồi yêu cầu các nhóm lắp ráp lại mô hình.

- GV y/c nhóm cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp ráp.

Mục tiêu HĐ 3: Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN; Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.

- HS quan sát mô hình rút ra kiến thức:

+ Gồm 2 mạch song song, xoắn đều.

+ Chiều cao 34A0, đường kính 20A0.

+ Mỗi chu kì gồm 10 cặp nu -> 1nu dài 3,4A0.

+ Các nu giữa 2 mạch lk bằng lk hidro =>H=2+3G.

Các nu trên cùng 1 mạch lk bằng lk cộng hóa trị.

+ Số nu: A=T; G=X

- HS biết cách lắp mô hình không gian ADN; Biết lựa chọn từng cặp theo NTBS

6. Thực hành quan sát, lắp mô hình ADN

25 phút

Hoạt động 4: Luyện tập củng cố

- GV cho HS hoạt động nhóm (5 phút): hoàn thành phiếu học tập (phụ lục 1) hoặc thiết kế trò chơi có sử dụng gói câu hỏi trắc nghiệm này.

- GV y/c HS vận dụng kiến thức vừa học, làm bài tập sau:

BT1: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: -A-T-G-X-T-A-G-T-X-G-G-T-A-A-

Hãy xác định:

a) Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ 2.

b) Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn gen này.

c) Số chu kì xoắn, chiều dài của gen.

d) Số liên kết hiđrô của đoạn gen này.

BT2*: Một gen có tổng số 3000 nuclêôtit, A = 30% số nuclêôtit của gen. Gen nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a) Số phân tử ADN được tạo ra.

b) Số nuclêôtit môi trường phải cung cấp cho gen nhân đôi.

c) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.

Mục tiêu HĐ 6: Củng cố kiến thức về ADN

- HS thảo luận nhóm và chọn đáp án đúng.

- HS thảo luận nhóm BT1, BT2.

- Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng chữa 1 phần -> nhóm khác nhận xét.

- HS vận dụng kiến thức vừa học tùy theo mức độ và năng lực HS

5 phút

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

- GV hướng dẫn HS giải BT4* (vận dụng cao)

- GV hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài mới.

Mục tiêu HĐ 5: Hướng dẫn HS tự học ở nhà và tìm hiểu thêm các thông tin: Mối quan hệ giữa gen và ARN, tính trạng.

Phụ lục 1: Phiếu học tập

Chọn một phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau:

1. Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

    A. C, H, O, Na, S; B. C, H, O, N, P;

    C. C, H, O, P;    D. C, H, N, P, Mg.

2. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:

    A. 20 cặp nuclêôtit;     B. 20 nuclêôtit;

    C. 10 nuclêôtit;     D. 30 nuclêôtit.

3. Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra ở:

A. Bên ngoài tế bào; B. Chất tế bào;

C. Trong nhân tế bào; D. Trên màng tế bào.

4. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian; B. Kì đầu;

C. Kì giữa; D. Kì sau và kì cuối.

5. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ;

B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ;

C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ;

D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.

6. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng:

A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào;

B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể;

C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể;

D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

Mức độ

Câu hỏi – Bài tập

Nhận biết

1. Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN.

2. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN.

3. Đặc tính quan trọng của AND là gì?

4. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?

5. Bản chất hoá học của gen là gì? Nêu chức năng của gen.

6. Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

   A. C, H, O, Na, S; B. C, H, O, N, P;

   C. C, H, O, P;    D. C, H, N, P, Mg.

7. Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:

   A. 20 cặp nuclêôtit;     B. 20 nuclêôtit;

   C. 10 nuclêôtit;     D. 30 nuclêôtit.

8. Quá trình tự nhân đôi ADN xảy ra ở:

A. Bên ngoài tế bào; B. Chất tế bào;

C. Trong nhân tế bào; D. Trên màng tế bào.

9. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

A. Kì trung gian; B. Kì đầu;

C. Kì giữa; D. Kì sau và kì cuối.

10. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ;

B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ;

C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ;

D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ.

11. ADN nhân đôi trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng:

A. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào;

B. Chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể;

C. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể;

D. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

Thông hiểu

1. Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung.

2. Nêu hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi.

3. Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN?

4. Các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?

5. Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN diễn ra như thế nào?

6. Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?

7. ADN thực hiện những chức năng gì?

Vận dụng thấp

1. Tính đặc trưng của ADN thể hiện ở những điểm nào?

2. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?

3. Tính đa dạng và đặc thù của ADN đã tạo nên điều gì?

4. Trong giao tử, hợp tử thì hàm lượng ADN có gì thay đổi không? Nguyên nhân do đâu?

Vận dụng cao

1. Vì sao ADN nhân đôi lại tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ?

2. Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

-A-T-G-X-T-A-G-T-X-G-G-T-A-A-

Hãy xác định:

a) Trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch thứ 2.

  1. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn gen này.

c) Số chu kì xoắn, chiều dài, khối lượng của gen.

d) Số liên kết hiđrô của đoạn gen này.

3*. Một gen có tổng số 3000 nuclêôtit, số nuclêôtit loại A = 30% số nuclêôtit của gen. Gen nhân đôi 5 lần. Hãy xác định:

a) Số phân tử ADN được tạo ra.

b) Số nuclêôtit môi trường phải cung cấp cho gen nhân đôi.

c) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.

4*. Giả sử một phân tử ADN có số nuclêôtit lần lược là: A1=50; G1=100; A2=150; G2=200. Hãy tính số nuclêôtit còn lại của phân tử ADN.